Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đào Dương

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Biết cách vào/ra phần mềm Mario.

 - Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ 10 ngón.

 2. Kĩ năng:

- Thực hiện được việc vào/ra phần mềm.

- Biết sử dụng chương trình, lựa chọn bài học phù hợp.

- Thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản nhất.

 3. Thái độ:

 - Có thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học

 4. Định hướng năng lực:

 - Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết, năng lực CNTT.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, phần mềm mario, phòng máy

- HS: Vở ghi, đồ dùng

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

 Kiểm tra sĩ số; kiểm tra an toàn phòng TH, phân công vị trí TH

2. Kiểm tra bài cũ:

Cách thiết đặt các lựa chọn để luyện tập trong phần mềm mario?

II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và luyện tập

 

doc84 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đào Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m theo hướng dẫn trên màn hình, cần gõ chính xác theo các bài tập mẫu mà phần mềm đưa ra
GV: Giải thích các từ tiếng anh trên màn hình kết quả keys typed; Errors; Word/ Min; Goal WPM; Accuracy; Lessons time
GV: - Quan sát HS thực hành tại phòng máy, uốn nắn HS luyện tập nghiêm túc
 - Hướng dẫn cụ thể các HS còn yếu.
2. Luyện tập
c) Tiêu chuẩn WPM đánh giá khả năng gõ bàn phím
- HS: số lượng từ gõ đúng trong 1 phút
d) Lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím
- HS: Chọn lessons chọn bài học
- HS: chọn biểu tượng tương ứng với 4 mức
- HS: Quan sát
e. Luyện tập gõ phím: gõ phím với phần mềm mario
- HS: nghiêm túc tập luyện
- HS: Quan sát 
- HS: luyện tập nâng cao mức độ gõ phím: nhanh hơn, chính xác hơn.
g) Thoát khỏi phần mềm 
File-> Quit
 III. HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
Cho HS luyện tập gõ một đoạn văn bản không dấu và theo dõi xem ai gõ nhanh hơn, tuyên dương những HS gõ nhanh và chính xác
 IV. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng
- Luyện tập ở nhà 
- Chuẩn bị bài 8 “Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt trời”
--------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 15	
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (T1)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Học sinh biết dùng máy tính để tìm hiểu thêm về thế giơi xung quanh ngoài bộ môn tin học.
 - Biết dùng tài liệu tin học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan
2. Kĩ năng:
 - HS có kỹ năng vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút lệnh điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột
3. Thái độ:
- Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
 4. Định hướng năng lực:
 Năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực CNTT.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án, phần mềm Solar Systems 3D Simulator
- HS: Vở ghi, đồ dùng
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số; kiểm tra an toàn phòng máy
2. Kiểm tra bài cũ
Cách thiết đặt các lựa chọn để luyện tập trong phần mềm mario ?
3. Khởi động bài mới:
- GV nêu mục tiêu cần đạt của bài TH, những kĩ năng cần đạt được của bài TH
- Bước đầu làm quen với việc khai báo và sử dụng biến trong chương trình
- Phân nhóm và vị trí thực hành 
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức và luyện tập
1. Tìm hiểu các lệnh điều khiển quan sát.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của - HS
- GV: ĐVĐ
Ngày nay chúng ta có thể thông qua tin học (Internet và các phần mềm ...) để có thể tìm hiểu các vấn đề chung quanh chúng ta. Đây là một chủ đề mới về thiên văn: “Hệ mặt trời”. Ở đây ta có thể tìm hiểu các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực thông qua các giả lập của chương tình. Đây là thể hiện rõ nét về Tin học hỗ trợ học tập các môn học khác. Qua phần mềm Solar System 3D Simulator các em có thể tìm hiểu về hệ mặt trời, giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên như nhật thực,nguyệt thực. . .
GV: Làm mẫu mở phần mềm cho HS quan sát
? Các em hãy cho biết hệ mặt trời gồm mấy hành tinh, kể tên các hành tinh mà em biết.
Gv: giới thiệu sơ lược về chương trình này.
	Hướng dẫn cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm.
