Giáo án môn Toán 6 - Tiết 27, 28

AMục tiêu:

1/ Kiến thức

Nhận biết: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn

Thông hiểu: Nắm được tính chất của đường nối tâm

Vận dụng: Vận dụng được các tính chất vào giải bài tập

2/Kĩ năng: - Vận dụng vào giải bài tập trong SGK.

3/Thái độ: Tính cẩn thận chính xác ,thẩm mĩ

B.Chuẩn bị:

1/GV: SGK-thước thẳng-phấn màu, com pa

2/HS: SGK-thước thẳng com pa

 3/ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học:Nêu vấn đề- Đàm thoại gợi mở

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán 6 - Tiết 27, 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/11/2011	 LUYỆN TẬP
 Ngày dạy: 28/11/2011 Tiết 27 
AMục tiêu:
1/ Kiến thức: 
Nhận biết : Về tiếp tuyến, đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, đường tròn bàng tiếp tam giác
Thông hiểu: Các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác
Vận dụng: Các định lí vào bài tập
2/Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập toán- Biết vẽ đường tròn nội tiếp tam giác cho trước, biết vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
3/Thái độ: Tính cẩn thận chính xác ,thẩm mĩ
B.Chuẩn bị:
1/GV: SGK-thước thẳng-phấn màu, com pa
2/HS: SGK-thước thẳng com pa
 3/ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học: Vấn đáp –Thực hành
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
1/ Ô ĐTC: 
2/KTBC: Phát biểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau?
? Thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
Bài 30 trang 116 SGK
- GV gọi một học sinh đọc đề bài và vẽ hình bài tập 30 trang 116 SGK?
-HS: Thực hiện
GV? So sánh ? Vì sao?
HS: Trả lời: . Vì OD là tia phân giác của .
GV? So sánh ? Vì sao?
-HS: Trả lời: . Vì OC là tia phân giác của 
GV? = ?
-HS = 1800 (3)
GV? Tính ?
-HS
Bài 30 trang 116 SGK
a. Chứng minh:
- Vì OD là tia phân giác của nên (1)
- Vì OC là tia phân giác của nên (2)
Mà = 1800 (3)
Vậy 
GV? Chứng minh AC = CM?
- HS:Vì C là giao điểm của hai tiếp tuyến của đường tròn tại M và A nên AC = CM.
GV? Chứng minh BD = DM?
-- HS Vì D là giao điểm của hai tiếp tuyến của đường tròn tại M và B nên BD = DM
GV? Chứng minh CD = AC + BD?
-- HS Ta có: CD = CM + MD 
hay CD = AC + BD
GV? Muốn chứng minh AC.BD không đổi thì ta dựa vào dữ kiện không đổi nào?
- HSDựa vào bán kính của đường tròn tâm (O).
-GV Gọi học sinh lên bảng trình bày.
- Học sinh thực hiện
Bài 31 trang 116 SGK
- GV đưa bảng phụ có vẽ hình 82 SGK lên bảng. Yêu cầu một học sinh đọc lai toàn bộ nội dung bàitập31 .
- Học sinh thực hiện
- GV hướng dẫn học sinh cách chứng minh:
GV? Hãy so sánh AD với AF, BD với BE, FC với EC? Vì sao?
HS :AD=AF;BD=BE;FC= EC
Theo tính chất tiếp tuyến.
GV?! Từ kết quả trên hãy nhân hai vế với 2 rồi cộng các đẳng thức vế theo vế?
GV?! Hãy biến đổi đề làm xuất hiện đẳng thức cần chứng minh?
HS:Ta có: 	2AD = 2AF
	2BD = 2BE
	2FC = 2 EC
2AD = 2AF+2BE+2EC–2BD–2FC
Bài 32 trang 116 SGK
- Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình bài tập 32 trang 116 SGK?
- Học sinh thực hiện
GV? Muốn tính diện tích tam giác đều ABC cần tính những yếu tố nào?
- - HS:Cạnh vào đường cao
GV? Hãy tính đường cao và cạnh?
?- HS:Đường cao là 3cm; cạnh 2cm.
 Vậy diện tích bằng bao nhiêu?
- HS:Bằng 3 cm2
b. Chứng minh: CD = AC + BD
- Vì C là giao điểm của hai tiếp tuyến của đường tròn tại M và A nên AC = CM
- Vì D là giao điểm của hai tiếp tuyến của đường tròn tại M và B nên BD = DM
- Ta có: CD = CM + MD 
hay CD = AC + BD.
c. Chứng minh: AC.BD = const
Trongcó OM là đường cao nên: MC.MD = OM2 = R2
Hay AC.BD = R2 không đổi.
Bài 31 trang 116 SGK
Ta có: 	2AD = 2AF
	2BD = 2BE
	2FC = 2 EC
Từ đó suy ra:
2AD = 2AF+2BE+2EC–2BD–2FC
