Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 TỪ ĐỒNG ÂM

I. MỤC TIÊU

 - Hiểu thế nào là từ đồng âm.

- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm( BT1, mụcIII ); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.

* HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 Từ điển học sinh.

 Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, có tên giống nhau.

 

doc79 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.( 29') 
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
 + Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến 1919 ? 
 + Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại ? 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng .
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, ghi các câu trả lời ra giấy nháp.
 + Từ 1075 đến 1919 số khoa thi : 185 số tiến sĩ : 2896.
 + 6 HS tiếp nối nhau đọc lại bảng thống kê. 
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
 + Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay. 
(b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào ? 
(c) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ? 
 + Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia : 1006 
(b) Số liệu được trình bày trên bảng số liệu; nêu số liệu. 
(c) Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng dẽ so sánh số liệu giữa các triều đại. 
- Kết luận.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, khen ngợi HS 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm bài trên bảng phụ. HS dưới lớp kẻ bảng, làm bài vào vở. 
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
7
4
3
6
Tổ 2
7
3
4
4
Tổ 3
8
4
4
5
Tổ 4
8
3
5
5
Tổng số học sinh trong lớp 
30
14
16
20
 + Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì ? 
+ Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất ? 
+ Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ? 
+ Bảng thống kê có tác dụng gì ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về : số người, số con là nam, số con là nữ.
 + Số tổ lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam và nữ trong từng tổ, số HS khá, giỏi trong từng tổ. 
+ Tổ 1 có nhiều HS khá giỏi nhất. 
+ Tổ 1, tổ 3 có nhiều HS nữ nhất.
+ Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng, dẽ dàng so sanh các số liệu. 
 Tập đọc
 Lòng dân ( Phần 1)
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Tranh minh hoạ trang 25, SGK
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 4')
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS lên bảng lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi : 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc.( 10')
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian. 
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- GV chia đoạn : 3 đoạn.
- Gọi HS đọc từng đoạn của đoạn kịch. 
- Yêu cầu HS đọc theo cặp. 
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch. 
b) Tìm hiểu bài.( 12')
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào thời gian nào ? 
 + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? 
 + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ? 
+ Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào ? 
 + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất ? Vì sao ? 
+ Nêu nội dung chính của đoạn kịch. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc. 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc .
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn kịch trước lớp. 
 + Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến. 
 + Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm. 
 + Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để bọn địch không nhận ra. 
 + Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch. 
 + 3 đến 5 HS phát biểu. 
 + Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
c) Đọc diễn cảm( 10')
 - Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai. GV cùng HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật
- Yêu cầu HS nêu cách đọc. 
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét HS đọc bài. 
C. Củng cố – dặn dò ( 3')
- Gọi HS nhắc lại nội dung đoạn kịch.
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà học bài và soạn phần hai của vở kịch Lòng dân
- 5 HS đọc phân vai. 
. 
- 1 HS nêu, cả lớp bổ sung ý kiến 
- 5 HS tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai. 
- 3 nhóm HS thi đọc. 
- 2 HS nhắc lại.
. 
Chính tả ( nhớ viết) 
 Thư gửi các học sinh 
I. Mục tiêu 
 - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần(BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
- HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của phần vần. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ. ( 3 ')
- Hỏi : + Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS 
 + Phần vần của tiếng gồm : âm đệm, âm chính, âm cuối. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn viết.(3')
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn. 
+ Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì? 
b) Hướng dẫn viết từ khó.(5')
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được. 
c) Viết chính tả.( 15')
d) Thu, chấm bài.
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
(10')
Bài 2 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Chốt lại lời giải đúng. 
Đáp án : 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp. 
 + Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi – chủ nhân của đất nước. 
- HS nêu các từ: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, cường quốc, 
-2 HS lên bảng, cả lớp viết ra nháp.
- HS tự viết theo trí nhớ. 
- 10 HS nôp bài cho GV chấm. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm bài tập trên bảng lớp. HS dưới lớp kẻ bảng cấu tạo vần và làm vào vở. 
