Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 100: Âm uân-uyên - Năm học 2018-2019

3. Giới thiệu bài: (1’)

- GV nói: “Ở tiết học trước các con đã được học vần uơ và uya. Hôm nay cô sẽ dạy các con vần mới là uân và uyên”.

- Tiết học hôm nay của chúng ta gồm 3 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Dạy vần “uân”, vần “uyên”.

+ Hoạt động 2: Luyện viết.

+ Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.

4. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Dạy vần: “uân”, vần “uyên” (14’)

 Mục tiêu: HS đọc được vần, tiếng, từ khoá có mang vần uân – uyên.

 Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.

 Dạy vần “uân”:

a ) Nhận diện vần: uân

- GV đưa mẫu vần “uân”.

- GV đọc mẫu “uân”.

- GV hỏi: “Bạn nào có thể phân tích cho cô vần uân?”

- GV chốt ý lại: Vần “uân” được cấu tạo bởi 3 âm ghép lại với nhau. Âm “u” đứng trước, âm “â” đứng giữa, âm “n” đứng cuối.

- GV nói: Bây giờ các con hãy so sánh và cho cô biết giữa vần “uya” và vần “uân” giống và khác nhau ở điểm nào?

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 100: Âm uân-uyên - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:
Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 100: uân, uyên (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cấu tạo của vần uân, uyên.
- HS biết được uân, uyên trong các tiếng, từ khóa.
2. Kĩ năng:
- HS đọc và viết được uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền. 
- HS nhận ra được uân, uyên trong các từ ngữ ứng dụng. Đọc được từ ứng dụng.
3. Thái độ:
BVMT: Chim khuyên là loài chim có ích ta phải bảo vệ.
KNS: Qua từ bóng chuyền, rèn luyện các thói quen tích cực: chơi thể thao.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Tranh minh họa SGK.
+ Giáo án điện tử.
- Học sinh: 
+ Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1’)
- Cả lớp hát bài: “Xúc xắc xúc xẻ”.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Bài cũ: uơ – uya
Kiểm tra đọc ở trong SGK.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 34, 35. Đọc trang bên trái.
- GV mời 1 HS đọc vần, tiếng, từ dưới tranh.
- Gọi HS nhận xét à GV nhận xét.
- GV gọi 1 HS đọc 4 từ ứng dụng.
- Trong từ: “thuở xưa”, tìm tiếng nào có chứa vần “uơ”.
- 1 HS đọc 4 từ ứng dụng. GV hỏi: Trong từ “trăng khuya”. Tiếng nào có vần “uya”.
- GV cho HS đọc đoạn thơ trang bên phải.
- GV đặt câu hỏi: “Tìm trong đoạn thơ tìm tiếng có chứa vần uya”.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Kiểm tra viết: “huơ vòi”, “đêm khuya”.
- GV yêu cầu HS lấy bảng con ra.
- GV nói: Cô chia cả lớp mình thành 2 đội: 
Đội A: viết từ “huơ vòi”.
Đội B: viết từ “đêm khuya”.
- GV cho cả lớp giơ bảng, quan sát lớp và nhận xét. Chú ý những bạn viết sai nên lưu ý hơn.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nói: “Ở tiết học trước các con đã được học vần uơ và uya. Hôm nay cô sẽ dạy các con vần mới là uân và uyên”.
- Tiết học hôm nay của chúng ta gồm 3 hoạt động:
+ Hoạt động 1: Dạy vần “uân”, vần “uyên”.
+ Hoạt động 2: Luyện viết.
+ Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Dạy vần: “uân”, vần “uyên” (14’)
 Mục tiêu: HS đọc được vần, tiếng, từ khoá có mang vần uân – uyên.
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành. 
Dạy vần “uân”:
a ) Nhận diện vần: uân
- GV đưa mẫu vần “uân”. 
- GV đọc mẫu “uân”. 
- GV hỏi: “Bạn nào có thể phân tích cho cô vần uân?”
- GV chốt ý lại: Vần “uân” được cấu tạo bởi 3 âm ghép lại với nhau. Âm “u” đứng trước, âm “â” đứng giữa, âm “n” đứng cuối.
