Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Thưởng

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 - HS mô tả cấu tạo của một xương dài, từ đó nêu được cơ chế lớn lên của xương và dài ra của xương.

 - Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng:

- Kĩ năng giải thích các vấn đề thực tế

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng hợp tác ứng xử

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi HS .

4) Năng lực cần đạt:

 

docx101 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Thưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới: Bài 16 Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
+ Đọc trước bài mới
+ Tìm hiểu thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng
+ Tìm hiểu thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng
5. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Hiệu trưởng
(ký, đóng dấu)
Tổ/Nhóm trưởng
(ký, ghi họ tên)
Giáo viên
(ký, ghi họ tên)
Tuần: 08
 Tiết: 15
Ngày soạn: 18/10/2019
TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức 
HS trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng:
Quát sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu.
3. Thái độ 
Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim.
4) Năng lực cần đạt:
Năng lực hình thành
Hoạt động/kiến thức trong bài dạy
Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động thảo luận nhóm, tư duy cá nhân
Năng lực kiến thức sinh học
- Mô tả sự vận chuyển máu trong 2 vòng tuần hoàn
+ Vòng tuần hoàn lớn
+ Vòng tuần hoàn nhỏ
- Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
- Mô tả sự vận chuyển bạch huyết trong mạch bạch huyết.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh phóng to hình 16.1, 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết.
Nếu có sơ đồ động hệ hoàn toàn, băng hình sự lưu chuyển của trường trong.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Phưng pháp vẫn đáp tìm tòi, trực quan, hoạt động nhóm nhỏ
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 
Em hãy cho biết các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu?
3. Bài mới
KHỚI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Ở Thú có máy vòng tuần hoàn? Đó là những vòng tuần hoàn nào?
- Đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn đó như thế nào?
- Người cũng là động vật thuộc lớp Thú, nhưng tiến tiến hóa nhất. Vậy hệ tuần hoàn của người có giống hệ tuần hoàn của Thú không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
- Có 2 vòng, vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn cơ quan
- Vòng tuần hoàn phổi: máu từ tâm thất phải theo ĐM phổi đến MMphổi trao đổi khí, sau đó theo TM phổi về tâm nhĩ trái.
Vòng tuần hoàn cơ quan: máu từ tâm thất trái theo ĐMC đến MM ở các cơ quan, sau đó theo TMC về tâm nhĩ phải
TIẾT 16 BÀI 16
TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tuần hoàn máu
- GV treo tranh, nêu câu hỏi:
+ Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?
+ Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào?
- GV cho lớp chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và phải lưu ý HS:
+ Với tim: Nữa phải chứa máu đỏ thẫm (màu xanh trên cây) nửa trái chứa máu đỏ tươi (màu đỏ trên tranh).
+ Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch
- Giáo viên cho HS quan sat hoạt động của hệ tuần hoàn – yêu cầu: Trả lời 3 câu hỏi mục € SGK tr. 51.
- GV quan sát các nhóm ® nhắc nhở nhóm để hoàn thành bài tập.
- GV cho lớp chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, hoàn thành bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh. 
- Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK tr. 51 ® ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Số ngăn tim, vị trí, màu sắc
+ Tên động mạch, động mạch chính
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, bằng cách chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to.
- Các nhóm theo dỏi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) ® HS tự rút ra kết luận.
- HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và máu trong động mạch, tĩnh mạch.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Điểm xuất phát và kết thúc của mỗi vòng tuần hoàn.
+ Hoạt động chao đổi chất tại phổi và các cơ quan trong cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
® HS tự rút ra kết luận.
I. Tuần hoàn máu
a. Cấu tạo hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.
- Tim:
+ Có 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ
+ Nữa phái chứa máu đỏ thẫm, nữa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hệ mạch:
+ Động mạch: xuất phát tự tâm thất.
+ Tĩnh mạch: Trở về tâm nhĩ.
+ Mao mạch: Nối động mạch và tĩnh mạch. 
b. Vai trò của hệ tuần hoàn.
- Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy ® đẩy máu.
- Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim
+ Vòng tuần hoàn lớn: 
