Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết việc nhập thông tin vào, xử lí và hiển thị thông tin được tiến hành thông qua những thiết bị nào.

- Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính. Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính và nêu được chức năng của chúng.

2. Kỹ năng: Biết được ba bước của hoạt động thông tin trong máy tính và các bộ phận cơ bản của máy tính.

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.

4. Năng lực, phẩm chất hướng tới:

- Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm;

- Phẩm chất: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của GV: Sổ tay lên lớp, Sách HD tin học 6, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học 6, phòng tin, máy tính.

2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1. Kiểm tra:

 

docx108 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dựa vào hình bàn tay trên màn hình để biết phải gõ bằng ngón nào, nhắc hs đặt tay đúng vị trí các phím.
- Khen ngợi tuyên dương những HS có thành tích tốt.
- Động viên những em gõ chưa tốt để các em thực hiện lại bài luyện tập.
1. Luyện gõ hàng phím cơ sở.
- Trước khi gõ tắt chế độ Caps Lock, tắt chế độ gõ tiếng Việt.
- Khởi động phần mềm:
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
+ Trên thanh bảng chọn, chọn EN1. Introduction, chọn Basics rồi chọn Lesson 1.
2. Luyện gõ hàng phím dưới.
- Nháy chuột vào mục thứ 2 trên thanh bảng chọn, chọn Basics à Lesson 4.
Sau khi hoàn thành xong Lesson 4 tiếp tục luyện tập tiếp Lesson 7.
3. Luyện gõ hàng phím trên.
- Nháy chuột vào mục thứ 2 trên thanh bảng chọn, chọn Basics à Lesson 5.
Sau khi hoàn thành xong Lesson 5 tiếp tục luyện tập tiếp Lesson 6.
4. Luyện gõ các phím dấu.
- Nháy chuột vào mục thứ 2 trên thanh bảng chọn, chọn Basics à Lesson 8.
Sau khi hoàn thành xong Lesson 8 tiếp tục luyện tập tiếp Lesson 9.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng sự hiểu biết và thực hiện thao tác tìm kiếm trên mạng về phần mềm gõ bàn phím khác.
Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục HĐ vận dụng.
- Thực hành tìm kiếm trên mạng để biết những trang web giúp luyện gõ bàn phím và kiểm tra tốc độ gõ phím
- Chia sẻ kết quả tìm kiếm với bạn bên cạnh.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Hs: Báo cáo kết quả.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
- Một số trang web giúp luyện gõ bàn phím và kiểm tra tốc độ:
+ www.tapdanhmay.com
+ www.speedtypingonline.com
+ www.gamevui.vn
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Gv: Cho hs tự tìm hiểu sau đó chia sẻ với bạn bè.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
Về học bài cũ, thực hành thêm ở nhà về luyện gõ bàn phím, ôn lại toàn bộ kiến thức giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I.
4. Phần ghi chép bổ sung của GV (Đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS, điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp giảng dạy, )
Ngày.tháng..năm 2019
Duyệt tổ chuyển môn
Tiết 16 
Ngày giảng: 6A:../../2019
 6B:../../2019
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Ôn tập toàn bộ kiến thức về kiến thức và kỹ năng từ bài 1 đến bài 6.
- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin.
- Nhớ và liệt được những dạng thông tin cơ bản. Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit.
- Nêu được tóm tắt những khả năng của máy tính và ứng dụng thực tế của máy tính trong khóa học kỹ thuật và đời sống.
- Biết và hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính, các bộ phận và chức năng của máy tính.
- Biết chức năng của các thiết bị vào/ ra và các thao tác sử dụng chuột.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin.
- Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit.
- Những khả năng của máy tính và ứng dụng thực tế của máy tính trong khóa học kỹ thuật và đời sống.
- Hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính, các bộ phận và chức năng của máy tính.
- Biết chức năng của các thiết bị vào/ ra và các thao tác sử dụng chuột
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng các công cụ phần mềm phục vụ cuộc sống.