 - Các nút lệnh này sẽ giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến Hệ mặt trời và tốc độ chuyển động của các vì sao trong hệ.
I/ Các lệnh điều khiển quan sát
HS: Quan sát
HS: mới đây Hiệp hội thiên văn quốc tế đã thống nhất tiêu chí để phân loại để xác định một thiên thể là một hành tinh, theo tiêu chí mới này thiên thể Diêm vương không còn được gọi là một hành tinh trong Hệ mặt trời, như vậy Hệ mặt trời hiện tại chỉ còn 8 hành tinh.
Nháy chuột vào nút để làm hiện lên (hoặc ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
Nháy chuột vào nút sẽ làm cho vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. Chức năng này cho phép chọn vị trí quan sát thích hợp nhất.
Dùng chuột di chuyển thanh cuốn 
ngang trên biểu tượng để phóng to, thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí quan sát đến mặt trời sẽ thay đổi theo.
Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng để thay đỏi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
Các nút lệnh dùng để nâng lên hay hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn Hệ mặt trời.
Các nút lệnh dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống, sang trái, phải. Dùng nút để đặt lại vị trí mặc định của hệ thống, 
2. Thực hành cách sử dụng phần mềm
Hoạt động của GV
Hoạt động của - HS
-GV: Hướng dẫn, sửa sai cho học sinh
- HS: Thực hành
- HS: quan sát và học cách điều khiển.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
III. Hoạt động 3: Vận dụng
GV: củng cố lại các thao tác thực hành quan sát các hành tinh trong hệ mặt trời với phần mềm Solar Systems 3D
IV. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng: 
-Tìm hiểu thêm về Trái đất, các hành tinh trong hệ Mặt trời chuẩn bị cho giờ sau, tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi SGK/38.
Nháy chuột vào nút để xem chi tiết thông tin về các vì sao.
Ngày soạn: 02/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 16	
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tiếp)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết dùng máy tính để học một môn học khác ngoài tin học.
- Biết dùng tài liệu tin học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan
2. Kĩ năng:
 	- HS có kỹ năng vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút lệnh điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.
3. Thái độ:
- Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
 4. Định hướng năng lực:
 - Năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực CNTT.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, giáo án, phần mềm Solar Systems 3D Simulator
 - HS: Vở ghi, đồ dùng
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số; kiểm tra an toàn phòng máy
2. Kiểm tra bài cũ
 Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời?
3. Khởi động bài mới:
- GV nêu mục tiêu cần đạt của bài TH, những kĩ năng cần đạt được của bài TH
- Bước đầu làm quen với việc khai báo và sử dụng biến trong chương trình
- Phân nhóm và vị trí thực hành 
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức và luyện tập
1. GV cho HS thực hành quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời với phần mềm Solar Systems 3D
Hoạt động của GV
Hoạt động của - HS
GV: Cho các câu hỏi trong sách giáo khoa và đề nghị các nhóm thảo luận.
2/ Thực hành:
HS: thực hành trên phòng máy
HS: thảo luận nhóm dựa trên sự quan sát được trên máy tính, chuẩn bị kết quả.
- Khởi động phần mềm: kích đúp vào biểu tượng trên màn hình
- Điều khiển khung hình, quan sát các hành tinh trong hệ Mặt trời
- Quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng
- Quan sát hiện tượng nhật thực
- Quan sát hiện tượng nguyệt thực
2. Học sinh báo cáo kết quả.
- GV công bố kết quả cách làm việc của từng nhóm. 
- Chọn mấy HS tiêu biểu cho trình bày trước lớp và GV đưa ra nhận xét đánh giá và cho điểm.
GV: Kết luận.
HS: báo cáo kết quả trên máy của nhóm mình thực hành, các nhóm khác theo dõi, tham khảo và đặt câu hỏi.
III. Hoạt động 3: Vận dụng
	Hướng dẫn HS sử dụng phần mềm này kết hợp với các phần mềm khác để tìm hiểu kỹ hơn về:
Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt trời.
Kích thước của các hành tinh.
Lập tỉ số so sánh độ lớn của các hành tinh so với mặt trời và cho biết hành tinh nào lớn nhất, bé nhất.
Tìm hiểu thêm về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bán phần.