- GV nói: Bây giờ các con hãy so sánh và cho cô biết giữa vần “uya” và vần “uân” giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV yêu cầu HS tìm ghép các âm để tạo thành vần “uân” ở bảng cài ĐDHT của học sinh.
- GV nhận xét và giảng:
+ Giống: Bắt đầu bởi âm “u”
+ Khác: Vần “uya” có âm đôi “ya” đứng cuối vần, vần uân có âm “â” đứng ở giữa và âm “n” đứng ở cuối.
b) Hướng dẫn đánh vần:
- GV đánh vần mẫu: u – â – nờ - uân.
- GV nói: Khi đánh vần vần “uân” có âm “u” đứng trước nên các con phải đọc tròn môi. 
- GV gọi HS đánh vần: vần “uân”.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- GV: Các con hãy đọc trơn vần “uân”. 
- GV nhận xét, tuyên dương: “Cả lớp chúng ta rất giỏi. Các con cho 1 tràng pháo tay nào”.
- GV hỏi: Cô có vần “uân”, muốn được tiếng “xuân” cô phải làm sao?
- GV yêu cầu HS tìm âm “x” ghép với âm “uân” trong bảng cài.
- Các con hãy nghe cô hướng dẫn đánh vần tiếng xuân: xờ - uân - xuân
- GV yêu cầu HS đánh vần tiếng “xuân”.
- GV nói: Các con hãy đọc trơn cho cô tiếng “xuân”.
- GV nói: Các con hãy chú ý quan sát bức tranh trên bảng và cho cô biết bức tranh vẽ gì nào?
- GV nói: Đúng rồi nha các con, bức tranh vẽ cảnh mùa xuân. Là mùa chuyển tiếp từ đông sang xuân, mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm. Mùa xuân thì trăm hoa đua nở, chim kêu ríu rít. 
- GDHS: Mùa xuân có rất nhiều bông hoa nở rộ. Khi các con được ba mẹ dẫn đi tham quan công viên thì các con nhớ đừng hái hoa, bẻ cành nhé. Vì nhờ những bông hoa đẹp đó mới làm cho thành phố ta thêm tươi đẹp.
- GV rút ra từ khóa: “mùa xuân”.
- GV nói: Các con hãy đọc cho cô từ khóa “mùa xuân”.
- GV hỏi: Trong từ “mùa xuân” có tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học? 
- GV nhận xét: Trong từ “mùa xuân” có tiếng “xuân”chứa âm “uân” mà chúng ta vừa học.
- GV đọc mẫu từ “mùa xuân”: 
- GV yêu cầu HS đọc: uân – xuân – mùa xuân
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Dạy vần: “uyên”
Quy trình tương tự như vần uân.
a) Nhận diện vần: uyên.
- GV đưa mẫu vần “uyên”. 
- GV đọc uyên
- GV nói: Các con hãy phân tích cho cô vần “uyên”nào?
- GV nhận xét, nhắc lại cho cho HS:“uyên” có âm “u” đứng đầu, đến nguyên âm đôi “yê” đứng giữa, âm “n” đứng cuối.
- GV cho HS nêu miệng tìm các âm để thành vần “uyên”.
- GV: Giờ các con hãy so sánh và cho cô biết giữa vần “uân” và vần “uyên” giống và khác nhau ở điểm nào? 
- GV nhận xét và nói:
+ Giống: vần “uân” và vần “uyên” có âm “u” và âm “n”.
+ Khác: vần “uân” có âm “â” ở giữa, vần “uyên” có nguyên âm đôi “yê” ở giữa.
- GV: Các con chú ý vì vần “uân” có âm “â” đứng giữa. Vần “uyên” có nguyên âm đôi “yê” đứng giữa nên các đọc cũng khác nhau. Các em lắng nghe cô đọc: uân, uyên.
- GV cho HS ghép vần “uyên” ở bảng cài.
b) Hướng dẫn đánh vần:
- GV đánh vần mẫu: u –b yê - nờ - uyên.
- GV nói: Các con hãy đánh vần cho cô vần “uyên”.
- GV chỉnh sửa cho HS đọc sai.
- GV gọi HS đọc trơn vần “uyên”.
- GV yêu cầu HS ghép ở bảng cài: Có vần “uyên” các con hãy thêm âm đầu và dấu thanh để tạo nhiều tiếng mới. Riêng nhóm 8 các con thêm âm và dấu thanh gì để tạo thành tiếng “chuyền”.
- GV cho thi đua giữa 2 đội nói tiếng mới có vần “uyên”.
- GV: Cô mời 1 bạn phân tích cho cô tiếng “chuyền”?
- GV: Các con giỏi lắm, phân tích đúng rồi. Tiếng “chuyền” gồm có âm “chờ” đứng trước, vần “uyên” đứng sau, dấu huyền đặt trên đầu âm “ê”.
- GV hướng dẫn HS đánh vần tiếng “chuyền”: 
 chờ - uyên – chuyên - huyền - chuyền.