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: 
- Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về hệ bạch huyết
- GV cho HS quan sát tranh ® giới thiệu về hệ bạch huyết để HS nắm được một cách khái quát hệ bạch huyết.
- GV nêu câu hỏi: 
? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
- GV nhận xét phần trả lời của HS.
- GV giảng giải thêm: Hạch bạch huyết như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập chung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp. 
- GV nêu câu hỏi:
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lờn và nhỏ.
- HS nghiêng cứu hình 16.2 và thông tinh SGK tr.52® trả lời câu hỏi bằng cách chỉ trên hình vẽ.
- HS khác nhận xét bổ sung® rút ra kết luận .
II. Lưu thông bạch huyết
a. Cấu tạo hệ bạch huyết 
Hệ bạch huyết gồm: 
- Mao mạch bạch huyết.
- Mạch bạch huyết.
- Ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
b. Vai trò của hệ bạch huyết
 - HS xem ghi nhớ SGK.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Sự trao đổi khí của vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở đâu?
a. Phổi	b. Thận	c. Gan	d. Tim
2. Loại tế bào nào dưới đây không có trong bạch huyết ?
a. Tiểu cầu	b. Hồng cầu	
c. Bạch cầu	d. Tế bào limphô
3. Loại tế bào nào dưới đây có trong bạch huyết ít hơn trong máu?
a. Bạch cầu	b. Hồng cầu	
c. Tiểu cầu	d. Bạch cầu môno
4. Vòng tuần hoàn lớn xuất hiện từ:
a. Tâm thất phải	b. Tâm nhĩ phải
c. Tâm thất trái	d. Tâm nhĩ trái
- Hãy tóm tắt nội dung chính của bài bằng sơ đồ tư duy.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài mới: Bài 17 Tim và mạch máu
+ Đọc trước bài mới
+ Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của tim
+ Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của hệ mạch
+Tìm hiểu chu kì co dãn của tim
Rút kinh nghiệm :	............................................................................................................................
Hiệu trưởng
(ký, đóng dấu)
Tổ/Nhóm trưởng
(ký, ghi họ tên)
Giáo viên
(ký, ghi họ tên)
Ngày soạn 20/10/2019
Tuần: 08
 Tiết: 16
Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức 
Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút) .
Trình bày được cấu tạo tim và mạch liên quan đến chức năng của chúng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng .
Tư duy suy đoán ,dự đoán .
Tổng hợp kiến thức .
Vận dụng lí thuyết . Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động .
3. Thái độ 
Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim , mạch máu . 
4) Năng lực cần đạt:
Năng lực hình thành
Hoạt động/kiến thức trong bài dạy
Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động thảo luận nhóm, tư duy cá nhân
Năng lực kiến thức sinh học
- Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng
- Nêu được chu kỳ hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút).
Năng lực nghiên cứu khoa học
- Giải thích bệnh hở van tim.
- Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh H. 17.1, 17.2, 17.3. SGK.
	- Mô hình tim.
	- Bảng 17.1, 17.2.
 III. Phương pháp dạy học:
Phương pháp trực quan, vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp.
2. Kiẻm tra. 	? Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu là gì ? .
? Hệ bạch huyết có vai trò như thế nào ? .
	3. Bài mới: .
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
- Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm những cơ quan nào?
- Hệ tuần hoàn có chức năng gì?
- Vậy tim và hệ mạch có cấu tạo như thế nào để giúp hệ tuần hoàn thực hiện được chức năng đó? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
- Tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)
- Vận chuyển khí và các chất.
TIẾT 17 BÀI 17
TIM VÀ MẠCH MÁU
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1:tìm hiểu cấu tạo tim
- GV treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh, mô hình. 
- GV: nêu câu hỏi:
? Trình bày cấu tạo ngoài của tim ?
- GV bổ sung thêm: có màng tim bao bọc bên ngoài.
- GV yêu cầu: 
+ Hoàn thành bảng 17.1 theo yêu cầu như SGK ? 
? Dự đoán xem: giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều ?
+ Ghi nhanh dự đoán của một vài nhóm lên bảng .
+ GV: hướng dẫn các nhóm tháo lắp mô hình tim 
? GV hỏi :các em so sánh xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai ?
- GV cần lưu ý:
+ Nếu học sinh dự đoán sai thì để các em trình bày ý kiến của nhóm mình.
+ Các nhóm dự đoán đúng sẽ bổ sung cho nhóm sai.
- GV tổng hợp ý kiến của các nhóm ® chữa bảng 17.1® HS tự chữa.
+ Thảo luận nhóm ( 2') trình bày cấu tạo trong của tim ?
- Tổng hợp kiến thức® kết luận cấu tạo của tim. 
- HS: tự nghiên cứu hình 17.1 SGK tr.54 kết hợp với mô hình xác định cấu tạo tim. 
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Đại diện các nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu: 
+Tim có màng bao bọc.
+Tâm thất lớn...
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung . 