- Nhận xét.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em
e
m
Yêu
yê
u
Màu
a
u
tím
i
m
Hoa
o
a
Cà
a
hoa
o
a
sim
i
m
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?. 
- Kết luận.
C. Củng cố – dặn dò ( 3')
- Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà các em nào viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài ; cả lớp ghi nhớ quy tắc viết dấu thanh và chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, sau đó tra lời trước lớp: Dấu thanh đặt ở âm chính. 
- 2 HS nhắc lại.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nhân dân 
I. Mục tiêu 
 - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
- HS khá, giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; đặt câu với các từ tìm được (BT3c).
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Giấy khổ to, bút dạ.
 • Từ điển Tiếng Việt Tiểu học. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa. 
- Gọi HS nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, đọc các từ ngữ. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.( 29') 
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
- Gọi nhóm xong trước lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về từ ngữ. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm xong trước lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- Giải thích theo ý hiểu của mình( có thể xem từ điển ) 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi của bài. 
 + Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là “ đồng bào” ? 
+Theo em từ đồng bào có nghĩa là gì ? 
- GV nêu: Từ đồng có nghĩa là cùng. Các em cùng tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng. 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm: 
- Gọi nhóm viết từ vào giấy khổ to, dán lên bảng, đọc phiếu. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận các từ đúng. 
- Gọi HS giải thích nghĩa cảu một từ trong những từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó. 
- Nhận xét câu HS đặt. 
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở Bài 2, ghi nhớ các từ có tiếng đồng mà các em vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng tìm hiểu từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng. 
- 1 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung .
-Mỗi HS viết 10 từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng vào vở. 
- 10 HS tiếp nối nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu với từ mình giải nghĩa. 
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu 
 - Kể được một câu chuyện ( đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Bảng lớp ghi sẵn đề bài. 
 • Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý: 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi HS lên bảng kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân nước ta. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét , cho điểm. 
- 2 HS kể chuyện trước lớp. 
- Nhận xét bạn kể .
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài.( 7')
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Hỏi : Đề bài yêu cầu gì ? 
 +Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm gì? 
 + Theo em, thế nào là việc làm tốt ?
 + Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai ?
+ Theo em, những việc làm như thế nào được coi là việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước ? 
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp. 
 + Việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước . 
 + Việc làm tốt là việc làm mang lại lợi ích cho nhiều người, cho cộng đồng. 
 + Nhân vật chính là những người sống xung quanh em, những người có việc làm thiết thực cho quê hương, đất nước.
+ Tiếp nối nhau phát biểu: 
- Gọi HS đọc gợi ý 3 trong SGK. 
- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng phụ.
- Em xây dựng cốt truyện của mình như thế nào theo hướng nào, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b) Kể trong nhóm.( 12')
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm; cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong câu chuyện, nêu bài học mà em học tập được hay suy nghĩ của em gì về việc làm đó. 
c) Kể trước lớp( 10')
- Tổ chức HS tự thi kể.
- GV ghi nhanh lên bảng: tên HS, nhân vật chính của chuyện, việc làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó. 
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa hành động, nhân vật chính, xuất xứ câu chuyện .
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu, Sau khi nghe bạn kể. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS . 
C. Củng cố – dặn dò (5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà kể lại chuyện em đã nghe các bạn kể cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu, xem tranh minh hoạ câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Tiếp nối nhau giới thiệu về chuyện của mình trước lớp. 
- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.
- 7 đến 10 HS tham gia kể chuyện. 
- Trao đổi với nhau trước lớp. 
- Nhận xét nội dung truyện và cách kể chuyện của bạn. 
Tập đọc
Lòng dân (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng , thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Tranh minh hoạ trang 30, SGK.
 • Bảng phụ ghi sẵn đoạn kịch cần luyện đọc.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 4')
- Gọi 6 HS đọc phân vai phần 1 vở kịch Lòng dân.
- Gọi 1 HS nêu nội dung phần 1 của vở kịch. 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 6 HS đọc theo vai. 
- 1 HS trả lời. 
- 1 HS nhận xét. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc.( 10') 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn kịch (2 lượt).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu. 
