Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức - kĩ năng :

- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lộc chi tiết trong bài văn miêu tả.

- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.

2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.

 - GV giấy khổ to, bút lông

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc52 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được là thành viên của đội tình nguyện để mang những đóng góp của mình góp phần vào việc xoa dịu nỗi đau da cam.
- HS làm bài
- HS quan sát
- HS đọc 
- HS nhận xét bài của bạn
Tuần: 6
Tiết 12
Ngày dạy: 05/ 10/ 2018
Bài 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu 
1/ Kiến thức - kĩ năng : 
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1) .
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2) .
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị: 
 Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, hồ, đầm...
III. Các bước lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học này ( quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước)
 3/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
và trả lời các câu hỏi trong bài 
 H: Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
H: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
H: Câu văn nào cho em biết điều đó?
H: Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
H: Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
H: Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị nào?
H: Theo em liên tưởng có nghĩa là gì?
 Đoạn văn b: 
H: Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
H: con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
H: Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
H: Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
H: Việc sử dụng nghệ thuật liên tưởng có tác dụng gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ trước.
- Nhận xét bài làm của HS và tuyên dương
4/ Củng cố 
HS nêu lại tên bài học
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về sửa lại bài và hoàn thiện dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
- hát vui
- HS mang vở để GV KT
- HS nghe
- HS nêu
+Nhà văn đã miêu tả cảnh biển
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây
+ Câu văn:" Biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời"
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dộng gió.
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ khi quan sát biển, tá giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
+ Nhà văn miêu tả con kênh
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
+ làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- HS đọc
- 3 HS đọc bài chuẩn bị của mình
- Lớp nhận xét bài của bạn
Tuần: 7
Tiết 13
Ngày dạy: 11/ 10/ 2018
Bài 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu 
1/ Kiến thức - kĩ năng : 
- Xác định được phần mở bài , thân bài , kết bài của bài văn (BT1) , hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2 , BT3) .
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị:	
GV: Tranh ảnh minh hoạ Vịnh hạ Long trong SGK. giấy phiếu khổ to ghi lời giải của bài tập 1 .
HS Chuẩn bị tập sách, đọc trước bài ở nhà... 
III. Các bước lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Thu chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS
- GV nhận xét bài làm của HS 
3/ Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
- HS đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long 
H: Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên
H: Phần thân bài gồm có mấy đoạn? mỗi đoạn miêu tả những gì?
H: Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
- 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình.
- GV nhận xét sửa chữa bổ xung 
4/ Củng cố 
Hs nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh
5/ Dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà đọc và viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu và viết một đoạn văn miêu tả về sông nước.
- Hát vui
- 3 HS nộp bài 
- HS nghe
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm 2
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước VN.
+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ long....theo gió ngân lên vang vọng.
+ Kết bài: Núi non, sông nước ....mãi mãi giữ gìn.
- Phần thân bài gồm 3 đoạn:
+ Đ1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long
+ Đ2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long
+ Đ3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
- Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. với cả bài mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.
- HS đọc
- HS thảo luận 
+ Đ1: Câu mở đoạn b Vì câu mở giới thiệu được cả một vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong bài
+ Đ2: Câu mở đoạn c Vì có quan hệ từ nối tiếp nối 2 đoạn . Giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Đ1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ...in dấu chân người.
Đ2: Nhưng Tây Nguyên....Trên những ngọn đồi.
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- 2 HS viết
- 3 HS đọc 
Tuần: 7
Tiết 14
Ngày dạy: 12/ 10/ 2018
Bài 14: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu: 
1/ Kiến thức - kĩ năng 
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật , rõ trình tự miêu tả 
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
GV: Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS, Một số bài văn hay tả cảnh sông nước.
HS Chuẩn bị tập sách, đọc trước bài ở nhà...
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét tuyên dương