- Phẩm chất: Thấy được tầm quan trọng của máy tính điện tử. Say mê hứng thú trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của GV: Sổ tay lên lớp, Sách HD tin học 6, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học 6, phòng tin, máy tính, câu hỏi trắc nghiệm ôn tập.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6a:..	6b:..
- Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ ôn tập)
2. Nội dung bài học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thông tin và tin học; Các dạng thông tin. 
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh họa. Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin
Hoạt động tập thể.
Gv: Giao nhiệm vụ
- Nhắc lại kiến thức:
?1. Khái niệm thông tin, tin học là gì và cho ví dụ.
?2. Thế nào là vật mạng thông tin và cho ví dụ.
?3. Hoạt động thông tin của con người gồm mấy bước và con người thực hiện hoạt động thông tin bằng khả năng nào?
?4. Cho biết 3 dạng thông tin cơ bản trong máy tính? Cho ví dụ.
?5. Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào? Cho biết các đơn vị đo lượng thông tin.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Gọi hs trả lời các câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Lắng nghe hs trả lời và góp ý với hs trả lời câu hỏi.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 2: Khả năng của máy tính. 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức về khả năng của máy tính, ứng dụng của máy tính và hạn chế của máy tính so với con người.
Hoạt động cá nhân.
Gv: Giao nhiệm vụ
- Nhắc lại kiến thức:
?1. Cho biết khả năng của máy tính trong việc xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin.
?2. Máy tính có những ứng dụng rộng rãi trong những lĩnh vực nào của xã hội hiện đại.
?3. Hiện nay máy tính còn hạn chế so với con người ở những điểm nào?
Hs: Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Gọi hs trả lời các câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Lắng nghe hs trả lời và góp ý với hs trả lời câu hỏi.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 3: Cấu trúc của máy tính và các thiết bị vào/ra.
Muc tiêu: Biết và hiểu rõ cơ chế ba bước của hoạt động thông tin. Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính, các bộ phận và chức năng của máy tính. Biết chức năng của các thiết bị vào/ ra
Hoạt động cá nhân.
Gv: Giao nhiệm vụ
- Nhắc lại kiến thức:
?1. Cho biết mô hình quá trình ba bước của hoạt động thông tin trong máy tính.
?2. Cho biết cấu trúc và chức năng của các bộ phận của máy tính.
?3. Cho biết chức năng của bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ của máy tính?
?4. Cho biết tên gọi và chức năng của thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Gọi hs trả lời các câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Lắng nghe hs trả lời và góp ý với hs trả lời câu hỏi.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 4: Sử dụng chuột và tập gõ bàn phím.
Muc tiêu: 
- Biết các bộ phận của chuột, cách cầm chuột, thao tác sử dụng chuôt. 
- Biết tư thế ngồi khi làm việc với máy tính, ích lợi của gõ phím và các hàng phím trên bàn phím.
Hoạt động cá nhân.
Gv: Yêu cầu nhắc lại kiến thức:
?1. Chuột máy tính gồm những bộ phận nào?.
?2. Theo em cách cầm chuột thế nào là đúng và các thao tác sử dụng chuột.
?3. Cho biết tư thế ngồi làm việc với máy tính đúng và ích lợi của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón?
?4. Theo em khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Gọi hs trả lời các câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Lắng nghe hs trả lời và góp ý với hs trả lời câu hỏi.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 4: Làm bài trắc nghiệm 20 câu
Gv: yêu cầu khởi động phần mềm NT.Test Clien trên máy tính để làm bài trắc nghiêm
Hs: Thực hành làm bài trắc nghiệm
1. Thông tin và tin học; Các dạng thông tin.
- Khái niệm thông tin: Sách HDH trang 4.
Ví dụ:
+ Tiếng trống trường cho em biết giờ ra chơi hay vào lớp.
+ Xem dự báo thời tiết cho em biết ngày mai nắng hay mưa,...
....
- Vật mạng thông tin: sách trang 4
VD: như quyển sách, tiếng nói,....