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
b) Tìm biểu bài. (12')
 (1) An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ? 
(2) Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ? 
(3) Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch ? 
- Gọi HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau:
(4) Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
 (5) Nội dung chính của vở kịch là gì ? 
- Ghi nội dung chính của bài .
- Kết luận .
c) Đọc diễn cảm.( 8')
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung nêu giọng đọc của bài.
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm (đoạn đầu).
 + GV đọc mẫu đoạn kịch. 
- Gọi 5 HS đọc đoạn kịch trên theo vai. 
- Tổ chức cho HS đóng kịch trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS thi đóng kịch trước lớp.
- GV yêu cầu HS bình chọn nhóm đóng kịch hay nhất, bạn đóng vai đạt nhất. 
- Nhận xét chung.
C. Củng cố – dặn dò.( 5')
 - Hỏi : Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn kịch ? Vì sao ? 
 - Nhận xét câu trả lời của HS .
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà đọc toàn bộ đoạn kịch, phân vai dựng lại vở kịch và soạn bài Những con sếu bằng giấy. 
-3 HS lần lượt đọc theo thứ tự .
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối đọc từng đoạn của bài (đọc 2 vòng). 
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
- 1 HS đọc thành tiếng .
(1) - HS trả lời.
(2) Dì vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để chỗ nào, khi cầm giấy tờ ra thì lại nói rõ tên tuổi của chồng, bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo. 
(3) Lần lượt HS trả lời.
(4) Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. 
(5) Vở kịch ca ngợi mẹ con dì Năm mưu trí, dũng cảm để lừa giặc cứu cán bộ. 
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài 
- 1 HS nêu, các HS khác bổ sung ý kiến. 
- HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay. 
-5 HS đọc theo vai .
 - 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng đóng kịch..
- 3 tốp thi đóng kịch, các HS khác xem, nhận xét.
- HS trả lời.
 Tập làm văn
 Luyện tập tả cảnh 
I. Mục tiêu 
 - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa. 
 • Giấy khổ to, bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi 5 HS mang bài để GV kiểm tra việc lập báo cáo thống kê số người ở khu em ở. 
- Nhận xét việc làm bài ở nhà của HS. 
- 5 HS mang vở lên cho GV kiểm tra. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.( 29') 
Bài 1 
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm .
 (a) Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến ? 
(b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
(c) Tìm nhừng từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời, trong và sau trận mưa?
(d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ? 
- 2 HS đọc thành tiếng ( 1 HS đọc bài Mưa rào, 1 HS đọc các câu hỏi).
- Hoạt động nhóm 2 , thảo luận trả lời câu hỏi.
 - Lần lượt trả lời câu hỏi a , b , c
 (d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng mắt, tai, cảm giác của làn da, mũi. 
- GV giảng.
 + Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả ? 
 + Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay ? 
- GV giảng.
 + Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian : lúc trời sắp mưa -> mưa -> tạnh hẳn. Tác giả quan sát mọi cảnh vật rất chi tiết và tinh tế. 
 + Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát.
- Yêu cầu HS lập dàn ý.
- GV hướng dẫn : 
 + Phần mở bài cần nêu nhừng gì ? 
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào ? 
- GV giảng.
- GV hỏi: 
 + Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa ? 
 + Phần kết bài em nêu những gì ? 
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý. 
- Gọi 2 HS dán bài lên bảng.
- Nhận xét , cho điểm HS.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả cơn mưa, mượn dàn ý của những bạn khác để tham khảo và chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 3 HS đọc thành tiếng bài của mình trước lớp. 
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
 + Phần mở bài giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa. 
+ Cảnh vật thường có trong mưa : mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông, 
+ Phần kết bài có thể nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa. 
- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Dán và đọc bài trên phiếu.
Luyện từ và câu
Luyện tâp về từ đồng nghĩa 
I. Mục tiêu 
 - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ(BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng1, 2 từ đồng nghĩa(BT3).
- HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Đoạn văn ở bài tập 1 viết sẵn trên bảng. 
 • Các thẻ chữ ghi : 
xách 
; 
đeo 
; 
khiêng
; 
kẹp 
; 
vác
 • Giấy khổ to, bút dạ. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu hỏi có từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.(1')
2. Hướng dẫn làm bài tập.( 29')
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK để thấy rõ từng từ điền là phù hợp.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- GV hỏi đẻ HS nhớ nghĩa của mỗi từ trong nhóm: 
 + Các từ:xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì ? 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đặt câu với các câu tục ngữ.
- Nhận xét, khen ngợi HS .
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
- Hỏi : Em chọn khổ thơ nào trong bài thơl để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào ? 
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. 
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. 
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạ

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_1_5.doc