Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 3

I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: -Củng cố kĩ năng đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.

 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

 - Làm quen các số đến lớp tỉ.

 - Luyện tập về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu.

 - HS đưa kiến thức đã học vào trong thực tiễn, ý thức học tập tốt.

II.Đồ dùng dạy- học:

 -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3.

 -Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4.

 -Lược đồ Việt Nam trong bài tập 5, phóng to nếu có điều kiện.

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
§11 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 - Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.(Dành cho HS khá, giỏi)
 - GD: HS vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, có ý thức học tốt toán. 
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV: Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu), SGK
 HS: SGK, bảng con, phấn, vở, ...
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tr 13 
 - Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp 
 -GV vừa viết vào bảng vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Gọi HS lên bảng viết số trên.
 -Gọi HS đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
 +Đọc từ trái sang phải. 
 +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.GV nhận xét 
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV gọi HS đọc số.
Bài 2
 -Nêu yêu cầu bài tập
-GV viết các số lên bảng, chỉ định HS đọc số.
Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số, yêu cầu HS viết số 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( Dành cho HS khá, giỏi)
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
 -GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất).
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV gọi HS nêu lại kiến thức đã học trên
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập trên và chuẩn bị bài sau: Luyện tập tr 16 .
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào giấy nháp.
-Một số HS đọc , cả lớp nhận xét đúng/ sai.
-HS thực hiện tách số thành các lớp 
-HS đọc 
-Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào vở nháp
-HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
-Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
- HS đọc số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
-3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
a,10 250 214 ; b, 253 564 888 ; c, 400 036 105,
d, 700 000 231
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm bài.
-3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Số trường ít nhất là Trung học phổ thông, có số trường nhiều nhất là tiểu học.
-Bậc học có số HS nhiều nhất là Tiểu học, có số HS ít nhất là Trung học phổ thông.
-Bậc học có số GV nhiều nhất là Tiểu học, có số GV ít nhất là Trung học phổ thông.
-2 HS nêu
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§12 LUYỆN TẬP
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 - Củng cố về đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Bước đầu nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số .
 - HS có ý thức tốt trong học tập, biết vận dụng trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV - Bảng viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3; SGK
 HS – SGK, vở, bảng con, ... 
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước; GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -Trong giờ học toán này các em sẽ luyện tập về đọc, viết số, thứ tự số các số có nhiều chữ số.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 * Củng cố về viết, đọc các số và cấu tạo hàng, lớp của số 
Bài 1: GV treo bảng kẻ sẵn BT 
 -GV lần lượt gọi HS viết, đọc các số trong bài tập
 -GV nhận xét, ghi điểm
Bài 2:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu 
 -Gọi HS đọc số trước lớp, GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số. Ví dụ:
 +Nêu các chữ số ở từng hàng của số 
32640507 ?
 +Số 8500658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? 
 Bài 3: ( a, b, c)
 - GV lần lượt đọc các số 
 - GV nhận xét phần viết số của HS.
a, Sáu trăm mười ba triệu.
b, một trăn ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn.
c, Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăn linh ba.
 * Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp 
Bài 4:( a, b)
 -GV viết lên bảng 
 -GV hỏi: Trong số 715638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào ?
 -Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715638 là bao nhiêu ?
 -Giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu ? Vì sao ?
 4.Củng cố- Dặn dò:-Ta vừa củng cố những kiến thức nào?
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập trênvà chuẩn bị bài sau: Luyện tập tr 17
-2 HS lên bảng viết số, HS viết ở bảng con và nhận xét
-HS nghe.
- HS viết, đọc số; HS khác nhận xét.
- Một HS đọc 
- HS đọc, nhận xét 
+Số 32 640 507 gồm 3 chục triệu, 2 triệu, 6 trăm nghìn, 4 chục nghìn 5 trăm, 7 đơn vị.
+Số 8500658 gồm 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 trăm, 5 chục, 8 đơn vị 
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở. 
a, 613 000 000 ; 