- Tin học: Trang 4
- Hoạt động thông tin của con người gồm ba bước:
+ Thu nhận thông tin (thông tin vào)
+ Xử lí thông tin
+ Lưu trữ và trao đổi thông tin. (thông tin ra)
- Con người thực hiện hoạt động thông tin bằng khả năng:
+ Thu nhận thông tin: mắt, tai nghe,
+ Xử lí và lưu trữ thông tin: bộ não.
+ Trao đổi thông tin: lời nói, cử chỉ, chữ viết.
- Ba dạng thông tin cơ bản trong máy tính: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
VD: 
+ Văn bản: Vở ghi, sách báo, biên bản,
+ Hình ảnh: Hình vẽ trong sách báo, các ảnh chụp,
+ Âm thanh: Các bản nhạc, bài át, tiếng loa, tiếng còi ô tô, xe máy, tiếng trống,
2. Khả năng của máy tính.
- Khả năng của máy tính:
+ Làm tính nhanh và chính xác; 
+ Làm việc không biết mệt mỏi; 
+ Lưu trữ rất nhiều thông tin; 
+ Truyên thông tin vượt qua khoảng cách xa trong thời gian ngắn nhờ có những mạng máy tính như internet.
- Ứng dụng của máy tính trong những lĩnh vực của xã hội hiện đại như:
1. Giáo dục; 
2. Y tế;
3. Trợ giúp các công việc văn phòng; 
4. Khí tượng thủy văn, địa chất và các ngành khoa học tự nhiên; 
5. Thiết kế máy móc và công trình kiến trúc; 
6. Điều khiển tự động; 
7. Tài chính và thượng mại; 
8. Lĩnh vực giải trí.
- Hạn chế của máy tính hiện nay so với con người:
+ Máy tính vẫn chưa đạt được năng lực tư duy và suy luận như con người.
+ Máy tính chưa tích góp lại thành ra vốn sống và kinh nghiệm.
3. Cấu trúc của máy tính và các thiết bị vào/ra.
- Mô hình ba bước của hoạt động thông tin: Sách trang 21.
- Cấu trúc của máy tính điện tử: Sách trang 23.
 - Bộ xử lí trung tâm (CPU): Có thể coi CPU như bộ não của máy tính vì đây là bộ phận thực hiện tất cả các phép tính toán và xử lí thông tin, CPU thực hiện nhiệm vụ điều khiển và phân phối mọi hoạt động của các bộ phận khác của máy tính.
- Bộ nhớ chia làm 2 loại:
+ Bộ nhớ trong (RAM): để lưu trữ thông tạm thời những kết quả trung gian trong quá tình xử lí thông tin. Bộ nhớ trong (RAM) nếu tắt máy tính thì toàn bộ thông tin lưu trong trong RAM sẽ bị mất đi.
+ Bộ nhớ ngoài như đĩa cứng, USB, CD, DVD: có dung lượng lớn. Khi tắt máy tính thì vẫn giữ được thông tin.
- Thiết bị vào của máy tính: Chuột, bàn phím
Chức năng: Sách HDH trang 27,28.
- Thiết bị ra của máy tính: Màn hình, loa, tai nghe, màn hình.
Chức năng: Sách HDH trang 28.
4. Sử dụng chuột và tập gõ bàn phím.
- Cấu tạo gồm 3 bộ phận
+ Nút trái
+ Nút phải.
+ Nút cuộn.
- Cách cầm chuột đúng
+ Cẳng tay và bàn tay thẳng hàng, nằm ngang trên mặt bàn.
+ Cổ tay thẳng tự nhiên, không co gấp hay lệch sang hai bên.
- Các thao tác sử dụng chuột:
+ Di chuyển chuột.
+ Nháy chuột.
+ Nháy nút phải.
+ Nháy đúp.
+ Kéo thả.
- Tư thế ngồi làm việc với máy tính đúng: sách HDH trang 44.
- Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón: Sách HDH trang46.
- Khu vực chính của bàn phím gồm 4 hàng phím: Sách HDH trang 47.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học phần lý thuyết cần nắm những nội dung chính sau:
- Khái niệm thông tin và ví dụ 
- Các dạng tồn tại chính của thông tin?
