Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ II - Mai Thị Cẩm Hằng

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: - Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.

2.Kĩ năng: - Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản.

3.Thái độ: - Học tập nghiêm túc, có ý thức bảo vệ của công.

4. Năng lực hướng tới

 * Năng lực tự học, hợp tác

 * Năng lực giải quyết vấn đề

 * Năng lực sử dụng ngôn ngữ

 * Năng lực giao tiếp

 * Năng lực CNTT-TT

II. Bảng mô tả các năng lực

 

doc79 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ II - Mai Thị Cẩm Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
GV: Về nhà các em xem lại phần lý thuyết và lấy những bài văn, bài thơ hay gõ thêm rồi sau đó tự căn chỉnh theo ý thích.
GV: Tiết tới chuẩn bị bài Tre Xanh.doc
VI. Rút kinh nghiệm :
 ----------˜˜&™™----------
Tuần: 26	Ngày soạn: ...................
Tiết: 52	Ngày dạy: ....................
Bài Thực Hành 7
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN (TT)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: nhập dữ liệu, chỉnh sửa và định dạng văn bản
2.Kĩ năng:
	- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản.
	- Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn.
3.Thái độ: - Học tập nghiêm túc, có ý thức bảo vệ của công.
4. Năng lực hướng tới 
* Năng lực giải quyết vấn đề
* Năng lực tự học
* Năng lực hợp tác
* Năng lực CNTT-TT: 
- Bảo vệ được sự an toàn cho thông tin máy tính bằng cách: Quét virus máy tính
II. Bảng mô tả các năng lực
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
BTH7: 
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
Biết khởi động word và tạo văn bản mới và lưu với tên Tre xanh.doc (TH7b1,2)
-Áp dụng các định dạng đã biết để trình bày giống mẫu (SGK/93) (TH7b2)
- Lưu văn bản với tên cũ Tre xanh.doc (TH7b1,2)
Áp dụng các định dạng đã biết để trình bày văn bản Tre xanh.doc (TH7b1,2)
Áp dụng các định dạng đã biết để trình bày văn bản Trang oi.doc (TH6d/SGK/85) (nếu làm xong bài Tre xanh.doc)
III. Phương pháp: 
	- Hướng dẫn học sinh, cho học sinh thực hiện theo nhóm, dùng phương pháp thử sai để tìm kết quả
IV. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Phòng máy vi tính 
	- Học sinh: sách, tập, viết.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp (2 phút)
	2- KTBC: (5 phút) Em hãy định dạng văn bản bien dep.doc theo mẫu (SGK)?
	3- Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Năng lực
2.Thực hành (30 phút)
Tre xanh (SGK)
B1: Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu sau (chỉ thực hành với phần văn bản): 
B2: Lưu văn bản với tên bài Tre xanh.
HS thực hiện và lưu bài lại
- Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét
2.Thực hành
B1: Khởi động Word và soạn thảo văn bản mới: 
+) Nháy nút lệnh New
+) Gõ nội dung
+)Lưu với tên Tre xanh.doc xem lại phần lý thuyết và
B2: Hãy áp dụng các định dạng em đã biết để trình bày giống mẫu sau: Tre xanh.doc
B3: Lưu văn bản với tên cũ Tre xanh.doc (SGK)
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực CNTT và truyền thông
4)Củng cố: (7 phút)
GV: Khi nhập văn bản là nhập đến đâu định dạng đến đó hay là nhập xong mới quay lại định dạng?
HS: Khi nhập văn bản là nhập xong rồi mới quay lại định dạng?
GV: Khi căn chỉnh kí tự thì cần chọn hết phần kí tự cần căn chỉnh. Còn khi căn chỉnh đoạn văn thì chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn là đủ rồi.
5)Dặn dò: (1 phút)
GV: Về nhà các em lấy những bài văn, bài thơ hay gõ vào máy rồi sau đó tự căn chỉnh theo ý thích.
GV: Học lại phần lý thuyết (Bài 13àBài 17) và các kĩ năng thực hành (TH5àTH7) để tiết tới ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
VI. Rút kinh nghiệm :
----------˜˜&™™----------
Tuần: 27	Ngày soạn: .................
Tiết: 53	Ngày dạy: ...................
ÔN TẬP
I. Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức, kỹ năng:
Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin phổ biến.
Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và các thành phần cơ bản nhất của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy tính. 
Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử.
Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.
Biết cách bật/tắt máy tính.
Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím
Biết lợi ích của việc gõ mười ngón, tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím
Biết quy tắc gõ các phím trên hàng phím
Biết sử dụng các phần mềm đã lựa chọn để luyện tập sử dụng chuột và bàn phím
Biết sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức
Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột
Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, chưa yêu cầu gõ nhanh, chưa đòi hỏi gõ hoàn toàn chính xác.
Sử dụng được phần mềm để luyện tập các thao tác với chuột và luyện gõ bàn phím ở mức đơn giản
 * Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
- Có thái độ nghiêm túc, kiên trì rèn luyện gõ bàn phím, thao tác với chuột.
- Có ý thức tự khám phá, sử dụng phần mềm.
II. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Thông tin và biểu diễn thông tin 
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin phổ biến.
- Biết dạng thông tin dành cho máy tính là dãy bit.
- Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Máy tính và phần mềm máy tính
Câu hỏi/bài tập định tính
- Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và các thành phần cơ bản nhất của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy tính.
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
3. Phần mềm
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết lợi ích của việc gõ mười ngón, tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím
- Biết quy tắc gõ các phím trên hàng phím
- Biết sử dụng các phần mềm đã lựa chọn để luyện tập sử dụng chuột và bàn phím
- Biết sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột
Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
- Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, chưa yêu cầu gõ nhanh, chưa đòi hỏi gõ hoàn toàn chính xác.
- Sử dụng được phần mềm để luyện tập các thao tác với chuột và luyện gõ bàn phím ở mức đơn giản
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
III. Đề xuất năng lực có thể hướng tới
Qua dạy học chủ đề Bài Tập có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:
HS hệ thống lại kiến thức đã học trong chương 1 và 2.
HS gõ phím nhanh và chuyên nghiệp.
Sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức
IV. Nội dung: 
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày thao tác định dạng đoạn văn bằng cách sử dụng nút lệnh
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hướng dẫn HS củng cố kiến thức và kĩ năng:
Hs: Quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi:
* Hướng dẫn HS làm bài tập SGK và bài tập áp dụng:
HS: Thảo luận những bài chưa làm được
*GV: nêu ưu điểm của soạn thảo
 HS: Thảo luận nhóm
*Bài tập trắc nghiệm:
GV: Đưa một số bài tập trắc nghiệm
HS: Thảo luận nhóm và điên đáp án vào bảng con.
7. Trong các chương trình dưới đây, chương trình nào là chương trình soạn thảo văn bản?
a. Internet Explorer;	 b. Microsoft Word;
c. Microsoft Paint;	d. Microsoft Excel;
8. Một chữ cái, chữ số, hay kí hiệu em gõ bằng bàn phím được gọi là:
	a. Một từ;	b. Một phông chữ;
	c. Một kí tự;	d. Một kí hiệu.
9. Các thành phần cơ bản của văn bản soạn trên máy tính là:
a. Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản;	
b. Kí tự, từ, câu, chủ ngữ, vị ngữ;
c. Ngữ pháp, từ, câu, đoạn văn;	
d. Từ ngữ, câu, chủ ngữ, vị ngữ;
10. Em sử dụng chương trình soạn thảo trong trường hợp nào dưới đây?
a. Tạo các biểu đồ;
b. Tính điểm tổng kết năm học;
c. Vẽ hình;	d. Viết bài văn hay bài thơ.
GV: Kết luận
GV: Các em làm bài tập theo hai chủ đề. Một là các em sẽ tự chọn cho mình một bài thơ, đoạn văn nói về cảnh đẹp quê hương, tình bạn, tình cảm gia đình, ... Hai là em chọn theo bài tập mẫu dưới đây: 
HS: Sẽ lựa chọn theo nhiều chủ đề khác nhau
GV: Hướng dẫn bài tập mẫu: 
+) Gõ nội dung văn bản
+) Kiểm tra chính tả
+) Căn chỉnh
+) Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn
HS: Làm theo từng bước mà giáo viên đưa ra
GV: Lưu tên với chủ đề của mình
A. Kiến thức và kĩ năng:
1. Kiến thức:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản
+ Soạn thảo văn bản tiếng Việt