b, 131 405 000; 
c, 512 326 103.
-HS theo dõi và đọc.
-Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
-Là 5000 
-Là 500000 vì chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn.
- Đọc, viết, nêu giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§13 LUYỆN TẬP
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: -Củng cố kĩ năng đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 - Làm quen các số đến lớp tỉ.
 - Luyện tập về bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu.
 - HS đưa kiến thức đã học vào trong thực tiễn, ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3.
 -Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4.
 -Lược đồ Việt Nam trong bài tập 5, phóng to nếu có điều kiện.
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi HS lên bảng làm các bài tập 3 của tiết luyện tập tr16, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với tỉ.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV viết các số, yêu cầu HS vừa đọc, vừa nêu giá trị của chữ số 3, trong mỗi số sau: a, 35 627 449 ; b, 123 456 789; c, 82 175 263; .d, 850 003 200.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2( a, b)
 -GV : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự viết số.
a, 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn,3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị
b, 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3( a)
 -GV treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì ? -Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê.
 -GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. 
 Bài 4 (Giới thiệu lớp tỉ)
 -GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu ?
 -GV thống nhất cách viết đúng là: 1000000000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ.
 -GV: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 
10 tỉ ?
 -GV thống nhất cách viết đúng, sau đó cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
 -3 tỉ là mấy nghìn triệu ? (Có thể hỏi thêm các trường hợp khác)
 -10 tỉ là mấy nghìn triệu ?
 -GV hỏi: Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -GV viết lên bảng số 315000000000 và hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu ?
 -Vậy là bao nhiêu tỉ ?
 -Nếu còn thời gian, GV có thể viết các số khác có đến hàng trăm tỉ và yêu cầu HS đọc.
 Bài 5( Dành cho HS khá, giỏi)
 -GV giới thiệu trên lượt đồ có các tỉnh, thành phố, số ghi bên cạnh tên tỉnh, thành phố là số dân của tỉnh, thành phố đó. Ví dụ số dân của Hà Nội là ba triệu bảy nghìn dân (3007000).
 -GV yêu cầu HS chỉ tên các tỉnh, thành phố trên lược đồ và nêu số dân của tỉnh, thành phố đó.
 -GV nhận xét.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, về nhà làm lại bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: Dãy số tự nhiên.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-HS làm việc theo cặp, sau đó một số HS đọc, nêu giá trị chữ số 3 trước lớp.
-Yêu cầu chúng ta viết số.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào bảng con, nhận xét; 
a, 5 760 342.
b, 5 706 342
-Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999.
-HS tiếp nối nhau nêu.
a)Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ ; Nước có dân ít nhất là Lào.
-3 đến 4 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-HS đọc số: 1 tỉ.
-Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-3 đến 4 HS lên bảng viết.
-3 tỉ là 3000 triệu.
-10 tỉ là 10000 triệu.
-10 tỉ có 11 chữ số, trong đó có 1 chữ số 1 và 10 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-Là ba trăm mười lăm nghìn triệu.
-Là ba trăm mười lăm tỉ.
-HS quan sát lược đồ.
-HS nghe GV hướng dẫn.
-HS làm việc theo cặp, sau đó một số HS nêu trước lớp.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§14 DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục đích, yêu cầu Giúp HS: 
 - Bước đầu nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
 - Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 - HS luôn có ý học tốt toán, biết vận dụng vào trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV: -Vẽ sẵn tia số như SGK lên bảng , SGK
 HS: -SGK, bảng con, vở,... 
III. Hoạt động dạy
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS viết bảng con các số : 180 000 000; 910 008 205; 218 642 000 
- Gọi HS đọc số trên.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
b. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: 
 - Em hãy kể một vài số đã học. 
 - Các số 5, 8, 10, 11, 35, 237,...được gọi là các số tự nhiên.
- GV: viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 ?
- Dãy số trên là dãy các số gì? Được sắp xếp theo tứ tự nào ?
- GV kết luận: 
- GV treo bảng phụ có ghi 4 dãy số và yêu cầu HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên.
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
- GV nhận xét chung.
- GV cho HS quan sát tia số và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên.
- Điểm gốc của tia số ứng với số nào ?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì ?
- Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào ?
- Cuối tia số có dấu gì ? Thể hiện điều gì ?
- GV cho HS vẽ tia số. Nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau.
c. Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- GV yêu cầu HS nhắc lại dãy số tự nhiện. 