- Các khối chức năng và thiết bị của từng khối trong máy tính điện tử?.
- Trong hai loại chuột có dây và không dây, loại nào được người sử dụng ưa chuộng hơn? Vì sao?
- Tại sao nói bộ xử lí trung tâm CPU là bộ não của máy tính.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
- Các sử dụng chuột, ích lợi của gõ bàn phím bằng 10 ngón.
4. Phần ghi chép bổ sung của GV (Đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS, điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp giảng dạy, )
Ngày.tháng..năm 2019
Duyệt tổ chuyển môn
Tiết 17 
Ngày giảng: 6A:../../2019
 6B:..//2019
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Tin học 6
I. Mục đích kiểm tra
1) Về kiến thức
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn tin học lớp 6 sau khi học sinh học xong từ bài 1 đến bài 6 cụ thể như sau:
- Biết được đơn vị đo lượng thông tin.
- Biết và hiểu được các bộ phận chức năng của máy tính.
- Nhận biết và hiểu chức năng được các thiết bị vào/ra.
- Biết được các hàng trên bàn phím.
- Hiểu được các dạng thông tin cơ bản.
- Hiểu được cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Hiểu được khả năng của máy tính 
- Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng gõ bàn phím.
- Vận dụng kiến thức nêu được khái niệm thông tin và các dạng thông tin cơ bản.
- Vận dụng kiến thức giải thích được cấu trúc của máy tính điện tử.
- So sánh được chức năng của bộ phận máy tính.
- Vận dụng kiến thức để trình bày được thao tác với chuột.
2) Về kỹ năng: 	
- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, đánh giá tổng hợp. 
3) Về thái độ:
- Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của máy tính điện tử.
- Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm bài.
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học và chuẩn xác.
II. Hình thức đề kiểm tra
1) Hình thức: TNKQ + Tự luân
2) Học sinh làm bài: Trên lớp	
III. Ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Thông tin và tin học và các dạng thông tin
Biết được đơn vị đo lượng thông tin.
- Hiểu được các dạng thông tin cơ bản.
- Hiểu được cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Trình bày được khái niệm thông tin và nêu được các dạng thông tin cơ bản.
Số câu
Điểm
Tỷ lệ %
2
0,5
5%
2
0,5
5%
1
3
30%
5
4
40%
2. Khả năng của máy tính và cấu trúc của máy tính
- Biết được các bộ phận của máy tính.
- Biết được các bộ phận máy tính.
- Hiểu được khả năng của máy tính 
- Hiểu được chức năng của bộ phận máy tính.
Vận dụng kiến thức giải thích được cấu trúc của máy tính điện tử.
- So sánh được chức năng của bộ phận máy tính.
- Giải thích được thiết bị vào của máy tính.
Số câu
Điểm
Tỷ lệ %
2
0,5
5%
2
0,5
5%
1
3
30%
1
1
10%
6
5
50%
3. Thiết bị vào/ra và tập gõ bàn phím
Nhận biết được các thiết bị vào/ra.
- Biết được các hàng trên bàn phím.
- Hiểu được chức năng của thiết bị vào/ra.
- Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng gõ bàn phím
Số câu
Điểm
Tỷ lệ %
2
0,5
5%
2
0,5
5%
4
1
10%
T.số câu
T.điểm
Tỷ lệ %
6
1,5
15%
6
1,5
15%
1
3
30%
1
3
30%
1
1
10%
15
10
100%
IV. Nội dung kiểm tra
1) Kiểm tra bài cũ. 
- Sĩ số: 6a:..	6b:..
2) Nội dung.
Đề 1
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng
Câu 1: Luyện gõ mười ngón sẽ giúp?
A. Gõ sai.	B. Tốc độ gõ nhanh hơn.
C. Gõ chậm.	D. Gõ bình thường
Câu 2: Khu vực chính của bàn phím được chia làm mấy hàng?
