Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài 8: Tách. Gộp số - Trần Ngọc Huỳnh Mai

1. Hoạt động khởi động: Chúng ta làm ca sĩ (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu

bài học.

b. Cách tiến hành:

- Cả lớp cùng hát bài: “Bốn chú cáo con”

- Sau khi hát xong bài hát, GV nêu các câu hỏi:

+ Những chú cáo con trong bài hát này có ngoan

không? Vì sao?

+ Con có nên bắt chước những chú cáo con này

không? Vì sao?

- GV nhận xét câu trả lời, giới thiệu bài học.

pdf7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 1 - Bài 8: Tách. Gộp số - Trần Ngọc Huỳnh Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Trần Ngọc Huỳnh Mai 
GV trường Tiểu học Lê Đình Chinh 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN 
BÀI 8: 
TÁCH – GỘP SỐ (2 TIẾT) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
˗ Từ một bức tranh, nhận ra được tình huống tách số, tình huống gộp số. 
˗ Nói được cách tách, gộp số. 
˗ Thể hiện được cách tách, gộp số trên cùng một sơ đồ. 
2. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. 
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập. 
3. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động 
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết 
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, 
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề 
4. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh, nêu ra được tình huống để đưa 
ra nhận định tách hay gộp. 
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài. 
- Mô hình hoá toán học: Thông qua việc sử dụng mô hình để hình thành sơ đồ 
Tách – Gộp 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
- Giáo viên: 
+ Tranh ảnh minh hoạ 
+ Khối lập phương (5 khối) 
+ Giáo án điện tử 
- Học sinh: Sách, bút, khối lập phương (5 cái/ HS) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động giáo viên Mong đợi của học sinh 
1. Hoạt động khởi động: Chúng ta làm ca sĩ (3 phút) 
 a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu 
bài học. 
 b. Cách tiến hành: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Bốn chú cáo con” 
 - Sau khi hát xong bài hát, GV nêu các câu hỏi: 
 + Những chú cáo con trong bài hát này có ngoan 
không? Vì sao? 
 + Con có nên bắt chước những chú cáo con này 
không? Vì sao? 
 - GV nhận xét câu trả lời, giới thiệu bài học. 
 - Bốn chú cáo con cùng nhảy 
lon ton, một chú ngã lăn và đập 
vào đầu. Mẹ gọi bác sĩ cho và bác 
sĩ la: “Bé con trên giường không 
được nhảy lon ton” 
 - Học sinh trả lời câu hỏi 
 + Những chú cáo con không 
ngoan vì nhảy trên giường 
 + Con không nên bắt chước 
vì sẽ làm hư giường và bị té. 
 * Dự kiến sản phẩm: bài hát 
của học sinh, cách vỗ tay; câu 
trả lời của học sinh. 
 * Tiêu chí đánh giá: HS hát 
đều, to, rõ; học sinh vỗ tay đều. 
2. Hoạt động khám phá: Sơ đồ tách – gộp (10 phút) 
 a. Mục tiêu: Từ tranh vẽ, học sinh nhận ra tình huống 
và đưa ra được sơ đồ tách – gộp số. 
 b. Cách tiến hành: 
 - GV đặt câu hỏi cho HS: 