- GV chỉnh sửa cho HS đọc sai.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng “chuyền”.
- GV đưa tranh và hỏi HS: Các con hãy cho cô biết tranh vẽ gì nào?
- GV: Đúng rồi đó các con. Bức tranh này vẽ các bạn đang chơi bóng chuyền. Bóng chuyền là môn thể thao chia thành 2 đội, người chơi dùng tay chuyền và đánh bóng qua lại trên lưới căng ngang giữa sân. 
GDHS: Đây là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, giúp các con tăng cường thể lực và chiều cao. Ở trường chúng ta cũng có sân tập bóng chuyền, sau mỗi buổi học hoặc các ngày cuối tuần các con có thể tham gia chơi bóng chuyền để giúp cho sức khỏe thêm dẻo dai và phát huy chiều cao nữa nhé. Các con lưu ý không được chơi bóng chuyền vào giờ ra chơi vì giờ ra chơi có rất nhiều bạn học sinh đi qua nếu chơi không cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho người khác nhé!
- GV rút ra từ khóa: “bóng chuyền”.
- GV nói: Các con hãy đọc cho cô từ khóa: “bóng chuyền”.
- GV hỏi: Trong từ “bóng chuyền”, tiếng nào chứa vần chúng ta vừa mới học?
- GV yêu cầu HS đọc: “bóng chuyền”. 
- GV gọi HS đọc: uyên – chuyền – bóng chuyền
- GV gọi HS đọc toàn bài trên bảng.
- GV chỉnh sưả phát âm cho HS.
NGHỈ GIỮA TIẾT. (3’)
 - GV chuyển ý: Ở HĐ1 cô đã dạy các con đọc các vần, các tiếng, từ có mang vần “uân”, “uyên”. Tiếp tục cô sẽ hướng dẫn các con luyện viết. Chúng ta cùng nhau qua hoạt động 2 nhé!
* Hoạt động 2: Luyện viết. (7’)
Mục tiêu: HS viết được vần, tiếng, từ khoá có mang vần uân – uyên
Phương pháp: trực quan, hỏi đáp, luyên tập.
- GV hướng dẫn HS viết “uân”, “mùa xuân”
Viết vần “uân”:
- GV gắn chữ mẫu: “uân”
- GV yêu cầu HS nêu độ cao của các con chữ trong vần “uân”?
- GV hướng dẫn HS viết vần “uân”: Để viết vần “uân”, các con hãy đặt bút từ dòng kẻ thứ 2 viết con chữ u, rê bút viết tiếp con chữ a rồi rê bút nối liền viết con chữ en-nờ, kết thúc nằm ngay đường kẻ thứ 2. Tiếp tục lia bút đánh dấu phụ trên đầu con chữ a.
(Lưu ý: GV vừa nêu quy trình viết, vừa viết ở bảng lớp.)
- GV yêu cầu HS lấy bảng con ra viết cho cô vần “uân”nào.
- GV cho HS giơ bảng. GV quan sát lấy 1 bảng HS viết đẹp. GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai.
Viết vần “uyên”:
- GV gắn chữ mẫu: “uyên”
- GV yêu cầu HS nêu độ cao của các con chữ trong vần “uyên”?
- GV nêu: Vần “uyên”, có âm “u, ê, n” độ cao 2 ô ly, âm “y”độ cao 5 ô ly.
- GV hướng dẫn HS viết vần uyên: Đặt bút ngay đường kẻ thứ 2 viết con chữ u, sau đó rê bút viết tiếp con chữ yê, rê bút viết con chữ en-nờ, lia bút viết dấu phụ ở con chữ e kết thúc nằm tại đường kẻ thứ 2.
Lưu ý: GV vừa nêu quy trình viết, vừa viết ở bảng lớp.
- GV yêu cầu HS viết bảng con: uyên
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai.
Hướng dẫn viết từ “mùa xuân”:
- GV gắn từ mẫu: “mùa xuân”.
- GV hỏi HS nêu độ cao các con chữ trong từ: 
“mùa xuân”và khoảng cách từ chữ “mùa” sang chữ “xuân”.
- GV hướng dẫn cách viết từ: “mùa xuân”.
Đầu tiên các con viết chữ “mùa”. Đặt bút ngay đường kẻ thứ 2 viết chữ mua, kết thúc tại đường kẻ thứ 2, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ u, được chữ “mùa”. Sau đó cách 1 con chữ o viết tiếp chữ “xuân”. Đặt bút tại đường kẻ thứ 2 viết chữ xuân, kết thúc ở đường kẻ thứ 2, lia bút đánh dấu phụ trên đầu con chữ a.
Lưu ý: Khi viết các con nhớ viết liền nét với nhau.
- GV yêu cầu HS viết từ “mùa xuân” vào bảng con.
- Riêng nhóm 8 viết chữ: “xuân” thôi.
- GV quan sát, nhận xét lỗi sai.
Hướng dẫn viết từ: “bóng chuyền”.
- GV gắn chữ mẫu: “bóng chuyền”.
