Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020

A/ Mục đích, yêu cầu:

Sau bài học này học sinh có thể:

- Thực hiện được cài đặt một số chức năng hỗ trợ người khuyết tật

- Nêu được các chế độ tắt máy

- Thực hiện được một số cài đặt về nguồn điện

- Có thái độ học tập nghiêm túc

B/ Chuẩn bị:

 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy

C/ Tiến trình lên lớp:

 

doc118 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y MP3 hoặc máy nghe nhạc kỹ thuật số) 
− Thiết bị để lưu trữ, tổ chức và phát các tập tin âm thanh
− Máy MP3 chỉ có khả năng phát lại các tập tin âm thanh, chúng không hỗ trợ các tập tin video
− Máy nghe nhạc cho phép bạn xem các loại tập tin đa phương tiện như phim ảnh, video, hoặc sách
− Cung cấp cả khả năng phát các tập tin âm thanh và video, và đôi khi, chúng còn có khả năng tìm kiếm trên Internet
− Một số máy phát cho phép bạn lưu trữ hình ảnh và chơi trò chơi, và một số cũng cung cấp khả năng kết nối mạng không dây
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo: thiết bị đọc sách điện tử
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Ghi chép
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời, ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 12
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
BÀI 3: PHẦN CỨNG
Thiết bị đọc sách điện tử
Tìm hiểu bên trong máy tính: Chíp vi xử lý
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm thiết bị đọc sách điện tử
- Trình bày được đặc điểm chíp vi xử lý
- Nêu được các đơn vị tốc độ cảu chíp vi xử lý
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
10’
10’
15’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm thiết bị điện toán di động hoặc cầm tay
? Nêu đặc điểm thiết bị đa phương tiện hoặc nghe nhạc
3) Bài mới: 
g. Thiết bị đọc sách điện tử (e-Reader)
− Thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) là một thiết bị cầm tay đặc biệt cho phép bạn tải về và xem bản sao điện tử của một ấn phẩm
− Nhiều nhà xuất bản cho phép kết nối với các câu lạc bộ trực tuyến để mua sách dưới dạng số hóa
− Một số thiết bị đọc sách điển tử có các tính năng tương tự như máy tính bảng để chơi trò chơi hoặc bao gồm công nghệ màn hình cảm ứng
3.Tìm hiểu bên trong máy tính
Phần cứng bao gồm các thiết bị ta có thể thấy và chạm vào để cảm nhận được
− Các thiết bị ngoại vi được gắn vào máy tính thông qua các vị trí kết nối đặc biệt gọi là các cổng
• Thùng máy tính (chassis) của máy tính chứa bộ nguồn của hệ thống và tất cả các thành phần bên trong
• Bo mạch chủ (motherboard): bảng mạch điện tử lớn chứa hầu hết các thiết bị điện tử của máy tính
a. Chíp vi xử lý (Microprocessor Chip)
− Con chíp vi xử lý thường được gọi là não bộ của máy tính, được biết đến như là bộ xử lý trung tâm Central Processing Unit(CPU) hay đơn giản là bộ xử lý (processor)
−CPU xử lý các phép tính toán và logic
− Mỗi dòng hay loại CPU xử lý thông tin và câu lệnh với tốc độ khác nhau, đo bằng Hertz (Hz)
−Đơn vị của tần suất hoặc chu kỳ mỗi giây
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Quan sát
- Ghi chép
- Quan sát
- ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 13
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống (System memory)
Tìm hiểu các hệ thống lưu trữ (Storage Systems)
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được các đơn vị đo lường dữ liệu
- Phân biệt được bộ nhớ ROM và RAM
- Nêu được thiết bị lưu trữ hệ thống: ổ đĩa cứng
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
10’
25’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm thiết bị đọc sách điện tử
