Giáo án môn Toán lớp 2 - Tiết 96: Bảng nhân 3
- Tính: 2 cm x 8 = 2 kg x 6 =
2 cm x 5 = 2 kg x 3 =
- Nhận xét.
GV giới thiệu- Ghi đầu bài.
- Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi có mấy chấm tròn?
+ Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân
3 x 1 = 3 ( ghi bảng )
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên
Thứ hai, ngày 19 tháng 1 năm 2015 BUỔI SÁNG CHÀO CỜ ************************************************ TOÁN Tiết 96: BẢNG NHÂN 3 I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Lập bảng nhân 3 ( BT1 ) - Nhớ được bảng nhân 3. - Biết giải bài toán có 1 phép nhân( trong bảng nhân 3) ( BT2) - Biết đếm thêm 3.(BT3) 2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích học môn Toán. Tính toán , đúng , nhanh, chính xác, trình bày bài đẹp. II- ĐỒ DÙNG: Giáo viên: Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn như SGK . Bảng nhân 3. Học sinh: Bút, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 5’ 1’ 12’ 5’ 8’ 8’ 4’ 1’ A. Ôn định tổ chức: B. Bài cũ: C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3. * Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên để có bảng nhân 3. 3 . Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm Bài 2: Bài 3: D. Củng cố E. Dặn dò: - Tính: 2 cm x 8 = 2 kg x 6 = 2 cm x 5 = 2 kg x 3 = - Nhận xét. GV giới thiệu- Ghi đầu bài. - Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi có mấy chấm tròn? + Ba chấm tròn được lấy mấy lần? + 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 3 x 1 = 3 ( ghi bảng ) - Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn. + Vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần? + 3 nhân 2 bằng mấy? - YC HS đọc phép nhân này. * Lập bảng nhân 3. 3 x 1 = 3 3 x 6 = 18 3 x 2 = 6 3 x 7 = 21 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24 3 x 4 = 12 3 x 9 = 27 3 x 5 = 15 3 x 10 = 30 GV chỉ vào bảng và nói : Đây là bảng nhân 3. + Các phép tính nhân trong bảng đều có thừa số thứ nhất ntn? Thừa số thứ 2 ntn? - 2 tích liền nhau ntn? - YC HS đọc thuộc bảng nhân. - Cho HS học thuộc bảng nhân 3 bằng nhiều hình thức.Thi đọc thuộc. - GV chữa bài. GV nói : Đây chính là bảng nhân 3. - Gọi HS đọc đề bài. + 1 nhóm có mấy HS ? + Có mấy nhóm? + Để biết có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì? - YC HS tóm tắt và làm bài vào vở. - Chốt lời giải đúng. GV : Đây là loại toán đi tìm tích khi biết 2 thừa số . - Đếm thêm 3 rồi viết tiếp số thích hợp vào ô trống: + Bài toán YC gì? + Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? + Tếp sau số 3 là số nào? +3 cộng thêm mấy thì bằng 6? + Tiếp sau số 6 là số nào? - YC HS tự làm, sau đó đọc xuôi đọc ngược dãy số này. 3 6 9 21 30 - Hát. - 2 HS lên bảng. - Lớp viết nháp. - HS nghe - Ghi bài. - Có 3 chấm tròn. - 3 chấm tròn được lấy 1 lần - 3 được lấy 1 lần. Đọc : 3 nhân 1 bằng 3 - QS thao tác của GV. - 3 chấm tròn được lấy 2 lần. - 3 nhân 2 bằng 6. - Ba nhân 2 bằng sáu. - HS lập theo nhóm 4, nhóm nào nhanh dán bài lên bảng. - Đều là 3. - Từ 1 đến 10. - Hơn kém nhau 3 đơn vị - Lớp đọc ĐT – CN - HS đọc thuộc . - Cá nhân thi. - 1 HS đọc YC. Cả lớp làm. - Nối tiếp nhau đọc KQ. - 1 HS đọc. - 3 HS. - Có 10 nhóm. - Ta làm phép tính nhân 3 x 10. - Cả lớp làm bài, 1 HS chữa bài ttrên bảng. - HSTL - Là số 3 - Là số 6 - 3 cộng thêm 3 bằng 6 - Số 9. - Nghe giảng. Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3. - HS làm bài. - Vài HS đọc.
File đính kèm:
- Toan_Bang_nhan_3.doc