- GV cho HS nêu độ cao các con chữ và khoảng cách các chữ.
- GV nhắc lại: Trong từ “bóng chuyền” con chữ bê, hắt, giê, con chữ y dài cao 5 ô li, các con chữ còn lại cao 2 ô li.
- GV hướng dẫn cách viết “bóng chuyền”: Đặt bút ngay đường kẻ thứ 2 viết chữ “bóng” kết thúc tại đường kẻ thứ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ “o” được chữ “bóng”. Sau đó cách 1 con chữ “o” viết tiếp chữ “chuyền”. Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết chữ “chuyên kết thúc ở đường kẻ thứ 2 , lia bút viết dấu phụ trên đầu con chữ “ê”, viết dấu huyền trên đầu con chữ “ê” được chữ “chuyền”. 
Lưu ý: Khi viết các con nhớ viết liền nét với nhau.
- GV yêu cầu HS viết từ “bóng chuyền” vào bảng con.
- Riêng nhóm 8 viết chữ “chuyền”thôi.
- GV quan sát, nhận xét lỗi sai.
* Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng (7’)
Mục tiêu: HS đọc được các tiếng, từ có mang vần uân – uyên.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, giảng giải.
- GV treo tranh, hoặc đưa vật thật để hướng dẫn HS quan sát giới thiệu các từ ứng dụng.
- GV treo tranh “huân chương” và hỏi: “Các con cho cô biết tranh vẽ gì?”
- GV giảng: “Tranh vẽ huân chương nha các con. “Huân chương” làm bằng kim loại. Dùng làm phần thưởng lớn do nhà nước trao tặng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc. Như huân chương lao động, huân chương kháng chiến
- GV rút ra từ: “huân chương”.
- GV hỏi: “Bạn nào cho cô biết trong từ “huân chương” có tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học?”
- GV yêu cầu HS đọc: “huân chương” 
- GV chỉnh sửa cho HS đọc sai.
- GV treo tranh cuốn lịch và hỏi: “Các con nhìn thấy gì trong tranh?” 
- GV rút ra từ “tuần lễ”
- GV nói: Một tuần lễ gồm 7 ngày là từ thứ hai đến chủ nhật. Một tuần lễ thì trôi qua rất nhanh. Vì vậy cô mong rằng các con hãy học thật tốt để đạt kết quả cao trong kì kiểm tra giữa kì II nhé!
- GV gọi HS đọc từ: “tuần lễ”.
- GV hỏi: Bạn nào cho cô biết trong từ “tuần lễ” có tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học?
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV treo bức tranh tiếp theo và hỏi: “Tranh vẽ gì vậy các con?”
- GV nói: Tranh vẽ 1 con chim khuyên. “Chim khuyên” là một loài chim nhỏ, hót rất hay. Chim thường có màu xanh. Người ta hay ví những bạn hát hay như tiếng hót của chim vành khuyên. Vì vậy các con không được bắt chim non hoặc chọc phá chim. Vì chim mang lại tiếng hót rất hay cho các con.
- GV rút ra từ “chim khuyên”
- GV yêu cầu HS đọc: “chim khuyên”.
- GV hỏi: Trong từ “chim khuyên”, tiếng nào chứa vần các con vừa mới học?
- GV nhận xét.
- GV treo tranh các bạn đang kể chuyện và hỏi HS: “Các con cho cô biết tranh vẽ gì?”
- GV giới thiệu: Tranh vẽ các bạn đang ngồi kể chuyện cho nhau nghe nha các con.
- GV rút ra từ “kể chuyện”
- GV nói: Các con đã được nghe bà, mẹ, cô giáo kể những câu chuyện cổ tích rồi đúng không? Từ các câu chuyện là những bài học về cuộc sống như câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ dạy các con phải biết vâng lời người lớn nhé!
- GV yêu cầu HS đọc: “kể chuyện”
- GV hỏi: “Bạn nào phân tích cho cô tiếng: “chuyện”?
- GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
- GV yêu cầu HS 4 từ ứng dụng: 
 huân chương chim khuyên
 tuần lễ kể chuyện
- GV chỉ thứ tự và chỉ không thứ tự cho HS đọc bài.
- GV yêu cầu HS 1 đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố: (3’)
Trò chơi: ONG ĐI TÌM MỒI
- Cô chia lớp mình thành 2 đội. 
- Đội A: Tìm tiếng, từ có vần “uân”.
