Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.

- Hình thành các nhóm sinh vật.

+ Thực vật: - Thực vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt hoặc dưới nước, trong nước.

 - Thực vật chịu hạn: Sống nơi khô hạn, thiếu nước.

+ Động vật: - Động vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt hoặc trong nước.

- Động vật ưa khô: Sống trên cạn hoặc nơi thiếu nước.

Câu hỏi kiểm tra:

1. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?

2. Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào?

 

docx2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 43 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG
 SINH VẬT
1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật 
 -Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống được trong phạm vi nhiệt độ 0 – 500C . Tuy nhiên cũng có một số loài có khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp ( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27 0C còn vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 900C 
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của:
 - Thực vật
+ Ở vùng nhiệt đới: Trên bề mặt lá có tầng cutin dày hạn chế sự thoát hơi nước hoặc lá tiêu giảm thành gai....
+ Ở vùng ôn đới: Rụng lá vào mùa đông, chồi có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây, lá rụng nhiều về mùa đông
 - Động vật : 
+ Sống vùng nóng: thú có bộ lông thưa và ngắn hơn, màu sẫm, kích thước cơ thể nhỏ hơncó tập tính trú hè hoặc ngủ hè.
+ Sống vùng lạnh: chim, thú có bộ lông dày và dài hơn, có màu trắng lẫn với tuyết, kích thước cơ thể lớn hơn để tích mỡcó tập tính di cư, trú đông hoặc ngủ đông tránh rét....
* Sinh vật được chia 2 nhóm
- SV biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường (vi sinh vật, nấm, thực vật, ĐV KXS, cá, lưỡng cư, bò sát).
- SV hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (chim thú và con người). 
2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống trong sinh vật.
Bảng 43.2 Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường
Các nhóm SV
Tên sinh vật
Nơi sống
TV ưa ẩm
- Cây lúa nước
- Cây cói
- Cây dương xỉ
- Cây ráy
- Ruộng lúa nước
- Bãi ngập ven biển
- Dưới tán rừng
- Dưới tán rừng
TV chịu hạn
- Cây lá bỏng
- Cây xương rồng
- Cây thông
- Cây phi lao
- Trong vườn nơi khô
- Bãi cát
- Trên đồi
- Bãi cát ven biển
ĐV ưa ẩm
- Giun đất
- Ếch, nhái
- Con sên 
- Trong đất
- Ven bờ nước ao, hồ
- Khu vực ẩm ướt trong rừng, vườn
ĐV ưa khô
- Thằn lằn
- Lạc đà
Vùng cát khô
Sa mạc
 - Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
- Hình thành các nhóm sinh vật.
+ Thực vật: - Thực vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt hoặc dưới nước, trong nước.
 - Thực vật chịu hạn: Sống nơi khô hạn, thiếu nước.
+ Động vật: - Động vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt hoặc trong nước.
- Động vật ưa khô: Sống trên cạn hoặc nơi thiếu nước.
Câu hỏi kiểm tra:
 Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cây nào là cây ưa ẩm ưa sáng?
A.  Lúa B. Lá lốt C. Thông D. Phong lan
Câu 2:Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng B. Lá và thân cây tiêu giảm
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng 
 D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:
A. Có chi dài hơn B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông)
C. Chân có móng rộng D. Đệm thịt dưới chân dày
Câu 4: Thực vật sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_43_anh_huong_cua_nhiet_do_va.docx