 3/ bài mới
a. Giới thiệu bài
Các em đã lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của đoạn văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay, các em cùng thực hành viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả cảnh sông nước.
 b. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý
- Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn 
- Yêu cầu 5 HS đọc bài của mình 
- GV nhận xét bổ xung tuyên dương những HS đạt yêu cầu.
4/ Củng cố 
 HS nêu lại tên bài học
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục hoàn thiện bài và ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Hát vui
- 3 HS đọc bài 
- HS nghe
- HS đọc đề và gợi ý
- HS đọc
- HS làm bài
- 5 HS đọc bài của mình
Tuần: 8
Tiết 15
Ngày dạy: 18/ 10/ 2018
Bài 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
1/ Kiến thức - kĩ năng 
- Lập được dàn ý một bài văn tả một cạnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài .
- Dựa vào dàn ý (thân bài) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương .
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị: 
- Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp của đất nước 
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý trên giấy trình bày trước lớp Bảng phụ ghi vắn tắt những gợi ý cho HS lập dàn bài
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
- Nhận xét, tuyên dương HS 
- Nhận xét việc chuẩn bị bài của HS 
3/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài 
 Trong tiết học hôm nay, trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn bài cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cùng HS XD dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi.
- GV ghi câu trả lời của HS lên bảng
H: Phần mở bài em cần nêu được những gì?
H: hãy nêu nội dung chính của thân bài?
H: Phần kết bài cần nêu những gì?
- Yêu cầu HS tự lập dàn bài
2 HS làm vào giấy khổ to.
- HS dán bài lên bảng GV và HS nhận xét 
- 3 HS đọc bài của mình GV nhận xét bổ xung 
 Bài 2
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- HS đọc bài văn của mình 
- GV nhận xét tuyên dương
4/ Củng cố:
HS nêu lại tên bài học
Nêu lai cấu tạo bài văn tả cảnh
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.
- Hát vui
- 3 HS đọc bài 
- HS đọc yêu cầu
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian địa điểm mà mình quan sát.
+ Thân bài: tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở lên gần giũ, hấp dẫn người đọc
+ các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp..
+ Kết bài: nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương.
- cả lớp làm vào vở, 2 HS viết vào giấy khổ to
- HS trình bày 
- 3 HS đọc bài của mình
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- HS đọc bài của mình 
Bài 16: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Tuần: 8
Tiết 16
Ngày dạy: 19/ 10/ 2018
(Dựng đoạn mở bài, kết bài).
 I. Mục tiêu: 
1/Kiến thức - kĩ năng 
- Nhận biết và nêu được cách viết hia kiểu mở bài : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp(BT1) .
- Phân biệt được hai cách viết kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (BT2) ; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp , đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3) .
2/Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị: 
 Giấy khổ to và bút lông
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em?
- GV nhận xét tuyên dương
 3/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài
H: Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh?
Thế nào là mở bài gián tiếp?
Thế nào là kết bài tự nhiên?
Thế nào là kết bài mở rộng?
GV Muốn có một bài văn tả cảnh hay hấp dẫn người đọc các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài và kết bài. Phần mở bài gây được bất ngờ tạo sự chú ý của người đọc, phần kết bài sâu sắc, giàu tình cảm sẽ làm cho bài văn tả cảnh thật ấn tượng sinh động .Hôm nay các em cùng thực hành viết phần mở bài và kết bài trong văn tả cảnh
b. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- Yêu cầu HS đọc nội dung , yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS trình bày
H: Đoạn nào mở bài trực tiếp?
 đoạn nào mở bài gián tiếp?
H: Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài
- HS HĐ nhóm 4. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm
- Gọi nhóm có bài viết giấy khổ to dán phiếu lên bảng
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ xung 
- GV nhận xét KL: 
+ Giống nhau : đêu nói lên tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường 
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: Khẳng định con đường là người bạn quý gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu cảu tác giả . Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS , ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
H: em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài
- HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài của mình
- GV nhận xét tuyên dương
Phần kết bài thực hiện tương tự
4/ Củng cố 
HS nhắc lại 2 cách mở bài , 2 cách kết bài
5/ Dăn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài 
- Hát vui
- 3 HS lần lượt đọc 
+ Trong bài văn tả cảnh mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay cảnh định tả
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả
+ cho biết kết thúc của bài tả cảnh
+ kết bài mở rộng là nói lên tình cảm của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vật định tả 
- HS đọc
- HS thảo luận 
- HS đọc đoạn văn cho nhau nghe 
+ Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên nguyễn Trường Tộ