? Nêu đặc điểm chíp vi xử lý và trình bày các đơn vị đo tốc độ xung nhịp bên trong CPU
3) Bài mới: 
1. Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống (System memory)
Dung lượng của bộ nhớ và ổ đĩa lưu trữ được đo bằng đơn vị bit và byte
−Bit -hoặc chữ số nhị phân -có thể mang các giá trị 0 hoặc 1 
−Bytel à nhóm tám bit đại diện bởi một ký tự chữ hoặc số
a. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM: Read Only Memory) 
− Chứa dữ liệu có thể đọc và sử dụng nhưng không thay đổi 
được
− Chứa các lệnh để điều khiển các chức năng cơ bản của 
máy tính và các lệnh này vẫn tồn tại trong ROM cho dù 
nguồn điện bật hay tắt
− ROM được xem là loại bộ nhớ không bốc hơi (non-volatile)
b. Bộ nhớ truy cập nhẫu nhiên (RAM: Random Access Memory) 
− RAM là bộ nhớ chính của một PC và nó hoạt động như là một vùng bộ nhớ điện tử nơi máy tính lưu giữ các bản sao đang làm việc của các chương trình và dữ liệu
− RAM có đặc điểm “bốc hơi” (volatile)
? So sánh bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM
2. Tìm hiểu các hệ thống lưu trữ (Storage Systems)
− Phần mềm phải thường trú trên đĩa cứng hoặc ổ đĩa quang
− Phương tiện lưu trữ chính là các thành phần vật lý được sử dụng để lưu trữ dữ liệu
a. Sử dụng các ổ đĩa truyền thống
− Bao gồm các đĩa bằng kim loại hoặc chất dẻo được gọi là các đĩa từ (platter) được bao phủ bởi một lớp phủ từ tính bên ngoài
b. Sử dụng các ổ đĩa thể rắn (Solid State Drives)
− Sử dụng các chip nhớ để đọc và ghi dữ liệu 
− Ít bị hỏng hơn các ổ đĩa truyền thống và cũng không gây ồn khi hoạt động
− Đòi hỏi một nguồn điện không đổi để duy trì dữ liệu nên chúng bao gồm các pin dự phòng bên trong
− Đắt tiền hơn các các sản phẩm có tính năng tương tự
− đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các sản phẩm di động
− Thời gian khởi động nhanh hơn, Tốc độ đọc nhanh hơn, Ít sinh ra nhiệt, Ít rủi ro hư hỏng vì không có các thành phần di chuyển
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Quan sát
- Ghi chép
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời
- Ghi chép
So sánh 2 thiết bị lưu trữ
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 13
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Tìm hiểu về các hệ thống lưu (tiếp)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết bị luuw trữ: ổ đĩa quang, USB, các đầu đọc và ghi thẻ
- Trình bày được các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
5’
5’
10’
10’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các đơn vị lưu trữ thông tin
? Nêu đặc điểm của ROM và RAM
? So sánh thiết bị lưu trữ ổ đĩa truyền thống và ổ đĩa thể rắn
3) Bài mới: 
1. Làm việc với các ổ đĩa quang (Optical Drives)
− Được thiết kế để đọc các đĩa tròn, dẹt, thường được gọi là đĩa nén (CD) hoặc đĩa số đa năng (DVD)
- Dung lượng đĩa CD có thể là 650 hoặc 700 MB, trong khi đĩa DVD có thể lưu trữ khoảng 4.7GB đến 17+GB
2. Lưu trữ di động (USB Storage)
− Một ổ đĩa USB flash là một thiết bị lưu trữ dạng bộ nhớ flash tích hợp với một đầu nối USB
? Nêu đặc điểm, khả năng lưu trữ của USB
3. Các đầu đọc và ghi thẻ (Card Reader/Writers)
− Đọc thẻ nhớ flash và chuyển nội dung cho máy tính
− Một đầu đọc thẻ nhớ đơn có thể đọc một loại thẻ nhớ
− Một số thiết bị độc lập kết nối với máy tính, và nhữn cái khác phải được cài đặt bên trong hệ thống
− Lấy các thẻ từ thiết bị và lắp thẻ vào đầu đọc thẻ để làm việc với nội dung bên trong nó
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
? Theo em các thiết bị nào có thể ảnh hưởng đến hiệu xuất làm việc của máy tính
− Bộ vi xử lý, bo mạch chủ, RAM và các thiết bị lưu trữ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tổng thể của máy tính