 + Trong bài hát vừa rồi có mấy cáo mẹ? 
 + GV chiếu hình cáo mẹ lên và tiếp tục hỏi: “Vậy 
có mấy chú cáo con?” 
 + GV chiếu hình 4 chú cáo con lên phía bên phải 
và hỏi: “Vậy gia đình cáo có mấy con cáo?” 
 - Học sinh trả lời câu hỏi 
 + Có 1 con cáo mẹ. 
 + Có 4 con cáo con. 
 + Có 5 con cáo. 
 + Vậy 5 gồm mấy và mấy? 
 + Cô có cách nói nào khác không? 
 - GV vừa nói vừa làm thao tách chỉ để HS khắc sâu 
kiến thức: 
 + Như vậy, dựa vào đặc điểm là cáo mẹ và cáo 
con, cô và các con đã TÁCH 5 gồm 1 và 4 hoặc 5 gồm 
4 và 1 
 + Vậy cô có sơ đồ TÁCH như sau 
 - Cũng với sơ đồ này, cô còn có cách nói như sau 
(vừa nói vừa dùng que chỉ theo thao tác GỘP): 
 + GỘP 1 và 4 được 5 
 - GV dùng que chỉ theo thao tác và hỏi: 
 + GỘP 4 và 1 được mấy? 
 - GV chốt ý: Từ sơ đồ này, cô có thể diễn tả được 2 
cách nói là TÁCH và GỘP. Cô gọi đây là sơ đồ TÁCH 
– GỘP SỐ 
 + 5 gồm 1 và 4 
 + 5 gồm 4 và 1 
 - HS nhắc lại theo que chỉ. 
 - HS nhắc lại theo que chỉ. 
 - Gộp 4 và 1 được 5 
 - HS nhắc lại. 
 - HS nói lại theo que chỉ của 
GV trên sơ đồ. 
 Qua hoạt động 2: 
 Thông qua việc quan sát tranh và trả lời câu 
hỏi, học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
 Thông qua việc phân tích tranh và trình bày 
cách Tách – Gộp số, học sinh được phát triển năng lực 
tư duy và lập luận toán học 
 * Dự kiến sản phẩm: hiểu và 
nói được nội dung sơ đồ Tách – 
Gộp số 
 * Tiêu chí đánh giá: nói rõ 
ràng đủ và đúng 4 cách nói của 
sơ đồ Tách – Gộp số. 
3. Hoạt động thực hành: Tách 5 khối lập phương – 
Hình thành sơ đồ Tách – Gộp số và đọc sơ đồ (10 
phút) 
 a. Mục tiêu: Từ mô hình khối lập phương, học sinh 
biết thực hiện thao tác Tách – Gộp . 
 b. Cách tiến hành: 
 - GV chia HS thành nhóm 4 
 - GV yêu cầu HS lấy 5 khối lập phương đặt lên bàn. 
 - GV yêu cầu HS tách ra thành 2 phần theo mẫu rồi 
nói cho bạn mình nghe. 
 - GV yêu cầu HS viết sơ đồ vào bảng con 
 - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác gộp lại từ mô 
hình vừa tách và trình bày thao tác vừa làm 
 - GV hỏi HS ngoài cách tách trên còn cách tách nào 
khác không? 
 - GV cho HS quan sát hình mẫu hoặc thao tác lại 
cho HS xem 
 - Lấy 5 khối lập phương. 
 - Tách theo ý mình và nói: 
 + 5 gồm 4 và 1. 
 + 5 gồm 1 và 4 
 - HS viết sơ đồ vào bảng con 
 - HS thực hiện thao tác gộp và 
trình bày. 
 - HS trả lời và thao tác tách 
thành 3 và 2 
 + 5 gồm 3 và 2 
 - GV yêu cầu HS viết sơ đồ vào bảng con 
 - GV yêu cầu HS thực hiện thao tác gộp lại từ mô 
hình vừa tách và trình bày thao tác vừa làm 
 - GV chốt ý: Sơ đồ Tách – Gộp số còn được gọi là 
sơ đồ cấu tạo số. Để ghi đúng sơ đồ cấu tạo số, các con 
cần thực hiện đúng thao tác tách – gộp số. 
Qua hoạt động 3: 
 Thông qua việc thực hành tách – gộp mô hình 
khối lập phương, học sinh phát triển năng lực mô hình 
hoá toán học. 
 Thông qua việc trình bày cách Tách – Gộp số, 
học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học 
 + 5 gồm 2 và 3 
 - HS viết sơ đồ vào bảng con 
 - HS thực hiện thao tác gộp và 
