Giáo án môn: Tập đọc - Vẽ quê hương
- Chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ giữa các khổ thơ và các câu thơ:
Xanh tươi,/ đỏ thắm./
Tre xanh,/ lúa xanh./
A,/ nắng lên rồi/
- 4 HS đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Mỗi nhóm 4 Hs, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm
- HS trả lời: Sông do người đào để lấy nước tưới ruộng hoặc để thuyền bè đi lại.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài: VẼ QUÊ HƯƠNG Môn: Tập đọc I. Mục tiêu: 1-Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ thơ trong bài) - Hiểu nghĩa từ sông máng 2-Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 3- Thái độ : Giáo dục HS biết yêu quê hương từ đó có những việc làm góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. - Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy- học: - Máy chiếu,tranh minh họa bài tập đọc , một số hình ảnh. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc - Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng III. Nội dung và tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức lớp: KT sĩ số, cho lớp hát,KT sách vở đồ dùng học tập. 2. Các hoạt động dạy và học. TG Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3’ 1’ 8’ 10’ 8’ 7’ 3’ 1. KTBC Mục tiêu: KT kĩ năng đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài. - Hoạt động cá nhân - Phương pháp: Đàm thoại II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. 2.1 Luyện đọc câu: Mục tiêu: Giúp HS biếtngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. * Hướng dẫn đọc từng khổ thơ * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . 2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài MT: HS hiểu nội dung bài tập đọc từ đó giúp HS đọc hay hơn. 2.3 Luyện đọc thuộc lòng. MT:Giúp HS thuộc bài,đọc diễncảm,đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc, 3. Củng cố dặn dò. MT: giáo dục HS có tình cảm với quê hương - Giờ trước các con học bài gì? - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc lại câu chuyện: Đất quý đất yêu và TL câu hỏi: * Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là những hạt đất nhỏ? - Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì? - Treo tranh minh họa bài tập đọc yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Tranh vẽ những cảnh gì ? * GV chốt: Đây là tranh vẽ quê hương của 1 bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ được 1 bức tranh quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ: Vẽ quê hương của nhà thơ Định Hải. - Ghi tên bài lên bảng - GV đọc mẫu toàn bài 1lượt, yêu cầu HS nghe xem cô thể hiện giọng đọc như thế nào? - Các con thấy cô đọc bài với giọng đọc như thế nào? * GVnhận xét và bổ sung: Toàn bài đọc với giọng vui tươi hồn nhiên, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. -GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng dòng thơ trong bài . Lần 1: GV chú ý sửa sai cho HS. Lần 2: HS đọc và phát hiện các từ khó đọc. - Gọi HS phát hiện các từ khó đọc trong bài và ghi lên bảng. - GV đọc mẫu các từ khó đọc. - Gọi 1 HS khá đọc - Cho HS đọc nối tiếp theo nhóm. * GV nhận xét tuyên dương. - Bài thơ này được chia thành mấy khổ thơ? + Đoạn 1: Từ đầu đỏ thắm. + Đoạn 2: Em vẽước mơ. - Đoạn 3: Em quaytrời xanh - Đoạn 4: còn lại. - Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp. - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn - Con hiểu thế nào là sông máng? - cho HS quan sát tranh về những con sông máng trên màn chiếu. - Con hãy đặt một câu với từ sông máng? * Yêu cầu HS luyện đọc theonhóm * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ - Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạnh nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời. - Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dung tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế * Nội dung bài nói lên điều gì? - GV bấm máy nội dung bài, gọi HS đọc. - GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Cô dành cho các con 2 phút để tự học thuộc lòng bài thơ. - GV xóa dần bài thơ thuộc mỗi dòng thơ chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai tiếng cuối. - Tổ chức cho 2 HS thi đọc lại bài thơ theo hình thức tiếp nối. - Gọi một số HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. - Tuyên dương các HS học thuộc lòng nhanh, động viên các em chưa thuộc cố gắng hơn. - Cô vừa dạy các con bài TĐ nào? - Qua bài tập đọc này các con hiểu được điều gì? - Các con cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? - Các con có muốn nghe cô hát một bài về quê hương không? - Bài hát Quê hương của nhạc sĩ Đỗ Trung Quân đã khép lại tiết học của cô trò chúng mình hôm nay rồi. -Về nhà các con HTL bài thơ và CB trước bài: Nắng phương nam. - Bài đất quý đất yêu - 3HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu - 2 đến 3 HS trả lời theo cách nghĩ của từng em. - HS trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời - HS nghe. - HS mở vở ghi bài. - HS theo dõi GV đọc và phát hiện giọng đọc của bài - HS trả lời.. - Mỗi HS đọc 1 dòng thơ, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - HS đọc lần 2 phát hiện từ khó đọc. - HS trả lời: Làng xóm, lúa xanh,lượn quanh, nắng lên - HS nghe. - HS nhận xét. - HS đọc. -HS trả lời: chia thành 4 khổ thơ. - Chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ giữa các khổ thơ và các câu thơ: Xanh tươi,/ đỏ thắm./ Tre xanh,/ lúa xanh./ A,/ nắng lên rồi/ - 4 HS đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên - Mỗi nhóm 4 Hs, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm - HS trả lời: Sông do người đào để lấy nước tưới ruộng hoặc để thuyền bè đi lại. - HS đặt câu - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ - 1 Hs đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK - HS tiếp nối nhau kể, mỗi HS chỉ cần kể 1 cảnh vật : tre, lúa, song, máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu 1 màu: tre xanh, lúa xanh, song máng xanh mát, trời xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, Mặt Trời đỏ chót. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi và nhận xét. - Nghe GV kết luận - 1 HS trả lời - 2 HS đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tự học thuộc lòng bài thơ - Đọc lại các phần thiếu của bài thơ - HS nối tiếp nhau trả lời. - Chúng ta cần phải yêu quý quê hương của mình. - Phải học thật giỏi - HS nêu - HS nghe.
File đính kèm:
- Tuan_11_Ve_que_huong.docx