- Khi thêm 1 đơn vị vào bất kì số nào ta được số tự nhiên liền sau.
- Nêu số tự nhiên bé nhất, số tự nhiên lớn nhất.
 + Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất. 
- Ví dụ bớt 1 ở bất kì số nào khác 0 thì ta được số tự nhiên liền trước.
- Trong dãy số tự nhiên hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
d. Luyện tập, thực hành :
* Bài 1: .
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét bảng con.
* Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
- Hỏi : Số liền trước số 10 000 là bao nhiêu ? Vì sao em có kết quả là 9 999
- GV nhận xét.
 * Bài 3 : 
 - Gọi HS đọc đề bài, HS làm vào vở
 - GV gọi HS nhận xét bài,cho điểm HS.
- Đáp án a, 4; 5; 6. d, 9; 10; 11.
 b, 86; 87; 88. e, 99; 100; 101.
 c,896;897;988; g, 9998;9999; 10000.
 * Bài 4 : (a) (a, b, c, dành cho HS khá, giỏi)
- GV phát phiếu có ghi sẵn BT4 và yêu cầu nhận xét rõ đặc điểm của mỗi dãy số.
- GV nhận xét, kết luận, ghi điểm
3.Củng cố, dặn dò:
- Trong dãy số tự nhiên hai số liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị ?
- GV tổng kết giờ học
- Về nhà làm bài tập đầy đủ ở SGK tr19
-Chuẩn bị bài :Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. 
- HS viết bảng con. 
- HS đọc .
- Bạn nhận xét.
- HS nghe.
- 3 HS kể. Ví dụ: 5, 8, 10, 11, 35, 237, 
- 2 HS lần lượt đọc.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ....
- là dãy số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS quan sát từng dãy số và trả lời.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ...là dãy số tự nhiên
- HS khác nêu nhận xét.
- HS quan sát tia số.
- Số 0.
- Ứng với một số tự nhiên.
- Số bé đứng trước, số lớn đứng sau.
- Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
- HS lên vẽ.
- 1 HS nêu.
- Trả lời câu hỏi .
- là số 0; không có số tự nhiên lớn nhất
- HS nghe và nhắc lại đặc điểm.
- 3 HS nêu.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 đơn vị
- HS đọc đề bài.
- Ta lấy số đó cộng thêm 1.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp viết vào bảng con.
- Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
- Ta lấy số đó trừ đi 1.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- HS nêu.
- 1 HS đọc, cả lớp làm vào vở chấm và nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu rõ quy luật của dãy số và kết quả
a. Dãy số cách đều liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị: 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.
b. Dãy các số chẵn ( hơn kém nhau 2 đơn vị): 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20.
c. Dãy các số lẻ ( hơn kém nhau 2 đơn vị): 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.
- HS nêu: 
+ 1 đơn vị
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Bổ sung 
§15 VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
 - Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản).
 - HS biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân 
 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 - HS có ý thức trong học tập, đưa kiến thức vào trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 , SGK
 HS - SGK, vở, bút, ...
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tr19, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .
 b.Nội dung: 
 * Đặc điểm của hệ thập phân:
 -GV viết :
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
 -Qua bài tập trên bạn cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
 -GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
 -Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
 - Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
 -Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
 -GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 3.Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
 -GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
 Bài 2:
 -GV viết số 387 và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .
 -GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 3:( HS khá, giỏi làm cả bài)
 - Bài tập yêu cầu gì ?
 -Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
 -GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ?
 -GV yêu cầu HS làm bài .
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng điền.
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
-Vài HS nhắc lại kết luận.
-Có10 chữ số. Đó là các số :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
-HS nghe GV đọc số và viết theo .
-1 HS lên bảng viết.Cả lớp viết vào giấy nháp.
(999, 2005, 665402793)
-9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm .
-HS lặp lại .
-HS cả lớp làm bài vào vở nháp .
-Kiểm tra bài.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở
 387 = 300 + 80 + 7
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp nhận xét
-Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng 
-Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
-Trong số 45 , giá trị của chữ số 5 là 5 đvị , vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị.
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
Số
45
57
561
5824
5824769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
 -GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên..
-HS cả lớp.
-HS cả lớp.
Bổ sung 

File đính kèm:

  • doctoan 4_t3.doc