Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài: Phép cộng trong phạm vi 9

* HOẠT ĐỘNG 4: Thực hành trải nghiệm

+Mục tiêu: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn.

* Cơ hội phát triển các phẩm chất:

- Ham học toán, rèn luyện tính cẩn thận,.( chăm chỉ)

- Tích cực tham gia trao đổi với bạn ( trách nhiệm)

 * Cơ hội phát triển năng lực:

- Tự tin, nhanh nhẹn; Nhận ra những sai sót để điều chỉnh kết quả học tập ( giải quyết vấn đề Toán học)

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện học tập để trình bày kết quả phép cộng trong phạm vi 9.( sử dụng công cụ- phương tiện toán học)

- Đưa ra tình huống như sau:

+ Tính huống 1: Số?

- Cho học sinh thực hành cá nhân vào bảng con.

- 7 Học sinh lên phía trên và mời thêm 2 bạn nữa. Vậy có tất cả bao nhiêu bạn? Các em hãy viết phép tính vào bảng con.

- Chú ý cách trình bày bảng con, nhận xét.

+ Tình huống 2

- Hãy nhận xét trong lớp có những đồ vật gì cộng lại với nhau được 9 và ghi phép cộng trên bảng con.

- Nhận xét cách bạn trình bày.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài: Phép cộng trong phạm vi 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA
CHỦ ĐỀ: SỐ VÀ PHÉP TÍNH
BÀI: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
 Thời lượng: 1 tiết
I. Mục tiêu:
 * Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được phép cộng trong phạm vi 9.
- Biết đọc, viết được phép tính liên quan phép cộng trong phạm vi 9.
- Biết đặt và trả lời được câu hỏi liên quan đến các phép tính cộng trong phạm vi 9.
* Cơ hội phát triển các phẩm chất:
- Ham học toán, rèn luyện tính cẩn thận.( chăm chỉ)
- Tự hoàn thành bài tập, tích cực tham gia trao đổi với bạn ( trách nhiệm) 
 * Cơ hội phát triển năng lực:
- Tự tin hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhanh nhẹn cho học sinh; Nhận ra những sai sót để điều chỉnh kết quả học tập ( giải quyết vấn đề Toán học) 
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện học tập để trình bày kết quả phép cộng trong phạm vi 9.( sử dụng công cụ- phương tiện toán học)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Que tính, tranh ảnh, Phiếu học tập . 
- HS: Que tính, SGK, VBT, bút chì, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
 Mong đợi của học sinh 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành trên que tính để thành lập bảng cộng trong phạm vi 9
+Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.
*Góp phần hình thành:
- Phẩm chất: 
- Ham học toán, rèn luyện tính cẩn thận.( chăm chỉ)
 * Cơ hội phát triển năng lực:
- Tự tin hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhanh nhẹn cho học sinh; ( giải quyết vấn đề Toán học)
 - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện học tập ( sử dụng công cụ- phương tiện toán học)
+Cách tiến hành :
- Yêu cầu học sinh lấy 8 que tính rồi lấy thêm 1 que tính nữa.
- Hỏi: Em lấy được tất cả mấy que tính? 
- Nhận xét.
- Các em có tất cả là 9 que tính, từ 9 que tính em hãy thực hiện bằng các cách cộng khác nhau để được bằng 9.
- Hướng dẫn HS lập bảng cộng
- Để HS ghi nhớ bảng cộng, GV có thể che hoặc xoá từng phần rồi toàn bộ phép tính, tổ chức cho HS học thuộc.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành cộng trong phạm vi 9 
+Mục tiêu: Làm được phép tính cộng trong phạm vi 9.
* Cơ hội phát triển các phẩm chất:
- Ham học toán, rèn luyện tính cẩn thận ( chăm chỉ)
- Tự hoàn thành bài tập ( trách nhiệm) 
* Cơ hội phát triển năng lực:
- Tự tin hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhanh nhẹn cho học sinh; Nhận ra những sai sót để điều chỉnh kết quả học tập ( giải quyết vấn đề Toán học) 
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện học tập để trình bày kết quả phép cộng trong phạm vi 9( sử dụng công cụ- phương tiện toán học)
+Cách tiến hành:
*Bài 1
 1
 3
 4
 7
 6
 3
+
+
+
+
+
+
 8
 5
 5
 2
 3
 4
 - Hướng dẫn học sinh viết thẳng cột.
- Nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: Tính
- HD HS nắm yêu cầu
- Làm phiếu học tập.
2 + 7 =
4 + 5 =
8 + 1 =
0 + 9 =
4 + 4 =
5 + 2 =
8 – 5 =
7 – 4 =
6 – 1 =
Nhận xét một số bài. 
*Bài 3: Tính
 4 + 5 =
 4 + 1 + 4 =
 4 + 2 + 3 =
-GV hướng dẫn HS cách tính cộng ba số.
-Nhận xét bài làm của HS
*Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu lần lượt từng tranh.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn tiếp sức thi đua làm bài tập
- GV nhận xét bài HS làm. 
* HOẠT ĐỘNG 4: Thực hành trải nghiệm
+Mục tiêu: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn.
* Cơ hội phát triển các phẩm chất:
- Ham học toán, rèn luyện tính cẩn thận,.( chăm chỉ)
- Tích cực tham gia trao đổi với bạn ( trách nhiệm) 
 * Cơ hội phát triển năng lực:
- Tự tin, nhanh nhẹn; Nhận ra những sai sót để điều chỉnh kết quả học tập ( giải quyết vấn đề Toán học) 
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện học tập để trình bày kết quả phép cộng trong phạm vi 9.( sử dụng công cụ- phương tiện toán học)
- Đưa ra tình huống như sau:
+ Tính huống 1: Số?
- Cho học sinh thực hành cá nhân vào bảng con.
- 7 Học sinh lên phía trên và mời thêm 2 bạn nữa. Vậy có tất cả bao nhiêu bạn? Các em hãy viết phép tính vào bảng con.
- Chú ý cách trình bày bảng con, nhận xét.
+ Tình huống 2
- Hãy nhận xét trong lớp có những đồ vật gì cộng lại với nhau được 9 và ghi phép cộng trên bảng con.
- Nhận xét cách bạn trình bày.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
-Vừa học bài gì?
- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị: Sách Toán 1, vở Toán để học “Phép trừ trong phạm vi 9”.
 -Nhận xét tuyên dương.
HS quan sát bảng phụ ghi phép tính bất kỳ và nêu kết quả phép tính trừ, cộng trong phạm vi 8.
- Thao tác trên que tính
- Tự nêu câu trả lời: 9 que tính 
Nhiều HS đọc:” 8 cộng 1 bằng 9” .
- Cá nhân nêu kết quả
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc thuộc các phép tính trên bảng.
(HS nghỉ giữa tiết)
- Đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT Toán bằng bút chì, rồi đổi vở để chữa bài, đọc kết quả. 
- Đọc yêu cầu bài 2
- 3 HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm phiếu học tập
- Cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
 2 đội thi đua quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự ghép phép tính 
 - Làm bảng con.
- Cả lớp thực hành. 
- Cả lớp theo dõi.
- Cá nhân nêu lại.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_bai_phep_cong_trong_pham_vi_9.docx