Giáo án môn Tin học 6 năm 2016 - Tiết 39 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
1. Các thành phần của văn bản.
* Khi soạn thảo văn bản trên máy tính em cần phân biệt :
- Kí tự : Là các con chữ, số, kí hiệu các kí tự được nhập từ bàn phím.
- Dòng : Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu.
- Đoạn : Gồm hiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau. Để kết thúc một đoạn văn bản ta nhấn phím Enter.
- Trang VB: là phần văn bản trên một trang in.
Tuần 21 Tiết 39 Ngày dạy: 12/01/2016 Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Học sinh biết các thành phần của văn bản gồm: kí tự, dòng, đoạn, trang. - Học sinh biết cách di chuyển con trỏ chuột bằng các phím mũi tên, phím Home, End, và bằng chuột để chèn thêm kí tự hay một đối tượng vào văn bản. - Học sinh hiểu và phân biệt được con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được việc di chuyển con trỏ chuột bằng các phím mũi tên, phím Home, End, và bằng chuột . Thái độ: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Tìm hiểu các thành phần của văn bản và con trỏ soạn thảo. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy. Chương trình soạn thảo hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) 6A1: 6A2: Kiểm tra miệng: (5’) - Em hãy liệt kê một số thành phần cơ bản trên cửa sổ Word. Nêu cách mở một trang văn bản đã có để sửa nội dung? Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt đông 1: Các thành phần của văn bản. ( 12’) GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK/71. HS: Học sinh quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK. GV: Hãy cho biết các thành phần cơ bản của Văn bản? HS: Kí tự , dòng , đoạn , trang GV: Giáo viên khẳng định lại cho học sinh nắm rõ hơn về các thành phần cơ bản của văn bản. 1. Các thành phần của văn bản. * Khi soạn thảo văn bản trên máy tính em cần phân biệt : - Kí tự : Là các con chữ, số, kí hiệucác kí tự được nhập từ bàn phím. - Dòng : Là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu. - Đoạn : Gồm hiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau. Để kết thúc một đoạn văn bản ta nhấn phím Enter. - Trang VB: là phần văn bản trên một trang in. Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo (17’) GV: Yêu cầu học sinh quan sát con trỏ soạn thảo trên màn hình Word và cho biết hình dáng của con trỏ soạn thảo. HS: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, GV: Con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo văn bản có điểm gì khác nhau. HS: Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng. Con trỏ chuột dịch chuyển tùy ý phụ thuộc vào người điều khiển GV: Giáo viên thực hiện các thao tác dịch chuyển con trỏ soạn thảo yêu cầu học sinh quan sát và tự rút ra nhận xét. 2. Con trỏ soạn thảo. * Vị trí con trỏ soạn thảo: - Con trỏ soạn thảo: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. - Vị trí: Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào văn bản. * Cách di chuyển con trỏ soạn thảo. - Có thể sử dụng phím Home (di chuyển con trỏ về đầu dòng, End (di chuyển con trỏ về cuối dòng) * Cách chèn kí tự vào văn bản: Ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn. Hoặc nháy chuột tại vị trí đó và chèn kí tự. * Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. Tổng kết. (5 phút) Hãy nêu các thành phần của văn bản. Nêu sự khác nhau giữa con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột Hướng dẫn học tập. (4 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. - Thực hiện lại các thao tác đã được học. (nếu có điều kiện). Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước mục 3 và mục 4 để chuẩn bị cho tiết sau học. - Đọc kỉ các kiểu gõ trong bảng trang 75 sách giáo khoa. 5. PHỤ LỤC.
File đính kèm:
- bai_14_soan_thao_van_ban_don_gian.doc