2AD = (AD+BD)+(AF+FC)-(BE + EC ) + (BE+EC-BD-FC)
2AD = AB + AC – BC
Bài 32 trang 116 SGK
SDABC = 3 cm
4/ Củng cố: Thông qua các bài tập
:5/Hướng dẫn về nhà 
*Bài vừa học: - HS nắm lại cách giảI các bài tập trên
*Bài sắp học : §7. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
 D/ Rót kinh nghiÖm
Ngày soạn: 26/11/2011	 §7. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN 
 Ngày dạy: 29/11/2011 Tiết 28 
AMục tiêu:
1/ Kiến thức
Nhận biết: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
Thông hiểu: Nắm được tính chất của đường nối tâm
Vận dụng: Vận dụng được các tính chất vào giải bài tập
2/Kĩ năng: - Vận dụng vào giải bài tập trong SGK.
3/Thái độ: Tính cẩn thận chính xác ,thẩm mĩ
B.Chuẩn bị:
1/GV: SGK-thước thẳng-phấn màu, com pa
2/HS: SGK-thước thẳng com pa
 3/ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học:Nêu vấn đề- Đàm thoại gợi mở
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
1/ Ô ĐTC: 
2/KTBC: HS: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn?
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
-GV: Cho học sinh thảo luận để trả lời ?1.
-HS: Trả lời: Nếu có ba điểm chung thì các điểm của hai đường tròn sẽ trùng nhau.
? GV: Vậy hai đường tròn phân biệt có thể có bao nhiêu điểm chung?
- HS: Có 2 điểm chung, 1 điểm chung hoặc không có.
?GV: Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là gì?
- HS: Hai đường tròn cắt nhau
- GV: ghi bảng và giới thiệu giao điểm, dây chung cho học sinh.
?GV: Hai đường tròn có một điểm chung được gọi là gì? Điểm chung được gọi là gì?
- HS: Hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung là tiếp điểm.
- GV vẽ hình và giới thiệu các trường hợp tiếp xúc.
? GV: Hãy vẽ các trường hợp hai đường tròn không có điểm chung?
- HS: Học sinh thực hiện
?GV: Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là gì?
- HS: Hai đường tròn không giao nhau.
.1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
* Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau.
- Hai điểm chung A, B gọi là hai giao điểm. AB gọi là dây chung. 
* Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau.
- Điểm chung A gọi là tiếp điểm.
* Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau.
- GV đưa bảng phụ có vẽ hình giới thiệu về đường nối tâm, đoạn nối tâm và trục đối xứng của hình.
- HS:Quan sát và ghi bài
?!GV Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập ?2 theo nhóm.
- HS:Thực hiện nhóm ?2
a. (H.85) Vì OO' là trục đối xứng nên OO' đi qua trung điểm AB và vuông góc với AB.
b. (H.86) Điểm A nằm trên đường nối tâm OO'
- GV nhận xét kết quả làm bài tập của các nhóm.
? GVQua kết quả bài tập ?2 em rút ra được kết luận gì?
-HS: Hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm. Nếu tiếp xúc thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
! GVĐó chính là nội dung định lí. GV yêu cầu một học sinh đọc lại định lí trang 119 SGK.
? GV : Cho HS Làm bài tập ?3
- HS:Trình bày bảng
a. (O) và (O') cắt nhau.
b. Vì DABC nội tiếp nửa đường tròn nên ABBC. Mà OIAB nên OO'//BC.
- HS:Dễ thấy, OO'//BD nên C, B, D thẳng hàng.
2. Tính chất đường nối tâm
(O) và (O') là hai đường tròn không đồng tâm. Đường thẳng OO' là đường nối tâm, đoạn thẳng OO' gọi là đoạn nối tâm. Đường nối tâm là trục đối xứng của hình.
Định lí: (SGK)
?3 ((
(SGK)
.
4/Củng cố: Bản đồ tư duy:
Bài tập 33 trang 119 SGK
Xét DAOC và DAO'D có:
nên DAOC DAO'D Suy ra: OC // O'D
5/ Hướng dẫn về nhà 
*Bài vừa học: HS nắm lại các kiến thức đã học
- Bài tập về nhà: 34 trang 119 SGK
* Bài sắp học :- Chuẩn bị bài mới “Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)”.
D/ Rót kinh nghiÖm

File đính kèm:

  • docTIET 27-28.doc
Giáo án liên quan