IV. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng: 
Ôn lại các bài đã học chuẩn bị giờ sau ôn tập
Ngày soạn: 09/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 17
BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống lại các kiến thức ở chương I và II.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh có kỹ năng trình bày, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ:
 	- Thái độ: Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh
 4. Định hướng năng lực:
 - Năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực CNTT.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Giáo án, bài tập luyện tập.
 - HS: Đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản.
 - Học sinh thảo luận, tự đưa nhận xét và làm bài tập.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
 1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
KIỂM TRA 15 PHÚT 
I. Phần trắc nghiệm:
Hãy chọn câu trả lời đúng Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hãy chọn một câu đúng trong các câu sau đây
A. 1Byte = 8 bít.	B. 1Byte = 1024 bít.	C. 1Byte = 102 bít.	D. 1Byte = 100 bít.
Câu 2. Bộ phận điều khiển các thiết bị của máy tính là
A. Bộ nhớ.	B. Thiết bị vào/ ra.	C. Cả A,B, D đều sai.	D. Bộ xử lý trung tâm.
Câu 3. Thiết bị vào thông tin có thể là:
A. Máy quét, con chuột, bàn phím.	B. Máy quét, máy in, con chuột.
C. Màn hình, máy in, bàn phím.	D. Con chuột, màn hình, máy in.
Câu 4. Máy tính có thể điều khiển:
A. Máy bay.	B. Phi thuyền không gian.
C. Tàu ngầm.	D. Tất cả đúng.
Câu 5. Thông tin mày tính chưa xử lý được là:
A. Các bài hát. B. Các loại mùi vị. C. Các con số. D. Các hình ảnh.
Câu 6. Tốc độ xử lý thông tin của máy tính là:
A. Chậm. B. Vừa phải. C. Nhanh. D. Tất cả A, B, Cđều sai.
Câu 7. Trong cuộc sống con người: 
A. Đôi khi cần thông tin.
B. Thường xuyên thu nhận, xử lí và phát thông tin. 
C. Không cần có thông tin .
 D. Tất cả A, B,C đều đúng.
II. Tự luận:
Câu 8. Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
Câu 9. a) Em hiểu thế nào là phần mềm ứng dụng? 
 b) Kể tên một vài phần mềm mà em biết
Đáp án và biểu điểm chấm
I. Trắc nghiệm (3,5 đ). Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đ.án
A
D
A
D
B
C
B
II. Tự luận (6,5đ).
Câu 8 (3đ): Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm: 
+ Bộ xử lí trung tâm
+ Thiết bị vào, ra
+ Bộ nhớ
Câu 9 (3,5đ): 
Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp ứng yêu cầu ứng dụng cụ thể : (2đ)
VD: Phần mềm Paint dùng để vẽ các bức tranh, phần mềm Word dùng để tạo ra các trang văn bản, phần mềm Mario để luyện gõ phím... ( 1,5đ)
* HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV: hệ thống lại kiến thức chương 1, 2 thông qua các câu hỏi 
1. Thông tin là gì? Nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó?
 2. Thế nào là hoạt động thông tin?
 3. Thông tin có bao nhiêu dạng cơ bản? Kể ra? Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bit?
 4. Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?
 5. Mô hình quá trình 3 bước?
 6. Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
 7. Chương trình là gì? Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm.
 8. Nêu các thao tác chính với chuột. Phần mềm Mouse Skills dùng để luyện tập chuột, em hãy cho biết phần mềm này có bao nhiêu mức luyện tập? 
 9. Khu vực chính của bàn phím gồm bao nhiêu hàng phím? Đó là những hàng nào?
 10. Hãy giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
GV: Nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời, theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn mình.
GV nhận xét, chốt lại cho đúng.
GV: đưa một số câu hỏi trắc nghiệm của chương 1 và chương 2 cho HS xem.
Cho HS thảo luận, phát biểu và giải thích lựa chọn của mình trước lớp.
Đề nghị vài HS nhận xét.
Câu 1: Máy tính có những khả năng nào sau đây:
A: Máy tính có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao
B: Tính toán nhanh với độ chính xác cao
C: Khả năng làm việc không mệt mỏi
D: Làm việc liên tục, ít hao tốn điện.
Câu 2: Máy tính điện tử có thể:
A: Phục vụ cho nhu cầu học tập của em
B: Tự động hóa một số công việc văn phòng
C: Dùng để chơi trò chơi, nghe nhạc, vẽ tranh.
D: Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: : Phần mềm được chia thành:
A: Phần mềm hệ thống và ứng dụng
