Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 11 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

HOẠT ĐỘNG 1:

Sau khi khai báo ta có thể sử dụng các biến trong chương trình. Các thao tác có thể thực hiện các biến là:

*Gán giá trị cho biến;

*Tính toán với các giá trị của biến.

Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình có dạng

Tên biến biểu thức cần gán giá trị cho biến;

Trong đó: dấu biểu thị phép gán. Vd

X -c/d: biến X nhận giá trị bằng –c/d.

Tùy theo ngôn ngữ lập trình mà kí hiệu của phép lệnh gán khác nhau.

Trong ngôn ngữ Pascal dấu phép gán đó là (:=)

Vd: x:=-c/d.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 11 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
 Tiết 11
 Ngày soạn: 15/09/2015
 Ngày dạy:
Bài 4. SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Ban đầu biết chức năng của các Biến Và Hằng trong chương trình.
Nhiệm vụ của khai báo biến trong chương trình.
Cách sử dụng Biến Và Hằng trong chương trình.
Biết cách khai bào và sử dụng biến hằng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
GV : Giáo án, SGK.
HS: SGK, tập chép.
III/ LÊN LỚP.
1. Vào Lớp :	- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm Tra Bài Củ:
	?Trình bài các kiểu dữ liệu cơ bản trong chương trình Pascal? Các phép toán so sánh với kiểu dữ liệu số?
	?Trình bài các phép so sánh trong Pascal? Mỗi phần cho ví dụ?
3. Dạy bài mới.
BÀI 4. SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
HƯỚNG DẪN CỦA GV
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: 
Sau khi khai báo ta có thể sử dụng các biến trong chương trình. Các thao tác có thể thực hiện các biến là:
*Gán giá trị cho biến;
*Tính toán với các giá trị của biến.
Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình có dạng
Tên biến biểu thức cần gán giá trị cho biến;
Trong đó: dấu biểu thị phép gán. Vd
X -c/d: biến X nhận giá trị bằng –c/d.
Tùy theo ngôn ngữ lập trình mà kí hiệu của phép lệnh gán khác nhau. 
Trong ngôn ngữ Pascal dấu phép gán đó là (:=)
Vd: x:=-c/d.
HOẠT ĐỘNG 2: 
Ngoài công cụ lưu trữ dữ liệu là Biến. Các ngôn ngữ lập trình còn cung cấp một công cụ lưu trữ là Hằng:
Khác với biến, Hằng là đại lượng không đổi.
Giống như biến, muốn sử dụng Hằng, ta phải khai báo tên của Hằng.
Vd: Const pi=3,14
Trong đó:
Const : là từ khóa để khai báo Hằng.
Pi: được gán giá trị tương ứng 4.14.
Việc khai báo hằng là rất hiệu quả trong nhiều trường hợp.
3.SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Câu lệnh gán giá trị của các ngôn ngữ lập trình thường có dạng:
Tên biến Biểu thức cần gán giá trị cho biến.
Trong Pascal kí hiệu của dấu phép gán đó lá (:=).
Vd: x:=12 (gán giá trị x=12)
 X=Y (gán giá trị X=Y).
4.HẰNG
Ngoài công cụ lưu trữ dữ liệu là Biến. Các ngôn ngữ lập trình còn cung cấp một công cụ lưu trữ là Hằng:
Khác với biến, hằng là đại lượng không đổi.
Giống như biến, muốn sử dụng hằng, ta phải khai báo tên của hằng.
Vd: Const pi=3,14
Trong đó:
Const : là từ khóa để khai báo hằng.
Pi: được gán giá trị tương ứng 3.14.
4. Củng Cố.
- Ngôn ngữ lập trình cung cấp hai công cụ để quản lí dữ liệu trong suốt quá trình tính toán đó là biến và hằng.