A. 2. 	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Bộ xử lý trung tâm CPU được gọi là:
A. “Bộ não” của máy tính.	B. Bộ nhớ trong.
C. Thiết bị vào.	D. Bộ nhớ ngoài.
Câu 4: Có mấy dạng thông tin cơ bản trong máy tính?
A. Một dạng	.	B. Hai dạng.
C. Ba dạng.	D. Bốn dạng.
Câu 5: Con người tiếp nhận thông tin thông qua các giác quan nào?
A. Thính giác.	B. Khứu giác
C. Thị giác.	D. Tất cả các giác quan.
Câu 6: Thiết bị nào sau đây vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra của máy tính?
A. Màn hình cảm ứng.	B. Bộ xử lý trung tâm.
C. Ram.	D. Bàn phím.
Câu 7: Giá trị nào dưới đây lớn nhất: 
A. 1 KB.	B. 129 byte.	C. 1 MB.	D. 1024 bit.
Câu 8: Các bộ phận CPU, Ram, màn hình, được gọi chung là gì?
A. Phần mềm.	B. Nhập thông tin vào.
C. Thân máy tính.	D. Phần cứng.
Câu 9: Thiết bị nhớ bỏ túi nhỏ gọn có dung lượng vài GB là:
A. USB.	B. Chuột không dây.
C. Đĩa CD, DVD.	D. Ram.
Câu 10: Mô hình quá trình xử lý thông tin của con người là:
A. Xử lý à Thông tin ra à Thông tin vào.
B. Thông tin vào à Xử lý à Thông tin ra.
C. Thông tin vào à Thông tin ra à Xử lý.
D. Xử lý à Thông tin vào à Thông tin ra.
Câu 11: Đâu là việc máy tính có thể làm được:
A. Biết cảm giác.	B. Biết tư duy.
C. Phân biệt mùi vị.	D. Thực hiện các tính toán.
Câu 12: Dạng biểu diễn thông tin phổ biến trong máy tính hiện này là:
A. Dãy số thực.	B. Dãy các bit.
C. Văn bản, hình ảnh.	D. Dãy các số nguyên.
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1:(3đ) Thông tin là gì? Nêu các dạng tồn tại chính của thông tin và cho ví dụ về mỗi dạng thông tin?
Câu 2: (3đ) Em hãy cho biết tên các khối chức năng và thiết bị của từng khối trên máy tính điện tử?
Câu 3: (1đ) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
Đề 2:
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng.
Câu 1: Thiết bị nhớ bỏ túi nhỏ gọn có dung lượng vài GB là:
A. Chuột không dây.	B. Đĩa CD, DVD.
C. USB.	D. Ram.
Câu 2: Các bộ phận CPU, Ram, màn hình, được gọi chung là gì?
A. Nhập thông tin vào.	B. Phần cứng.
C. Thân máy tính.	D. Phần mềm.
Câu 3: Khu vực chính của bàn phím được chia làm mấy hàng?
A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Đâu là việc máy tính có thể làm được.
A. Biết cảm giác.	B. Biết tư duy.
C. Phân biệt mùi vị.	D. Thực hiện các tính toán.
Câu 5: Dạng biểu diễn thông tin phổ biến trong máy tính hiện này là:
A. Dãy các số nguyên.	B. Dãy các bit.
C. Văn bản, hình ảnh.	D. Dãy số thực.
Câu 6: Con người tiếp nhận thông tin thông qua các giác quan nào?
A. Thính giác.	B. Khứu giác
C. Thị giác.	D. Tất cả các giác quan.
Câu 7: Có mấy dạng thông tin cơ bản trong máy tính?
A. Một dạng	.	B. Hai dạng.
C. Bốn dạng.	D. Ba dạng.
Câu 8: Bộ xử lý trung tâm CPU được gọi là:
A. Thiết bị vào.	B. “Bộ não” của máy tính.
C. Bộ nhớ trong.	D. Bộ nhớ ngoài.
Câu 9: Mô hình quá trình xử lý thông tin của con người là:
A. Thông tin vào à Xử lý à Thông tin ra.
B. Xử lý à Thông tin ra à Thông tin vào.
C. Thông tin vào à Thông tin ra à Xử lý.
D. Xử lý à Thông tin vào à Thông tin ra.
Câu 10: Luyện gõ mười ngón sẽ giúp?
