Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 6 đến tuần 10

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 TỪ NHIỀU NGHĨA

I. MỤC TIÊU

 - Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa( ND ghi nhớ).

- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật( BT2).

* HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2( mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 Bài tập 1 , 2 phần Nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.

 Giấy khổ to, bút dạ.

 

doc78 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 6 đến tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
1 – d ; 2 – c ; 3 – a ; 4 – b .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét.
Bài 2 
- Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2. 
 + Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ?
 + Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không ? 
- GV kết luận. 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập . Gợi ý HS dùng bút chì gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới nghĩa chuyển. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- 1 HS đọc.
- Trao đổi và trả lời : 
+ Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh. 
 + Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Làm bài theo hướng dẫn.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu kết quả bài làm của mình. HS khác nhận xét .
(a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 
(b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. 
(c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
ơ 
+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì ?
+ HS nêu 
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận câu giải đúng. 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm số từ nhiều nghĩa khác và chẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở. 
- Nhận xét. 
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình. 
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu 
- Biết chuyển một phần dàn ý( thân bài) thành một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. 
 • Giấy khổ to và bút dạ. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS đọc dàn ý. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài. (1')
2. Hướng dẫn làm bài tập .( 29')
- Gọi HS đọc đề bài và phần Gợi ý. 
- Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long. 
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. 
- Yêu cầu 2 HS dán bài lên bảng và đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
- Gọi 5 HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, bổ sung, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp địa phương em. 
- 2 HS đọc tiếp nối .
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. 
- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét . 
- 5 HS đọc bài. 
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu 
 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Tranh minh hoạ trang 75, SGK .
 • Tranh ảnh về rừng và con vật sống trong rừng (nếu có).
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
( 29')
a) Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài 
 + Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng ? 
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 
+ Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn lên như thế nào?
 + Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? 
 + Sự có mặt của những loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ? 
+ Vì sao rừng khộp, được gọi là “giang sơn vàng rợi”.
- GV giảng.
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên. 
+ Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhận xét và ghi nội dung chính của bài văn lên bảng.
c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay từng đoạn. 
 + Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm . 
 + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi tìm cách đọc. 
 + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
C. Củng cố – dặn dò 
+ Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng ? 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Trước cổng trời. 
- 1 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự : 
- 1 HS đọc. 
- HS đọc theo cặp.
 + ...nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng. 
 + Tác giả đã liên tưởng đây như một thành phố nấm,... 
 + Những liên trưởng của tác giả làm cho cảnh vật trong rừng thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. 
 + Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp....
 + Sự có mặt của những loài muông thú, chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ. 
 + Vì có rất nhiều màu vàng : lá vàng, con mang vàng, nắng vàng. 
+ HS nối tiếp nhau trả lời. 
+ Vài HS nêu.
- 2 HS nhắc lại, sau đó cả lớp ghi vào vở. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, sau đó nêu cách đọc.
 + HS theo dõi tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. 
 + Theo dõi.
+ 2 HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe. 
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi để bình chọn bạn đọc hay. 
+ HS trả lời.
Chính tả
Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu 
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn( BT2), tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống( BT3). 
ii. Đồ dùng dạy – học 
 Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ. ( 5')
- Gọi 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ :
 - ở hiền gặp lành. 
 - Liệu cơm gắp mắm. 
 - Một điều nhịn, chín điều lành. 
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê ?
- Gọi HS nhận xét. 
- 1 HS lên bảng.
+ Các tiếng chứa iê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. 
- Nhận xét. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
( 20')
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn . 
+ Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? 
+ Chúng ta có nên săn bắn thú rừng không? Vì sao.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết chính tả.
d) Thu, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.(9') 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
+ Yêu cầu HS đọc các tiếng tìm được trên bảng. 
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. 
- Gọi HS phát biểu. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Gọi HS nêu những hiểu biết về các loài chim trong tranh. 
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 + Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng có chứa ya, yê.
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh . 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ. 
+ HS trả lời.
- HS tìm và nêu từ theo yêu cầu. 
+ Đọc và viết từ khó ra nháp, 2 HS lên bảng viết.
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS đọc. 
- 1 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở nháp hoặc vở bài tập . 
+ Các tiếng : khuya, truyền thuyết, xuyên yên. 
+ Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ hai ở âm chính. 
- 1 HS đọc .
- Quan sát hình minh hoạ, điền tiếng còn thiếu, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét bạn làm đúng / sai.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng câu thơ.
- 1 HS đọc .
- Quan sát, tự làm bài, ghi câu trả lời vào vở.
- Nêu tên các loài chim : chim yểng, chim hải yến, chim đỗ quyên. 
- Nối tiếp nhau nêu theo hiểu biết của mình. 
+ Vài HS nêu.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I. Mục tiêu 
 - Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên( BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số câu thành ngữ, tục ngữ( BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3, BT 4.
* HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2.
 • Giấy khổ to, bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.( 5')
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho ví dụ. 
- Nhận xét câu trả lời của HS .
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS .
+ 2 HS lên bảng đặt câu. 
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời. 
- Nhận xét. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài. ( 1')
2. Hướng dẫn làm bài tập ( 29')
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Phát giấy khổ to cho 2 nhóm làm để chữa bài . 
 - Gọi các nhóm gắn bài lên bảng. 
- Giảng : Thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất (lạ hoặc quen) đều là các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. 
- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ . 
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 + Phát giấy khổ to cho 1 nhóm. 
 + Đặt câu với từng từ mà nhóm tìm được. 
- Gọi nhóm làm vào phiếu khổ to dán phiếu, đọc các từ nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có nhiều từ miêu tả không gian. 
- Gọi HS đọc lại các từ tìm được. 
- Gợi ý đáp án: 
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi, làm bài. 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
Đáp án :b) Tất cả những gì không do con người tạo ra. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Thảo luận nhóm 2.
- Gắn bài lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét.
- Theo dõi GV chữa bài, chữa lại nếu mình sai.
- 4 HS tiếp nối nhau giải thích : 
 - Tiếp nối nhau đọc thuộc lòng. 
- 1 HS đọc .
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận tìm từ và ghi vào phiếu. 
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết vào vở.
a) Tả chiều rộng :bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng
b) Tả chiều dài (xa) : tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát, dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài ngoẵng, dài loằng ngoằng,
c) Tả chiều cao : chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút,
d) Tả chiều sâu : hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS . 
Bài 4 
- Tiến hành như bài 3 
- Tiếp nối nhau đọc câu của mình . 
 + Ngọn tre cao vút
- Mỗi HS viết 4 câu vào vở. 
a) Tả tiếng sóng :ì ầm, ầm ầm, ầm ào, ...
b) Tả là sóng nhẹ : lăn tăn, dềnh, lửng lơ, trườn lên, bò lên,....
c) Tả đợt sóng mạnh : cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp,
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ và chuẩn bị bài sau. 
 Kể chuyện
 luyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục tiêu 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Bảng lớp viết sẵn đề bài. 
 • HS và GV chuẩn bị các truyện về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5')
- Yêu cầu 3 tiếp nối nhau kể lại truyện Cây cỏ nước Nam. 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của truyện. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện, cả lớp nghe và nhận xét . 
- 1 HS nêu ý nghĩa truyện. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. 
- Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe. 
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu. 
b) Kể trong nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS , yêu cầu từng em kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình. 
- Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện : 
- 4 HS cùng kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét từng bạn kể chuyện trong nhóm. 
• HS kể hỏi 
• HS nghe kể hỏi : 
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất ?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất ?
+ Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này ?
+ Câu chuyện của bạn có nghĩa gì ?
+ Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện ?
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
 - Yêu cầu HS kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể theo các tiêu chí đã nêu từ tiết trước. 
- Nhận xét, cho điểm HS kể chuyện và HS có câu hỏi cho bạn. 
- GV tổ chức cho HS bình chọn : HS có câu chuyện hay nhất, HS kể chuyện hấp dẫn nhất. 
C. Củng cố – dặn dò .( 5')
 + Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp ?
- Nhắc HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện. 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe hoặc mượn bạn truyện để đọc và chuẩn bị một câu chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp của mình. 
- 5 đến 9 HS thi kể truyện, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- Nhận xét bạn kể và trả lời câu hỏi. 
- HS cả lớp tham gia bình chọn. 
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
Tập đọc
Trước cổng trời
I. Mục tiêu 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 
- Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • Tranh minh hoạ trang 80, SGK .
 • Tranh ảnh về thiên nhiên, cuộc sống của những người dân vùng cao (nếu có).
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ. ( 5')
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
 - Nhận xét, cho điểm từng HS. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi . 
- Nhận xét . 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.(1')
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
( 29')
a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn thơ (2 lượt). 
- Yêu cầu HS đọc phần Chú giải. 
- Yêu cầu HS giải thích các từ ngữ : áo chàm, nhạc ngựa, thung.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
 + Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời ?
- GV giải thích. 
 + Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ. 
 + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao ? 
 + Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ? 
- GV giảng.
 + Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ, HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc .
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 : 
 + Treo bảng phụ có đoạn thơ. 
 + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi để tìm cách đọc. 
 + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS . 
C. Củng cố – dặn dò .( 5')
 + Tác giả miêu tả cảnh vật trước cổng trời theo trình tự nào ? (miêu tả từng bộ phận của cảnh) 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Cái gì quý nhất ? 
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc chú giải.
- Tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc 
 + ...vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá.
 + Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy cả một không gian mênh mông, ....
+ Tiếp nối nhau phát biểu theo ý mình 
 + Cánh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy. 
 + HS nêu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, sau đó cùng trao đổi để tìm cách đọc. 
 + Theo dõi và tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. 
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. 
- Học thuộc lòng đoạn thơ. 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mình thích trước lớp.
+ HS trả lời.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu 
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý( thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
ii. Đồ dùng dạy – học 
 • HS sưu tầm tranh, ảnh về cảnh đẹp của địa phương. 
 • Giấy khổ to và bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ. ( 5')
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
- 3 HS đọc đoạn văn của mình. 
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên trong tổ. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn luyện tập.( 29')
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Phần mở bài, em cần nêu những gì ? 
+ Em hãy nêu nội dung chính của phần thân bài. 
 + Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào ? 
 + Phần kết bài cần nêu những gì ? 
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý cụ thể cho cảnh mình định tả. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 
- Yêu cầu 2 HS đã làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
- Gọi 3 HS đọc dàn ý của mình, GV nhận xét, sửa chữa cho từng em. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. 
- Gọi 2 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS viết đạt yêu cầu . 
C. Củng cố – dặn dò . ( 5')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. 
- 1 HS đọc. 
- Trả lời câu hỏi do GV nêu ra. 
+ Mở bài : giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian, địa điểm mà mình quan sát. 
 + Thân bài : Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc. 
 + Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự : từ xa đến gần, từ cao xuống thấp
 + Kết bài : nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương . 
- 2 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp làm vào vở. 
- Nhận xét , sửa chữa. 
- 3 HS đọc bài làm của mình. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. 
- Lắng nghe. 
- Làm việc theo yêu cầu của GV. 
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu 
 - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_6_10.doc