- Việc dùng biến và hằng có hiệu quả rất cao trong một số trường hợp mà không biết trước được dữ liệu đầu vào và việc thay đổi hàng loạt các giá trị cố định.
5. Dặn Dò
-Học bài chuẩn bị bài thực hành.
IV.Rút kinh nghiệm:
 Tuần 6
 Tiết 12
 Ngày soạn: 15/09/2015
 Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phòng thực hành vi tính.
GV : Giáo án, SGK.
HS: SGK, tập chép.
III/ LÊN LỚP.
1. Vào Lớp :	- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm Tra Bài Củ: 
	(trong quá trình dạy.)
3. Dạy bài mới.
BÀI THỰC HÀNH 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
HƯỚNG DẪN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: 
Yêu cầu:
+Khởi động máy tính. 
+Khởi động chương trình Pascal
YÊU CẦU:
-Yêu cầu hs tự đọc phần 2. nội dung:
(tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong pascal, cú pháp khai báo biến của chương trình), 
HOẠT ĐỘNG 2:
Bài 1. viết chương trình pascal có khai báo và sử dụng biến:
Yêu cầu:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Phân tích đề bài:
Phân tích điều kiện của dữ kiện:
(nhận xét: đưa ra được yêu cầu:
Tiền thanh toán: = đơn giá*số lượng+phí dịch vụ)
Xây dụng bài hoàn chỉnh:
Program tinh_tien;
Uses crt;
Var
Soluong: integer;
Dongia, thanhtien: real;
Thongbao: string;
Const phi=10000;
Begin
Clrscr;
Thongbao:=’Tong so tien phai thanh toan:’
{ nhap don gia va so luong hang}
Write(‘ Don gia = ‘) ; readln(dongia);
Write(‘ So luong = ‘) ; readln(soluong);
Thanhtien:=soluong*dongia+phi;
(*in ra so tien phai tra*)
Writeln (thongbao, thanhtien:10:2);
readln
end.
Yêu cầu:
HS tự đánh chương trình vào máy hoàn chỉnh giống như trên.
Lưu chương trình với tên tinhtien.pas. dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có.
Chạy dữ liệu với các bộ dữ liệu liệu (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.
Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 350000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sau chương trình có các lỗi như vậy.
-Khởi động máy tính.
-Quan sát:
-Đọc yêu cầu của đề bài;
- Phân tích đề bài:
Nội dung chính:
(tiền thanh toán = đơn giá * số lượng + phí dịch vụ)
- Thực hiện các yêu cầu như hướng dẫn.
*Gõ bài toán vào chương trình.
Program tinh_tien;
Uses crt;
Var
Soluong: integer;
Dongia, thanhtien: real;
Thongbao: string;
Const phi=10000;
Begin
Clrscr;
Thongbao:=’Tong so tien phai thanh toan:’
{ nhap don gia va so luong hang}
Write(‘ Don gia = ‘) ; readln(dongia);
Write(‘ So luong = ‘) ; readln(soluong);
Thanhtien:=soluong*dongia+phi;
(*in ra so tien phai tra*)
Writeln (thongbao, thanhtien:10:2);
readln
end.
-Lưu chương trình vào ổ đĩa D:\tinhtien.pas.
Chỉnh sủa các lỗi chương trình nếu có.
- Tiến hành chạy chương trình với các bộ dữ liệu quan sát kết quả nhận xét tính đúng đắn của chương trình.
- Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 350000) kiểm tra tính đúng đắn của chương trình. Tại sau? Hướng khắc phục.
4. Củng Cố.
- Cú pháp khai báo trong Pascal.
Var (danh sách biến> :;
- Cú pháp lệnh gán trong pascal:
:=
.
5. Dặn Dò
-Học bài.
IV.Rút kinh nghiệm:
 KÍ DUYỆT TUẦN 6
Ngày tháng năm 2015
ĐẶNG QUỐC KHỞI

File đính kèm:

  • docBai_thuc_hanh_1_Lam_quen_voi_Turbo_Pascal.doc