- Đội B: Tìm tiếng, từ có vần “uyên”.
- GV phổ biến luật chơi. 
- GV cho 4 tổ trưởng nhận 4 rổ đựng những bìa cứng tổ ong, mỗi tổ ong có viết tiếng, từ có chứa tiếng mang vần “uân, uyên”.
- Bạn nào cầm tổ ong có tiếng, từ mang vần “uân, uyên” chạy lên gắn để xây thành tổ ong.
- Nhóm nào xây được tổ ong đúng thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét bài trên bảng.
- Mời các em có tấm bìa ở dưới lớp giơ lên để cô kiểm tra.
- Gọi 1 vài HS đoc lại tiếng, từ trên bảng.
6. Nhân xét – Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị để học tiết 2.
Cả lớp hát.
- HS đọc: uơ, huơ, huơ vòi, uya, khuya, đêm khuya.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS lấy bảng con ra viết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Hình thức: cá nhân, bàn, tổ, lớp.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- Vần uân có 3 âm: âm “u”, âm “â” và âm “n”.
- HS lắng nghe.
- Giống nhau: Đều có âm “u”.
- Khác nhau: Vần “uya” có âm đôi “ya” đứng cuối vần. Vần “uân” có âm “â” đứng giữa, âm “n” ở cuối.
- HS ghép âm: “u – â – n” ở bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: Cá nhân, bàn, lớp.
- HS đọc: Cá nhân, bàn, lớp.
- HS trả lời thêm âm “x” vào trước vần “uân” được tiếng “xuân”.
- HS ghép âm “x” với vần “uân”.
- HS lắng nghe.
- HS đánh vần: cá nhân, tổ, lớp.
- HS đọc trơn: cá nhân, bàn, dãy.
- Vẽ chim đang bay, cây đang ra hoa.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: mùa xuân.
 - HS nêu: tiếng “xuân”.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- Vần “uyên” có 4 âm: âm “u”, âm “y” âm “ê” và âm “n”.
- HS nêu.
- Giống nhau: Đều có âm “u” đứng ở đầu, âm “n” đứng ở cuối.
- Khác nhau: Vần “uân” có âm “â” đứng giữa.Vần “uyên” có âm đôi “yê” ở giữa. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS ghép âm “u - yê - n” ở bảng con.
- HS đọc: Cá nhân, bàn, lớp.
- HS đọc: Cá nhân, bàn, lớp.
- HS trả lời thêm âm “ch” vào trước vần “uyên” được tiếng “chuyền”.
- HS nêu.
- HS đánh vần: cá nhân, tổ, lớp.
- HS đọc trơn: cá nhân, bàn, dãy.
- Vẽ các bạn đang chơi bóng truyền.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: “bóng chuyền”.
- HS nêu: tiếng “chuyền”.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
Hình thức: cá nhân, lớp.
- HS nêu: con chữ “u, â, n” cao 2 ô ly.
- HS lắng nghe 
- HS viết bảng con.
- Con chữ “u, ê, n” cao 2 ô li, con chữ y cao 5 ô ly.
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con: uyên.
- HS nêu: Các con chữ trong từ mùa xuân cao 2 ô ly. Khoảng cách từ chữ “mùa” sang chữ “xuân” cách 1 con chữ o. 
- HS lắng nghe.
- HS viết ở bảng con.
- HS nêu: con chữ “o, n, u, ê, n” cao 2 ô ly. Con chữ “b, g, h, y” cao 5 ô ly. Khoảng cách từ chữ “bóng” sang chữ “chuyền” cách 1 con chữ o.
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe.
Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS nêu.
- Tiếng “huân” có vần “uân”.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân, bàn, lớp.
- Tiếng “tuần” có vần “uân”.
- HS nêu.
- HS đọc: cá nhân, tổ, dãy, lớp.
- Tiếng “khuyên” có vần “uyên”.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- HS phân tích tiếng “chuyện”.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- HS cả lớp đều tham gia chơi.
- HS đọc cá nhân.
- HS lắng nghe.
 Ngày.tháng.năm 2019 Ngày 21 tháng 02 năm 2019 	GVHD kí duyệt	 	 Họ tên SV thực tập
 Trần Thị Mai Hoa Nguyễn Thị Hồng Khanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_bai_100_am_uan_uyen_nam_hoc_201.docx