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương ... rồi mới giới thiệu con đường định tả.
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm
- Lớp nhận xét
+ Kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
- HS đọc
- HS làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
Bài 17: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH,
Tuần: 9
Tiết 17
Ngày dạy: 25/ 10/ 2018
TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
1/ Kiến thức - kĩ năng 
- Nêu được lí lẽ , dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn , rõ ràng trong thuyết trình , tranh luận một vấn đề đơn giản .
* Kĩ năng sống: -Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT1 
- Một số tờ giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 3a
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- HS đọc đoạn mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường 
- GV nhận xét kết luận tuyên dương
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu bài học
 b. Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài tập 1
- HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào giấy khổ to đã kẻ sẵn bảng tổng hợp theo mẫu dưới đây và trình bày 
- lời giải
Câu a- vấn đề tranh luận: cái gì quý nhất trên đời?
Câu b- ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn
- Hát vui
- 2 HS đọc 
 ý kiến của mỗi bạn
Hùng: Quý nhất là lúa gạo
Quý: Quý nhất là vàng
Nam: Quý nhất là thì giờ
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
- có ăn mới sống được
- có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
- có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc được
Câu c- ý kiến lí lẽ và thái độ trnh luận của thầy giáo
Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?
Thầy đã lập luận như thế nào?
Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
H; Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?
GVKL các ý kiến của hS
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài 
-Tổ chức HS thảo luận nhóm 
- Gọi HS phát biểu
- GV nhận xét , bổ xung 
+ Người lao động là quý nhất
+ Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, bạc, thì giờ cũng trôi qua vô ích
+ thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí
 Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý
Nêu câu hỏi : Ai làm ra lúa gạo, vàng, bạc, ai biết dùng thì giờ?Rồi giảng giải để thuyết phục HS ( lập luận có lí)
+ Phải hiểu biết vấn đề; phải có ý kiến riêng; phải có dẫn chứng; phải tôn trọng người tranh luận
- HD nêu
- HS thảo luận nhóm 2
- 3 HS trả lời
VD: Hùng: Theo tớ thì lúa gạo là quý nhất. Các cậu thử xem chúng ta sẽ ra sao nếu như không ăn. Không ăn con người sẽ chết, không đủ sức lực để làm việc gì cả. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là "hạt vàng" là gì
4/ Củng cố 
HS nêu lại tên bài học
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tuần: 9
Tiết 18
Ngày dạy: 28/ 10/ 2018
Bài 18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH
 TRANH LUẬN
 I. Mục tiêu: 
1/Kiến thức - kĩ năng 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ , dẫn chứng để thuyết trình , tranh luận một vấn đề đơn giản (BT1).
* Kĩ năng sống: -Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
2/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị: 
 Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi
H: Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
H: khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét tuyên dương
3/ Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Các em đã biết các điều kiện cần thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn.
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 bài 1
- Gọi HS đọc phân vai truyện
H: các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
H: ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi các ý sau lên bảng
+ Đất: có chất màu nuôi cây
+ nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ không khí: cây cần khí trời để sống
+ ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
H: ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
GVKL: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kl: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
4/ Củng cố
HS nêu lại tên bài học
khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe.
- Hát vui
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
Bài 19: ÔN TẬP
Tuần: 10
Tiết 19
Ngày dạy: 01/ 11/ 2018
I. Mục tiêu: 
1/ Kiến thức - kĩ năng 
- Tìm được từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1 , BT2 (chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e) .
- Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm , từ trái nghĩa (BT3, BT4) .
- HS khá giỏi thực hiện được toàn bộ BT2 
2/Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị: 
 Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp
bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1/ Ổn định:
2/ KTBC
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu bài học
b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
H; Hãy đọc các từ in đậm trong bài văn
H: Vì sao phải thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác?
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp
- Gọi HS trả lời
Hát vui
- HS đọc yêu cầu
+ HS đọc 
+ Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm 2
- 4 HS nối tiếp nhau phát biểu
KL câu đúng:
+ Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu hoàng và nói: Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa? Hoàng nói với ông : Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018_2019.doc