Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tiết 97, 98: Bóp nát quả cam
Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài Tiếng chổi tre
và trả lời câu hỏi :
+ Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ?
+ Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ?
+ Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ?
- GV nhận xét.
TẬP ĐỌC Tiết 97, 98: BÓP NÁT QUẢ CAM I - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. 2. Kĩ năng: - Từ ngữ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc. 3 - Thái độ: GD lòng yêu nước. II - ĐỒ DÙNG : 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ. - Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. 2. Học sinh: Bút, vở, SGK. III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 5’ 2’ 2’ 5’ 5’ 5’ 5’ 2’ 20’ 12’ 5’ 1’ A. Ôn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ : C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện đọc : a. Đọc mẫu. b. Đọc từng câu c. Đọc từng đoạn trước lớp. d. Đọc từng đoạn trong nhóm e. Thi đọc giữa các nhóm. g. Cả lớp đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài 4. Luyện đọc lại . D. Củng cố E. Dặn dò. Tiết 1 - Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài Tiếng chổi tre và trả lời câu hỏi : + Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ? + Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ? + Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? - GV nhận xét. - GV treo tranh minh hoạ bài và hỏi: Bức tranh vẽ về ai? Người đó đang làm gì? - Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. - Ghi đầu bài. - GV đọc lần 1: + Giọng người dẫn chuyện : nhanh, hồi hộp. + Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua dõng dạc. + Lời nhà vua: khoan thai. ôn tồn. - Gọi HS khá đọc. - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh lỗi cho HS (nếu có). - Theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS *Luyện phát âm : - Cho HS tập phát âm những từ ngữ sau: nước ta, ngang ngược, sáng nay, thuyền rồng, liều chết, quát lớn, mui thuyền, lo việc nước, lăm le, nghiến răng, - GV đọc mẫu và gọi HS đọc. - GV nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK - Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn. - Hướng dẫn đọc các câu dài khó ngắt giọng. - Đợi từ sáng đến trưa,/ .được gặp,/ .liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// - Ta xuống xin bệ kiến vua, không kẻ nào được giữ ta lại( giọng giận dữ) - Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”.// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét. - Gọi HS đọc theo đoạn lần 2. - GT: Từ ngữ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. - Chia nhóm và yêu cầu học sinh đọc theo nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân. - GV nhận xét. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. Tiết 2 - GV đọc lại bài lần 2. - Gọi 1 HS đọc lại. + Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? + Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào? + Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? +Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất muốn gặp Vua? + Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? + Trần Quốc toản đã làm gì trái với phép nước? + Vì sao khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy? + Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? + Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điiêù gì? + Con biết gì về Trần Quốc Toản? - Gọi HS đọc từng đoạn.( GV nhắc nhở các em chú ý giọng đọc của từng nhân vật ) - Gọi HS thi đọc diễn cảm. ( phân vai) - GV tuyên dương và khen các nhóm và cá nhân đọc tốt. - Gọi 1 HS đọc lại cả bài. + Con hãy nêu nội dung của bài? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát. - 3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. - HS ghi vở, 1-2 em nhắc lại. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm gạch chân các từ khó đọc bằng bút chì. - HS đọc nối tiếp theo hàng dọc. - 5-6 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS thảo luận nhóm đôi nêu cách ngắt nghỉ của các câu văn này. - 3 - 4 em đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh - 4 HS đọc bài mỗi em đọc một đoạn. - 4 HS đọc bài lần 2. - HS đọc theo nhóm 4, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc. Các nhóm thi đọc nối tiếp, đồng thanh 1 đoạn. - Cả lớp đọc. - Cả lớp đọc thầm theo dõi SGK. - Một HS đọc. - Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. - Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng Xin đánh. - Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. - Trần Quốc Toản rất yêu nước vô cùng căm thù giặc. - Xô lính gác tự ý xông xuống thuyền. - Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước. - Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. - Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm thù giặc khiến Trần Quốc toản nghiến răng, hai bàn tay bót chặt làm nát quả cam. - Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước.Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn, Trần Quốc Toản nhỏ tuổi nhưng chí lớn, biết lo cho dân, cho nước. . - 4 HS nối tiếp đọc từng đoạn - HS thi đọc theo nhóm. - HS nghe.. - Một HS đọc. - Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
File đính kèm:
- tap_doc_Bop_nat_qua_cam.doc