Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 37 - Bài 7: Câu lệnh lặp
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, tham khảo sách, chuẩn bị phòng máy.
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài 7: Câu lệnh lặp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiễm tra bài cũ: (7 phút)
- GV:”Hãy viết câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và dạng đủ? Viết chương trình in ra ba chữ số 0 ở 3 dòng khác nhau.”
- HS: Câu lệnh điều kiện.
Dạng thiếu: if <điều kiện> then
Dạng đủ: if <điều kiện> then
- Chương trình:
Program ct;
Uses crt;
Begin
Writeln(‘0’);
Writeln(‘0’);
Writeln(‘0’);
Readln
End.
- GV nhận xét, ghi điểm.
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG NGÀY SOẠN: 02/12/2014 NGƯỜI SOẠN: NGUYỄN THỊ THANH LAN NGÀY DẠY : 03/12/2014 LỚP DẠY : 8/4 Tiết 37: Bài 7: CÂU LỆNH LẶP I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần. - Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For..do trong pascal. 2/ Kĩ năng: - Viết đúng được cấu trúc lặp trong một số bài toán đơn giản. - Đọc hiểu được cấu trúc lặp. 3/ Thái độ: - Nhận thức được vai trò quan trọng của vòng lặp Fordo là giúp thực hiện các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần một cách khoa học, nhanh chóng, không dài dòng, tránh sai sót và tốn thời gian. - Có ý thức học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, tham khảo sách, chuẩn bị phòng máy. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị bài 7: Câu lệnh lặp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số. 2/ Kiễm tra bài cũ: (7 phút) GV:”Hãy viết câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và dạng đủ? Viết chương trình in ra ba chữ số 0 ở 3 dòng khác nhau.” HS: Câu lệnh điều kiện. Dạng thiếu: if then ; Dạng đủ: if then else ; Chương trình: Program ct; Uses crt; Begin Writeln(‘0’); Writeln(‘0’); Writeln(‘0’); Readln End. - GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1:1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần: (10 phút) -Vậy để in ra màn hinh 100 hay 1000 chữ số 0 thì ta phải làm thế nào? Chúng ta cùng vào bài hôm nay. Tiết 37. Bài 7: Câu lệnh lặp. 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần: Gọi 1 HS đọc phần 1. - Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì có những công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần với số lần nhất định biết trước như là: đánh răng mỗi ngày hai lần, tắm mỗi ngày 1 lần. Cũng có những hoạt động chưa biết trước được số lần lặp như là học cho đến khi thuộc bài, nhặt từng cọng rau cho đến khi xong. - Ngoài các hoạt động trên thì em nào có thể thấy thêm các hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày được không? - Khi viết chương trình máy tính cũng vậy. Trong một số trường hợp ta cũng phải yêu cầu máy tính thực hiện một số câu lệnh nhiều lần. Lắng nghe. Quan sát sgk đọc phần 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần. - Các hoạt đông lặp đi lặp lại hằng ngày: Ăn ngày ba bữa, đi học mỗi ngày, gọi điện cho đến khi người nghe bắt máy Tiết 37. Bài 7: CÂU LỆNH LẶP 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần: Hoạt động 2: Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh: (18 phút) Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta dùng câu lệnh lặp. Để tìm hiểu rỏ hơn về câu lệnh lặp chúng ta qua phần 2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh: Gọi 1 HS đọc đề ví dụ 1: Để vẽ 3 hình vuông như ví dụ 1 thì ta thực hiện theo 2: Bước 1: Vẽ 1 hình vuông. Bước 2: Nếu số hình vuông đã vẽ ít hơn 3, di chuyễn bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại ta kết thúc thuật toán. Bài toán vẽ 1 hình vuông thao tác chính là lặp đi lặp lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng. Mời 1 HS đọc 3 bước của thuật toán vẽ hình vuông. Gọi 1 HS đọc ví dụ 2. Yêu cầu học sinh xem lại thuật toán ở ví dụ 3, bài 5, trang 41. Gọi 1 HS đọc lại thuật toán. Giải thích thuật toán cho HS hiểu. Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là các câu lệnh lặp. Bước 1: k← 1 (k là số đoạn thẳng cần vẽ). Bước 2: Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước sang phải. k ← k + 1 Bước 3: Nếu k 4 thì trở lại bước 2; ngược lại thuật toán kết thúc. 2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh: Ví dụ 1: Thuật toán: Bước 1: Vẽ 1 hình vuông. Bước 2: Nếu số hình vuông đã vẽ ít hơn 3, di chuyễn bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán. Thuật toán vẽ hình vuông: Gọi k là số đoạn thẳng cần vẽ Bước 1: k← 1 Bước 2: Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước sang phải. k ← k + 1 Bước 3: Nếu k 4 thì trở lại bước 2; ngược lại thuật toán kết thúc. Ví dụ 2: Thuật toán: Bước 1. SUM ← 0; i ←1. Bước 2. SUM ← SUM + i; i ← i+ 1; Bước 3. Nếu i 100 thì quay lại bước 2. Bước 4. Thông báo giá trị SUM và kết thúc thuật toán. Hoạt động 3: Ví dụ về câu lệnh lặp (6 phút) 3. Ví dụ về câu lệnh lặp: Quan sát sgk 1 em cho cô biết câu lệnh lăp trong pascal có dạng gì? Câu lệnh lặp thường gặp trong pascal có dạng: For := to do ; Trong đó for, to, do là các từ khóa, biến đếm là kiểu nguyên, giá trị đầu giá trị cuối là các giá trị nguyên. 3. Ví dụ về câu lệnh lặp: Câu lệnh lặp thường gặp trong pascal có dạng: For := to do ; Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà (3 phút) Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk. Gọi HS nhắc lại câu lệnh lặp trong pascal. Nhắc học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ và câu lệnh lặp trong pascal. IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .... Cam Ranh, ngày 02 tháng 12 năm 2014 NGƯỜI SOẠN NGUYỄN THỊ THANH LAN
File đính kèm:
- Bai_7_Cau_lenh_lap.doc