− Tất cả các thành phần này phải tương tác như là một hệ thống
− Hệ thống chỉ hiệu quả như thành phần yếu nhất của nó
− Xem xét sử dụng hệ thống mà cả CPU và RAM đều tối thiểu là thỏa mãn yêu cầu của các chương trình vận hành
− Đảm bảo ổ cứng của bạn có tốc độ truy cập và dung lượng lưu trữ phù hợp
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu về bộ nhớ hệ thống
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời
- Trả lời
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 14
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Nhận diện các thiết bị nhập xuất: Sử dụng bàn phím, Các thiết bị trỏ
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết bị: Bàn phím, chuột
- Trình bày được các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
25’
10’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của thiết bị lưu trữ USB
? Trình bay các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
3) Bài mới
1. Sử dụng bàn phím (Keyboard)
? Nêu chức năng của các khu vực trên bàn phím mà em biết
? Nêu chức năng của một số phím: Enter, Backspace, Delete, Spacebar, Esc, Tab, Shift, Caps Lock, Ctrl, Windows, Shortcut menu, Alt
2. Sử dụng các thiết bị trỏ (Pointing Devices) 
− Chuột máy tính (Mouse)
? Nêu các thao tác với chuột
+ Kéo (rê) chuột 
+ Kéo chuột phải (Right Drag) 
+ Bánh xe cuộn (Scoll Wheel)
+ Nút ngón cái (Thumb Button)
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời
- Trả lời
- Ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 14
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Nhận diện các thiết bị nhập xuất (tiếp)
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết bị: Bảng cảm ứng Touchpad, Stylus, Microphone
- Trình bày được các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
15’
10’
10’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu chức năng của một số phím trên bàn phím
? Trình bày các thao tác liên quan đến chuột
3) Bài mới
2. Sử dụng các thiết bị trỏ (Pointing Devices) 
- Bảng cảm ứng (Touchpad)
? Bảng cảm ứng thường có trên thiết bị nào?
? Nó gồm có mấy nút? Chức năng của các nút
+ 2 nút hoạt động tương tự như chuột trái và phải của chuột máy tính
− Để di chuyển con trỏ chuột khắp màn hình, đặt ngón tay vào điểm bất kỳ trên bảng cảm ứng và trượt ngón tay trên đó theo hướng bạn muốn di chuyển con trỏ chuột
− Để lựa chọn một đối tượng, di chuyển chuột đến đối tượng đó rồi gõ một lần lên bảng cảm ứng hoặc nhấp phím bên trái ở phía dưới bảng cảm ứng
− Để kích hoạt một đối tượng, đặt con trỏ chuột vào đối tượng rồi gõ 2 cái liên tục vào bảng cảm ứng hoặc or nhấp đúp vào nút bên trái dưới bảng cảm ứng.
− Để kéo một đối tượng, đặt chuột vào đối tượng, nhấn phím Ctrl rồi di tay trên bảng cảm ứng tới vị trí mong muốn
− Để hiển thị menu rút gọn, đặt trỏ chuột vào đối tượng rồi nhấp nút phải dưới bảng cảm ứng
- Stylus
+ Bút stulys là một thiết bị nhập trông giống như một cây bút 
+ Sử dụng để chọn hoặt kích hoạt một mục trên một thiết bị có màn hình cảm ứng
3. Sử dụng Microphone
?Microphone là thiết bị có chức năng gì? Theo em đây là thiết bị nhập hay xuất
- Ghi âm và chuyển những âm thanh đó sang dạng số hóa để sử dụng trên máy tính
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 15
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Nhận diện các thiết bị nhập xuất (tiếp)
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết bị: Màn hình, máy in
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
20’
15’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách sử dụng bút từ Stulys
? Cách sử dụng bàn cảm ứng Touchpad
3) Bài mới
3. Tìm hiểu về màn hình (Monitor)