B: Phần mềm hệ thống và giải trí
C: Phần mềm học tập và giải trí
D: Phần mềm hệ thống và soạn thảo 
Câu 4: Tám phím trên hàng phím cơ sở là các phím nào sau đây:
A: A, S, D, F, G, H, K, ;	B: A, S, D, F, G, H, J, K
C: A, S, D, F, J, K, L, ;	D: A, S, D, F, G, H, L, ;
Câu 5: Máy tính điện tử được xây dựng trên cấu trúc:
A: Thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ
B: Thiết bị ra, bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ ngoài
C: Thiết bị vào, bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị ra
D: Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào/ra.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng :
A: Khi bị mất điện thì dữ liệu trên bộ nhớ ngoài bị mất
B: Khi bị mất điện thì dữ liệu trên bộ nhớ trong bị mất
C: Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong khi máy tính hoạt động
D: Bộ nhớ trong được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.
 GV: Chèt l¹i ®¸p ¸n
I. Hệ thống các câu hỏi lý thuyết:
HS: Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra 
II. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào các đáp án mà em cho là đúng trong các câu hỏi sau đây:
Câu 1: B, C
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: B
Ho¹t ®éng 3: T×m tßi më réng 
 	- Về nhà ôn tập chương 1, 2, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 09/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 18
KIỂM TRA 45 PHÚT
A. MỤC TIÊU
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Chương I 
 - Kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh về máy tính.
 - Rèn HS kỹ năng làm bài kiểm tra.
 - Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Đề bài phôtô sẵn 
- HS: Đồ dùng học tập, ôn tập kiến thức chương 1,2, giấy kiểm tra.
C. MA TRẬN ĐỀ:
Nội dung KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng câu
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Th«ng tin vµ tin häc
c©u 8(0.5)
1
0.25
Th«ng tin vµ biÓu diÔn th«ng tin
c©u 6(0.5)
1
0.25
Em cã thÓ lµm ®­îc nh÷ng g× nhê MT
c©u 1(0.5)
c©u 3(0.5)
2
0.5
M¸y tÝnh vµ phÇn mÒm m¸y tÝnh
c©u 2(0.5), 9(0.5)
câu11(2.5)
c©u 4(0.5),7(0.5),10(0.5)
Câu 12(5)
c©u 5(0.5)
6
2
1.5
7.5
D. ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (5 đ)
Câu 1. Máy tính có khả năng lưu trữ thông tin như thế nào ? 
	A. Lớn 	B. Vô cùng lớn 	C. Vừa phải 	D. Không lớn 
Câu 2. Máy tính có 
	A. Ít loại 	B. Nhiều loại 	C. Vô số loại 	D. Một loại 
Câu 3. Máy tính có thể xử lí được 
	A. Âm thanh, chữ, hình ảnh 	B. Chữ viết, âm thanh, mùi nước hoa 	C. Văn bản, tiếng nói, mùi thức ăn 	D. Tất cả sai 
Câu 4. Nhiều công việc trong thực tế được thực hiện theo mô hình quá trình 
	A. Bốn bước 	B. Một bước 	C. Hai bước 	D. Ba bước 
Câu 5. 5 kilo byte bằng 
	A. 512 byte 	B. 2048 byte 	C. 5120 byte 	D. 1024 gyte 
Câu 6. Nốt nhạc là 
	A. Không phải là một dạng thông tin 	B. Một dạng thông tin 	
	C. Tất cả sai 	D. Một dạng dành cho nhạc sĩ 
Câu 7. Thiết bị vào thông tin có thể là 
	A. Máy vẽ, máy Photpcopy, bàn phím 	B. Máy quét, con chuột, bàn phím 	
	C. Máy quét, máy Photocopy, con chuột 	D. Màn hình, máy in, bàn phím 
Câu 8. Trong cuộc sống hằng ngày con người 
	A. Không cần có thông tin 	 B. Đôi khi cần thông tin 
	C. Thường xuyên thu nhận, xử lí và phát thông tin D. Tất cả A, B,C đều đúng 
Câu 9. Cấu trúc máy tính gồm 
	A. Bộ nhớ, thiết bị vào/ra 	 B. CPU, ROM, RAM 	
	C. Bộ nhớ, bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra D. CPU, màn hình, bộ nhớ
Câu 10 . Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị xuất:
 A. Bàn phím, chuột	 B. Chuột và màn hình
 C. Máy in và màn hình	 D. Bàn phím và màn hình
II. TỰ LUẬN (5 đ iểm):
Câu 11. Tại sao CPU được coi như bộ não của máy tính?
Câu 12. So sánh đặc điểm, chức năng giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài? 
E. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 5đ). Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
a
b
a
d
c
b
b
c
c
c
II. Tự luận (5đ).
Câu 11(2.5đ): CPU được coi như bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Câu 12 (2.5đ): So sánh đặc điểm, chức năng giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
* Chức năng: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. 
* Đặc điểm: - Bộ nhớ trong ( Ram) lưu trữ các chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc, khi máy tính tắt toàn bộ các thông tin trong bộ nhớ sẽ mất.