A. Gõ bình thường.	B. Tốc độ gõ nhanh hơn.
C. Gõ chậm.	D. Gõ sai.
Câu 11: Giá trị nào dưới đây lớn nhất: 
A. 1 MB.	B. 1 KB.	C. 129 byte.	D. 1024 bit.
Câu 12: Thiết bị nào sau đây vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra của máy tính?
A. Bàn phím.	B. Bộ xử lý trung tâm.
C. Màn hình cảm ứng.	D. Ram.
B. Tự luân (7 điểm)
Câu 1:(3đ) Thông tin là gì? Cho ví dụ minh họa? Cho biết các dạng tồn tại chính của thông tin?
Câu 2: (3đ) Em hãy cho biết các khối chức năng và thiết bị của từng khối trong máy tính điện tử?.
Câu 3: (1đ) Theo em trong hai loại chuột có dây và không dây, loại nào được người sử dụng ưa chuộng hơn? Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Đề 1
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
C
D
A
C
D
A
B
D
B
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (7 điểm)
Câu
ĐÁP ÁN
Điểm
1
- Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về thế giới xung ta.
- Các dạng thông tin cơ bản là: văn bản, hình ảnh, âm thanh. 
VD: Lấy được ví dụ được
1
1
1
2
Hoạt động thông tin
Thiết bị máy tính
Nhập thông tin vào
Thiết bị vào: bàn phím, chuột, quét, máy ảnh, camera,..
Xử lí và lưu trữ thông tin
Thiết bị xử lí thông tin: Bộ xử lí trung tâm CPU, Bộ nhớ RAM.
Thiết bị lưu trữ: Đĩa cứng, USB, CD, DVD,..
Hiển thị kết quả
Thiết bị ra: Máy in, màn hình,..	
3
3
 - Khác nhau:
+ Bộ nhớ trong RAM: Nếu tắt máy tính toàn bộ thông tin lưu trong RAM sẽ bị mất đi.
+ Bộ nhớ ngoài như đĩa cứng, USB, CD, DVD: Khi tắt máy tính thì chúng vẫn giữ được thông tin.
0,5
0,5
Đề 2
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
D
D
B
D
D
B
A
B
A
C
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (7 điểm)
Câu
ĐÁP ÁN
Điểm
1
- Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về thế giới xung ta.
- VD: Lấy được ví dụ được
- Các dạng thông tin cơ bản là: văn bản, hình ảnh, âm thanh. 
1
1
1
2
Hoạt động thông tin
Thiết bị máy tính
Nhập thông tin vào
Thiết bị vào: bàn phím, chuột, quét, máy ảnh, camera,..
Xử lí và lưu trữ thông tin
Thiết bị xử lí thông tin: Bộ xử lí trung tâm CPU, Bộ nhớ RAM.
Thiết bị lưu trữ: Đĩa cứng, USB, CD, DVD,..
Hiển thị kết quả
Thiết bị ra: Máy in, màn hình,..	
3
3
- Chuột không dây được ưa chuộng hơn.
- Vì tiện lợi và dùng được xa máy tính.
0,5
0,5
3) Củng cố
- Nhận xét và thu bài kiểm tra.
4) Hướng dẫn học sinh tự học
- Đọc trước bài thực hành 3: Làm quen với luyện gõ bàn phím.
Duyệt tổ chuyển môn
Người ra đề
Quan Mạnh Tuấn
Tiết 18,19,20 
Ngày giảng: 6A:/./2019. ././2019. .//2019
 6B:/./2019. ././2019. .//2019
Bài thực hành 3
LÀM QUEN VỚI LUYỆN GÕ BÀN PHÍM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nâng cao tốc độ gõ bàn phím và khả năng nhớ vị trí các phím.
- Tập luyện phím Shift và phím số.
- Tập luyện gõ các phím dấu và các phím điều khiển.
2. Kỹ năng: Luyện gõ bàn phím nâng c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020.docx