? Em biết có những loại màn hình nào, màn hình nào cho hình ảnh đẹp
? Màn hình liệu có kích cỡ giống nhau không?
? Theo em giá thành của màn hình phụ thuộc vào yếu tố nào
5. Sử dụng máy in (Printer)
? Máy in dùng để làm gì
Nhiều người sắm máy in phun dùng tại nhà để in các tài liệu đơn giản
− Chi phí thấp hơn
− Chất lượng in tốt và có thể in nhiều trang mỗi phút
− Nếu có số lượng lớn về yêu cầu in ấn, một chiếc máy in laze có thể thiết lập trong mạng để nhiều người có thể dùng chung thiết bị này
Có thể chọn máy in đen trắng hoặc máy in màu
− Có thể có vài khay đựng giấy kích cỡ khác nhau
− Các loại máy in khác dành cho các mục đích cụ thể
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
- Ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 15
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Nhận diện các thiết bị nhập xuất (tiếp)
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết bị máy in, máy chiếu
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
20’
15’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm màn hình
? Nêu đặc điểm máy in
3) Bài mới
5. Sử dụng máy in (Printer)
Các loại máy in khác dành cho các mục đích cụ thể 
− Máy vẽ (plotter), máy in ảnh (photo printer), máy in tất cả trong một (all-in-one printer)
6. Sử dụng máy chiếu (Projector)
? Em thường thấy máy chiếu được sử dụng ở đâu
? Nêu chức năng của máy chiếu
− Hầu hết các bài thuyết trình chuyên nghiệp được trình bày cho người tham dự bằng cách sử dụng một máy chiếu kết nối với máy tính
− Hiển thị bài thuyết trình trên một bề mặt rộng như là một màn hình hay một bức tường
− Đầu ra có thể đi trực tiếp đến cả màn hình máy tính xách tay và một máy chiếu
− Người trình bày chú thích và điều hướng các slide trực tiếp trên máy tính xách tay trong khi sự quan tâm của người tham dự tập trung vào màn hình trình chiếu
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 16
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Nhận diện các thiết bị nhập xuất (tiếp)
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Nêu được đặc điểm của một số thiết máy chiếu,loa
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
9’
10’
25’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm máy chiếu
3) Bài mới
6. Sử dụng máy chiếu (Projector)
? Máy chiếu thường kết nối với thiết bị nào
− Kết nối với máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn bằng cách sử dụng một cáp video chuẩn
7. Sử dụng loa (Speaker) 
? Loa là thiết bị nhập hay xuất
− Loa phát đi âm thanh lưu dưới dạng các tập tin số hóa trên máy tính
− Các định dạng âm thanh khác nhau và các định dạng tập tin được dùng để lưu nhạc có thể quyết định chất lượng của tập tin âm thanh
− Chất lượng của loa cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm âm thanh của người dùng
− Một bộ loa có thể được gắn vào máy tính như là một thiết bị riêng rẽ hoặc được gắn vào bên trong máy tính như với máy notebook
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Ghi chép
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 16
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Tìm hiểu các thành phần phần cứng làm việc cùng nhau
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Trình bày được quá trình khởi động máy
- Nêu được quá trình làm việc cùng nhau của một số thiết bị phần cứng
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
40’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của loa
3) Bài mới
Tìm hiểu cách các phần cứng làm việc cùng nhau
? Hệ điều hành, các chương trình ứng dụng được lưu ở thiết bị nào trong máy tính
- Quan sát quá trình khởi động của máy tính