+ Định dạng và biên tập văn bản
2. Kĩ năng: (TH5-TH7)
B. Bài tập áp dụng
*Ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính là không cần quan tâm ngay đến việc trình bày mà có thể gõ nội dung văn bản xong rồi mới định dạng. Có thể tách rời việc gõ văn bản và việc định dạng văn bản. Điều này không thể thực hiện được với các văn bản được soạn theo truyền thống.
*Bài tập trắc nghiệm:
1. Định dạng văn bản gồm:
a. Định dạng đoạn văn bản;	
b. Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản;
c. Định dạng màu nền;	
d. Định dạng đường biên.
2. Các thao tác nào dưới đây là thao tác định dạng kí tự?
a. Thay đổi khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới;	
b. Thay đổi kiểu căn lề;
c. Thay đổi kiểu chữ thành chữ in nghiêng;
d. Thay đổi khoảng cách lề của dòng đầu tiên;
3. Hoạt động nào dưới đây có liên quan đến soạn thảo văn bản?
a. Viết một bức thư gửi bạn;b. Đọc một bài thơ;
c. Hát một bài hát;	d. Vẽ một bức tranh.
4. Soạn thảo văn bản trên máy tính có những ưu điểm gì so với viết văn bản trên giấy?
a. Đẹp và có nhiều kiểu chữ;	
b. Có thể dễ dàng chỉnh sửa và sao chép văn bản;
c. Có thể dễ dàng thay đổi cách trình bày;
d. Tất cả các ưu điểm nói trên.
5. Khi gõ văn bản, em thấy nội dung gõ được chèn vào văn bản nhưng một số nội dung ở vị trí con trỏ soạn thảo bị xoá đi. Khi đó em đang gõ văn bản ở chế độ nào?
a. Chế độ gõ chèn (Insert) ;	b. Chế độ thay thế;	
c. Chế độ gõ đè (Overtype);d. Tất cả đều sai.	
6. Cửa sổ (màn hình làm việc) của chương trình soạn thảo văn bản Word có những đối tượng chính nào?
a. Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn và thanh trạng thái;	
b. Thanh công cụ và các thanh cuốn;	
c. Vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo;	
d. Tất cả các đáp án trên.
*Thực hành
+) Gõ nội dung văn bản
+) Kiểm tra chính tả
+) Biên tập văn bản.
+) Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn
4) Củng cố: (4 phút)
GV: Khi nhập văn bản là nhập đến đâu định dạng đến đó hay là nhập xong mới quay lại định dạng?
HS: Khi nhập văn bản là nhập xong rồi mới quay lại định dạng?
GV: Khi căn chỉnh kí tự thì cần chọn hết phần kí tự cần căn chỉnh. Còn khi căn chỉnh đoạn văn thì chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn là đủ rồi.
5) Dặn dò: (1 phút) Về xem lại và rèn luyện thêm các bài tập, tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm :
----------˜˜&™™----------
Tuần: 27	Ngày soạn:................... 
Tiết: 54	Ngày dạy: ...................
KIỂM TRA 1 TIẾT (LT)
I. Mục tiêu bài học: 	
a./ Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS về soạn thảo văn bản:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản
+ Soạn thảo văn bản tiếng Việt
+ Định dạng và biên tập văn bản
b./ Kỹ năng:
- Làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận
c./ Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, chính xác khi làm bài kiểm tra
- Tự giác, tích cực, trung thực.
- Làm việc khoa học, chính xác và có kế hoạch.
II. Phương pháp: Truyền thống
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Đề kiểm tra
2. Học sinh:(HS) :
- Kiến thức đã học
III. Tiến trình tiết dạy 
	1. Ổn định lớp:kiểm diện
	2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Phát đề 
HS: Làm bài kiểm tra 
GV: Thu bài kiểm tra
3.I./ Ma trận đề: (sổ lưu)
3.II./ Đề kiểm tra: (sổ lưu)
3.III./ Đáp án: (sổ lưu) 
IV. Củng cố kiến thức
GV: Thu bài kiểm tra và nhận xét.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức và kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra thực hành 1 tiết
VI. Rút kinh nghiệm :
Tuần: 28	Ngày soạn: ....................
Tiết: 55-56 	Ngày dạy: ....................
BÀI 18:TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của Word.
	- Biết cách thực hiện các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang.
2. Kỹ năng:
	- Thực hiện mẫu các thao tác:
+ Chọn hướng trang
+ Đặt lề trang
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc
	- Có ý thức vận dụng kỹ năng vào thực tế cuộc sống
4. Năng lực có thể hường tới:
- Phát triển năng lực tư duy để giải quyết vấn đề
- Hình thành kĩ năng trình bày trang văn bản và in
II. Lập bảng mô tả 