trình bày trong nhóm. 
 * Dự kiến sản phẩm: thao tác 
và trình bày được cách thực hiện 
Tách – Gộp trong phạm vi 5 
 * Tiêu chí đánh giá: thực 
hiện đúng thao tác Tách – Gộp, 
viết được sơ đồ và nói đúng nội 
dung sơ đồ. 
Nghỉ giữa tiết 
4. Hoạt động luyện tập: Bài tập 1 trang 30 – Hình 
thành sơ đồ Tách – Gộp số và đọc sơ đồ (10 phút) 
 a. Mục tiêu: quan sát hình và ghi lại được sơ đồ tách 
– gộp số. 
 b. Cách tiến hành: 
 - GV cho HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi về 
nội dung hình rồi tìm số thích hợp ghi vào sơ đồ. 
 - HS quan sát hình, thảo luận 
về nội dung hình. 
 - Điền số thích hợp vào sơ đồ 
theo đúng nội dung hình. 
 - GV cho HS tự thực hiện các hình còn lại. 
 - Cho HS đổi tập sửa bài và hướng dẫn sửa bài. 
 - GV chỉ ngẫu nhiên và cho HS đọc lại sơ đồ cấu tạo 
số theo lệnh Tách – Gộp. Ví dụ: 
 + GV chỉ hình 2 và nói Tách 
 + GV chỉ hình 3 và nói Gộp 
 +  
 - GV chốt ý: Một số sẽ có một hoặc nhiều sơ đồ 
Tách – Gộp số khác nhau tuỳ theo cách thực hiện thao 
tác tách số. 
Qua hoạt động 4: 
 Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học 
sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học 
 Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh 
được phát triển năng lực giao tiếp toán học 
 - HS tự suy luận và thực hiện 
các hình còn lại. 
 - HS đổi vở sửa bài. 
 - HS đọc lại sơ đồ theo que chỉ 
của GV 
 + 3 gồm 2 và 1 
 + Gộp 3 và 1 được 4 
 * Dự kiến sản phẩm: HS hoàn 
thành đúng bài tập 1 trang 30 
 * Tiêu chí đánh giá: Điền 
đúng các số thích hợp vào sơ đồ 
theo hình và nói đúng lệnh Tách 
– Gộp của GV. 
5. Củng cố: Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề 
thực tiễn (5 phút) 
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức tách – gộp để viết sơ 
đồ phù hợp với hình 
 b. Cách tiến hành: 
 - GV cho HS quan sát hình và ghi nhanh sơ đồ vào 
bảng con. 
 - HS quan sát hình và ghi 
nhanh sơ đồ vào bảng con. 
 - Hình 1: 
3 
2 
1 
1 
2 
3 hoặc 
 - GV có thể yêu cầu HS đọc lại sơ đồ hoặc giải 
thích vì sao ghi được như thế 
 - GV cho HS tự thực hiện các hình còn lại. 
Qua hoạt động 4: 
 Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học 
sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học 
 Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh 
được phát triển năng lực giao tiếp toán học 
 - Hình 2: 
 - HS có thể giải thích hình 1: 
 + Gộp 2 bạn đi bộ (hoặc 2 
bạn nữ) và 1 bạn đi xe ô tô (hoặc 
1 bạn nam) được 3 bạn. 
 + Trong hình có 3 bạn gồm 
2 bạn đi bộ và 1 bạn đi ô tô. 
 - HS có thể giải thích hình 2: 
 + 2 người lớn và 2 bạn nhỏ 
được 4 người. 
 + Gia đình có 2 người lớn 
và 2 bạn nhỏ. 
 + Có 4 người gồm 2 nam 
và 2 nữ. 
Dặn dò: 
 - Về nhà tập thực hiện lại thao tác Tách – Gộp số 
trong phạm vi 5, ghi và đọc lại các sơ đồ theo thao tác. 
 - Chuẩn bị bài Tách – Gộp số (tiết 2) 
Nhận xét sau tiết dạy: 
.
.
.
4 
2 
2 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_toan_lop_1_bai_8_tach_gop_so_tran_ngoc_huynh_mai.pdf
Giáo án liên quan