Các lệnh thực thi trong ROM-BIOS khi máy tính lần đầu tiên mở hoặc nếu khởi động lại
− Tìm kiếm hệ điều hành hợp lệ để sau đó nạp vào bộ nhớ từ đĩa khởi động hoặc từ ổ đĩa cứng
• Hầu hết các máy tính khởi động từ ổ đĩa cứng
− Xác định trình tự khởi động để tìm kiếm các tập tin hệ điều hành
− Hầu hết các hệ thống kiểm tra ổ đĩa cứng đầu tiên, sau đó tìm kiếm các ổ đĩa quang hoặc các thiết bị USB
• Khi tìm thấy, hệ điều hành được tải vào bộ nhớ RAM và chiếm lượng cụ thể của bộ nhớ RAM khi hệ thống hoạt động
Hệ điều hành được tải lên RAM và chiếm một lượng RAM nhất định trong suốt thời gian hệ thống vận hành
• Mỗi chương trình ứng dụng được cài đặt đều yêu cầu một khoảng trống lưu trữ nào đó trên ổ đĩa cứng
• Khi bạn khởi động một chương trình ứng dụng, máy tính tải một bản sao các lệnh của chương trình vào RAM. Chương trình tồn tại trong RAM cho tới khi bạn đóng nó
? Để khởi động liên tục các chương trình ứng dụng ta phải làm gì cho máy khởi động nhanh
• Bạn luôn luôn phải đóng một chương trình ứng dụng khi bạn hoàn thành việc sử dụng nó vì nó sẽ giải phóng RAM cho các chương trình ứng dụng khác vận hành
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo 
5) Nhận xét:
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Ghi chép
-Trả lời
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 17
(Từ ngày đến năm 2017 )
Ngày soạn:..
Tiết PPCT:..
Lớp
Ngày dạy
Ghi chú
6
Ôn tập
A/ Mục đích, yêu cầu:
Sau bài học này học sinh có thể:
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B/ Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
 2) Học sinh: Sách vở, bút, thước, phòng máy
C/ Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
15’
25’
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quá trình khởi động máy tính
3) Bài mới
1. Tóm tắt bài học
?Nêu cácđơn vị thông tin mà em đã được học
Bits và Bytes, Mega, Giga, Tera, hoặc Peta
? Nêu các đơn vị xử lý thông tin của CPU
?Nêu đặc điểm của bộ nhớ ROM và RAM
•Kiểu lưu trữ “bốc hơi” và “không bốc hơi” 
• Các loại thiết bị vào, ra dữ liệu
Câu hỏi ôn tập chương
1. Điều gì sẽ được coi là một lợi thế của việc sử dụng một máy tính xách tay để ghi chép trên lớp nếu bạn là sinh viên?
a. Chi phí c. Tốc độ 
b. Tính di động d. Kích thước
2. Những thiết bị cầm tay nào có thể được xem là một công cụ hiệu quả để quản lý tin nhắn và âm nhạc của bạn?
a. Điện thoại di động c. Điện thoại thông minh
b. Thiết bị MP3 d. Máy đọc sách điện tử (e-reader)
3. Số nhị phân là gì?
a. Các số 1 và các ký tự l
b. Các số 0 và các ký tự O 
c. Các số 1 đến 9
d. Các số 1 và 0
4.Tại sao RAM được coi là bốc hơi? 
a. Nó biến mất khi máy tính tắt hoặc khởi động lại.
b. Nó không ổn định.
c. Nội dung của nó không thể thay đổi.
d. Dung lượng của RAM không thể thay đổi được
5. Hãy tưởng tượng bạn làm việc cho Công ty ABC và bạn cần phải mua một máy tính sẽ lưu trữ thông tin khách hàng và đơn đặt hàng của công ty và làm cho nó dễ tiếp cận với một số người sử dụng trong công ty. Các loại hình hệ thống bạn nên xem xét mua?
a. Một máy tính xách tay.
b. Một máy tính để bàn.
c. Một máy chủ.
d. Một thiết bị PDA.
6. Thành phần bên trong nào thực hiện các tính toán và các phép toán logic?
a. Bộ vi xử lý 
b. ROM –BIOS 
c. Các chip RAM
d. Bo mạch chủ
7. Tuyên bố nào về các ổ đĩa trạng thái rắn là chính xác? 
a. Ổ đĩa thể rắn là ít tốn kém hơn so với các ổ đĩa từ tính tương đối nhỏ.
b. Ổ đĩa thể rắn có dung lượng lớn hơn so với ổ đĩa từ tính.
c. Ổ đĩa thể rắn không có bộ phận chuyển động.
d. Ổ đĩa thể rắn không bao giờ được mang ra ngoài.
4) Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_6_nam_hoc_2019_2020.doc