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Trình bày trang văn bản
Câu hỏi/bài tập định tính
- HS nêu được trình bày trang gồm đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản.
- Phân biệt được lề trang với lề đoạn văn.
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Chọn hướng trang và đặt lề trang
Câu hỏi/bài tập định tính
- HS biết các lệnh để thực hiện cài đặt hướng giấy và lề trang văn bản.
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
- HS vận dụng các lệnh đã biết để trình bày trang gồm đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản theo yêu cầu của GV
3. In văn bản
Câu hỏi/bài tập định tính
- HS sự cần thiết của việc kiểm tra bố trí trang trên màn hình trước khi in ra giấy
- Biết cách in văn bản bằng nút lệnh trên thanh công cụ
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
- HS vận dụng các lệnh đã biết để thực hiện các bước in văn bản theo yêu cầu của GV
Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
	Qua dạy học chủ đề “Trình bày trang văn bản và in” có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:
Nhận biết được cách trình bày trang văn bản và in của phần mềm soạn thảo để áp dụng trong thực tế
III. Phương pháp: 
	- Trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề và thực hành, cho học sinh thảo luận nhóm tìm ra cách trình bày trang văn bản.
IV. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Phấn, sách, giáo án, máy vi tính và màn hình lớn (TV hoặc Projector), máy in (nếu có) 
	- Học sinh: sách, tập, và đọc trước bài ở nhà. 
V. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định lớp: kiểm tra số học sinh (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
?1. Hãy cho biết tác dụng định dạng của các nút lệnh sau:
	1. Nút lệnh dùng để định dạng...
	2. Nút lệnh dùng để định dạng...
	3. Nút lệnh dùng để định dạng...
	4. Nút lệnh dùng để định dạng...
5. Nút lệnh dùng để định dạng...
6. Nút lệnh dùng để định dạng...
?2. Em hãy thực hành định dạng văn bản bien dep.doc trên máy các yêu cầu sau:
- Tiêu đề (Biển đẹp) căn giữa trang và có kiểu chữ đậm.
- Các đoạn nội dung căn thẳng hai lề.
- Đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) căn thẳng lề phải và có kiểu chữ in nghiêng.
GV: Quan sát – Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới: (32 phút)
* Đặt vấn đề: (2 phút)
Sau khi hoàn thành một văn bản, chúng ta thường in ra giấy. Công việc đó làm như thế nào? Chúng ta cùng quan sát (các mẫu trang in văn bản) và tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Trình bày trang văn bản (13 phút)
* Các yêu cầu cơ bản: (7 phút) 
GV: Giới thiệu mẫu trình bày trang văn bản (màn hình và các trang in trên bảng )
GV: Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản là gì?
HS: Quan sát mẫu (SGK và các trang in) và thảo luận nhóm, suy nghĩ và trả lới câu hỏi.
+ Chọn hướng trang là chọn hướng trang đứng hoặc trang nằm ngang.
+ Đặt lề trang gồm có lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
* Lưu ý: (6 phút) 
GV: Minh họa mẫu cho HS quan sát và rút ra lưu ý:
- Đừng nhầm lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể thò ra ngoài lề trang.
- Trình bày trang văn bản tác động đến mọi trang của văn bản.
1. Trình bày trang văn bản
- Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản gồm: 
+ Chọn hướng trang: Trang đứng hoặc trang nằm ngang.
+ Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
* Lưu ý: 
- Lề trang khác với lề đoạn văn.
- Trình bày trang văn bản tác động đến mọi trang của văn bản.
* Hoạt động 2: Chọn hướng trang và đặt lề trang (17 phút)
GV: Giới thiệu cách chọn hướng trang và đặt lề trang
GV: Đưa hộp thoại Page Setup cho học sinh xem (màn hình và phiếu học tập)
HS: Quan sát, tìm hiểu sách giáo khoa.
? Để trình bày trang văn bản, ta chọn lệnh nào?
HS: Quan sát, thảo luận và suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận.
?: Trong hộp thoại Page Setup, để chọn hướng trang và đặt lề trang ta chọn trang nào?
HS: Quan sát, thảo luận và suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận.
GV: Hỏi và giới thiệu các trang, mục và ô trong hộp thoại Page Setup.
HS: Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