- Bộ nhớ ngoài: lưu trữ các chương trình và dữ liệu lâu dài, khi máy tính tắt toàn bộ các thông tin trong bộ nhớ sẽ không bị mất
Ngày soạn: 16/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 19
CHƯƠNG III: HỆ ĐIỀU HÀNH
 Bài 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết vai trò của hệ điều hành.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh mô tả vai trò của việc điều khiển trong các hệ thống phức tạp.
 - Nắm được những vấn đề cơ bản cách quản lý của hệ điều hành đối với phần cứng, phần mềm trong máy tính.
3. Thái độ:
 	- Thái độ: Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh
 4. Định hướng năng lực:
 *) Năng lực chung : Năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực CNTT.
 *) Năng lực chuyên biệt : Năng lực quan sát, năng lực phân tích, năng lực hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, hình ảnh, máy chiếu 
 - HS: Vở ghi, đồ dùng	
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Khởi động bài mới:
Trong các chương trước, em đã được làm quen với khái niệm thông tin với chiếc máy tính. Chúng ta cũng biết được những lợi ích và ứng dụng mà máy tính đem lại cho con người trong cuộc sống. Vậy thì cái gì làm cho máy tính có nhiều ứng dụng đến như vậy ?
Theo em thì cái gì đang điều khiển hoạt động bên trong một máy tính ? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để trả lời câu hỏi trên.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Các quan sát 
* Mục tiêu: 
 - Thông qua quan sát HS hiểu được sự cần thiết máy tính cần phải có hệ điều hành.
- Sử dụng PPDH trực quan, phân tích, giải thích 
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, hoạt động nhóm
- Năng lực tư duy sáng tạo
GV: Chiếu hình ảnh “quan sát 1” ở sách giáo khoa, sau đó cho các nhóm thảo luận nhận xét.
GV: Chiếu hình ảnh “quan sát 2” ở sách giáo khoa, sau đó cho các nhóm thảo luận nhận xét.
GV: Mọi chuyện sẽ hỗn loạn: Mỗi ngày đến trường HS lại phải mang theo tất cả sách vở của tất cả các môn học.
- Khi có thời khoá biểu mọi chuyện sẽ được sắp xếp và thực hiện theo đúng thời gian của thời khoá biểu. Học sinh chỉ cần mang những sách vở các môn của ngày hôm đó, chỉ học bài cũ của ngày hôm đó thôi.
GV( chốt): Vai trò của các phương tiện điều khiển
GV: 	Vậy máy tính hoạt động có dựa vào sự điều khiển của một tác nhân nào đó không?
1/ Các quan sát
* Quan sát 1: 
HS:Các nhóm nhận xét
- Trật tự của các phương tiện giao thông trên đường phố
- Vai trò, lợi ích của hệ thống đèn giao thông trên đường phố
HS: - Xe và người đi bộ đi lại không có trật tự...
* Quan sát 2:
HS:Các nhóm nhận xét
- Nề nếp học tập của học sinh khi không có thời khoá biểu.
- Nề nếp học tập của học sinh khi có thời khoá biểu
HS:
Câu trả lời là: Có. Máy tính hoạt động dựa trên sự điều khiển của hệ điều hành.
III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
 	- Yêu cầu HS làm các câu hỏi bài tập1,2,3 SGK
IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận Dụng.
- HS kể một số các thiết bị phần cứng trong máy tính, phần mềm
V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng
? Phần mềm Paint có phải là HĐH không ? Vì sao
Ngày soạn: 16/10/2017
Ngày giảng: 
Tiết: 20
VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH ( Tiếp)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết vai trò của hệ điều hành.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh mô tả vai trò của việc điều khiển trong các hệ thống phức tạp.
 - Nắm được những vấn đề cơ bản cách quản lý của hệ điều hành đối với phần cứng, phần mềm trong máy tính.
3. Thái độ:
 	- Thái độ: Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh
 4. Định hướng năng lực:
 *) Năng lực chung : Năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực CNTT.
 *) Năng lực chuyên biệt : Năng lực phân tích, năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, hình ảnh, máy chiếu 
 - HS: Vở ghi, đồ dùng	
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Khởi động bài mới:
II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Cái gì điều khiển máy tính?
* Mục tiêu: 
 - Nắm được những vấn đề cơ bản cách quản lý của hệ điều hành đối với phần cứng, phần mềm trong máy tính.
- Sử dụng PPDH trự

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_2019_truong.doc