?: Mục Orientation dùng để làm gì?
?: Ô Portrait để chọn hướng trang nào? 
?: Ô Landscape để chọn hướng trang nào? 
HS: Quan sát, thảo luận và suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận. 
HS: Ghi tập và thực hành (nếu cần)
?: Mục Margins dùng để làm gì?
?: Ô Top để đặt khoảng cách lề nào? 
?: Ô Bottom để đặt khoảng cách lề nào? 
?: Ô Left để đặt khoảng cách lề nào? 
?: Ô Right để đặt khoảng cách lề nào? 
HS: Quan sát, thảo luận và suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận. 
HS: Ghi tập và thực hành (nếu cần)
GV: Để thấy ngay tác dụng khi thao tác trên hộp thoại, ta xem ở đâu?
HS: Quan sát, thảo luận và suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận.
HS: Ghi tập và thực hành (nếu cần)
GV: Quan sát nhận xét và giới thiệu thêm thực tế về (thông tư số: 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính) của bộ Nội vụ - bộ Tư pháp như sau:
- Khổ giấy: A4 (210 mm x 297 mm)
- Lề trên: 20 - 25 mm
- Lề dưới: 20 - 25 mm
- Lề trái: 30 - 35 mm
- Lề phải: 15 - 20 mm
HS: Học sinh quan sát và lắng nghe.
2. Chọn hướng trang và đặt lề trang
- Để trình bày trang văn bản, ta chọn lệnh File à Page Setup... Xuất hiện hộp thoại Page Setup
à Chọn trang Margins và thực hiện: 
+ Chọn hướng trang (mục Orientation)
Portrait: Trang đứng
Landscape: Trang nằm ngang
+ Đặt lề trang (mục Margins)
 Top: Lề trên
 Bottom: Lề dưới
 Left: Lề trái
 Right: Lề phải
à Cuối cùng nháy 
* Lưu ý: Khi thao tác trên hộp thoại, em có thể xem hình minh họa ở góc dưới bên phải hộp thoại (mục Preview) để thấy ngay tác dụng.
* Hoạt động 3. In văn bản.
* GV: Giới thiệu phần in văn bản gồm có 2 cách chọn lựa là in toàn bộ hoặc in theo từng trang mà mình muốn
GV: Để có thể in được máy tính của em phải nối với máy in và máy in phải được bật.
HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận
HS: Ghi tập và thực hành (nếu cần)
*GV: Trước khi in người ta có thể xem trước khi in bằng cách nháy nút lệnh Print Preview. Sau khi xem xong nháy nút Close để đóng lại.
HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận
HS: Ghi tập và thực hành (nếu cần)
3.In văn bản
*In toàn bộ văn bản: 
- Nháy nút lệnh Print ( ) trên thanh công cụ.
*In theo từng trang hoặc tất cả: 
- Chọn FileàPrint (Ctrl+P)
è Hộp thoại Print xuất hiện(SGK)
+)All: in tất cả
+)Pages: đáng số thứ tự của trang cần in
- Chọn OK
*Xem trước khi in: 
C1) Nháy nút lệnh Print Preview 
C2) Nháy lệnh FileàPrint Preview 
*GHI NHỚ: (SGK)
4. Củng cố: (5 phút)
Phiếu học tập
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc (mọi trang, hướng, lề) vào ô trống () để được câu đúng.
Trình bày trang văn bản là chọn .. trang và đặt các khoảng cách .. cho trang văn bản. Trình bày trang tác động đến ...
Câu 2: Lệnh nào sau đây dùng để trình bày trang văn bản ?
a) Lệnh File à Save As	b) Lệnh File à Page setup
c) Lệnh File à Print	d) Lệnh File à Print Preview.
Câu 3: Muốn đặt lề phải của trang văn bản thì trong hộp thoại Page Setup chọn phương án nào:
	a) Top	b) Bottom
	c) Left	d) Right
- Thực hành thao tác trình bày trang văn bản.
5. Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
- Thực hành thao tác trình bày trang văn bản.
- Đọc trước nội dung tiếp theo: 3. In trang tính	
V. Rút kinh nghiệm:
----------˜˜&™™----------
Tuần: 29	Ngày soạn: ....................
Tiết: 57 	 Ngày dạy: ....................
BÀI 19:THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HOẠ
I. Mục tiêu: 
* Kiến thức:
- Biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản
- Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.
 * Kỹ năng: 
- Phát triển kỹ năng bố trí hài hòa giữa văn bản và hình ảnh trong soạn thảo văn bản
 * Thái độ: 
	- Có cái nhìn tích cực về cái đẹp, sự dung hòa giữa nội dung và hình thức.
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập. Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo 
- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống
- Hợp tác, chia sẻ tích cực trong hoạt động nhóm
II. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Chèn hình ảnh vào văn bản
Câu hỏi/bài tập đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_6_hoc_ky_ii_mai_thi_cam_hang.doc