- Các nhóm tiến hành tháo lắp mô hình để tìm hiểu.
- Tự so sánh dự đoán của nhóm.
- Yêu cầu HS nêu được:
 + Số ngăn.
 + Thành tim.
 +Van tim.
 + HS rút ra kết luận.
I. Cấu tạo tim.
 1. Cấu tạo ngoài.
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
 2. Cấu tạo trong.
- Tim 4 ngăn.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (tâm thất trái có thành cơ dày nhất).
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van ® máu lưu thông theo một chiều.
Hoạt động 2:TÌM HIỂU CẤU TẠO MẠCH MÁU
- GV yêu cầu: hoàn thành nội dung phiếu học tập, trả lời các câu hỏi (thảo luận nhóm ).
 + Chỉ ra các sự khác nhau giữa các loại mạch ? 
 + Sự khác nhau đó được giải thích như thế nào ?
 - GV đánh giá lại kết quả và hoàn thiện kiến thức. 
 - HS tự nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. 
 - HS thảo luận tiếp tục để trả lời các câu hỏi.
 + HS dựa vào sự khác nhau trong phiếu học tập để trả lời. 
 + Đại diện nhóm trình bày.
 + Nhóm khác bổ sung.
II. Cấu tạo mạch máu.
*. Kết luận:
 Nội dung bảng.
Phiếu học tập. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MẠCH MÁU
Nội dung 
Động mạch 
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
 1. Cấu tạo 
 - Thành mạch 
 - Lòng trong 
 - Đặc điểm khác
Mô liên kết
- 3 lớp Cơ trơn
 Biểu bì
 ( Dày )
 - Hẹp 
 - Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ .
Mô liên kết 
- 3 lớp Cơ trơn 
 Biểu bì 
 ( Mỏng )
 -Rộng 
 - Có van 1 chiều
- 1 lớp biểu bì mỏng.
- Hẹp nhất.
 - Nhỏ phân nhánh nhiều .
 2. Chức năng 
Đẩy máu từ tim đến các cơ quan, vận tốc và áp lực lớn .
 - Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ .
 - Trao đổi chất với tế bào .
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 3: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CO DÃN CỦA TIM
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK tr 56, 57.
- Chu kì tim gồm mấy pha ?
- Những hoạt đọng co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển máu như thế nào ?
- GV tổng kết các ý kiến của các nhóm, hướng dẫn HS đi đến kết luận.
- HS nghiên cứu SGK ® trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời .
- Đại diện một vài nhóm trả lời - nhóm khác bổ sung . ( Dựa vào nội dung thông tin SGK ).
- HS rút ra kết luận dựa vào hướng dẫn của GV.
III. Chu kì co dãn tim.
Chu kì tim gồm 3 pha:
- Pha co tâm nhỉ ( 0,1s ) máu từ tâm nhỉ về tâm thất.
- Pha co tâm thất ( 0,3s ) máu từ tâm thất vào động mạch chủ.
- Pha dãn chung ( 0,4s ) 
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Đọc ghi nhớ SGK
- Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Nơi nhận máu từ tâm nhĩ phải là:
a. Tâm nhĩ trái	b. Tâm thất phải
c. Tâm thất trái	d. Động mạch chủ 
2. Loại mạch máu có thành dày nhất là:
a. Động mạch	b. Mao mạch
c. Tĩnh mạch	d. Cả b và c
3. Thời gian của mỗi chu kì co dãn tim là:
a. 0,3 s b. 0,5 s	c. 0,7 s	 d. 0,8 s
4. Ngăn giữa tâm nhĩ với tâm thất ở mỗi bên tim là:
a. Van động mạch	b. Van tĩnh mạch
c. Cả a và b đều đúng	d. Cả a và b đều sai
- Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mỏi?
- Một chu kì kéo dài 0,8s mà pha dãn chung là 0,4s. Pha nhĩ co 0,1s, nghỉ 07s. Pha thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim có thể phục hồi khả năng làm việc, nên tim hoạt động suốt đời không mệt.
5. dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - GV hướng dẫn chuẩn bị bài để kiểm tra một tiết.
 - GV nhận xét lớp.
Hiệu trưởng
(ký, đóng dấu)
Tổ/Nhóm trưởng
(ký, ghi họ tên)
Giáo viên
(ký, ghi họ tên)
Ngày soạn: 27/10/2019
Bài 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH.
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
Tuần: 09
 Tiết:17
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức 
Nêu được khái niệm huyết áp
Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch
Trinh bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh 
Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim
Kể tên một số bệnh tim mạch phổ biến và cách phòng tránh.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng.
 - Thu thập thông tin từ tranh hình.
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ 
Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch.
4) Năng lực cần đạt:
Năng lực hình thành
Hoạt động/kiến thức trong bài dạy
Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động thảo luận nhóm, tư duy cá nhân
Năng lực kiến thức sinh học
- Khái niệm huyết áp, giải thích sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch
- Phân tích sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc dộ máu chậm trong mao mạch.
- Biện pháp vệ sinh và rèn luyện khả năng hoạt động của tim
Năng lực nghiên cứu khoa học
Liên hệ thực tế giải thích bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao, cách phòng tránh.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Tranh hình SGK.
 - Có thể đĩa CD về sự họa động của tim và vai trò của tim.
III. Phương pháp dạy học:
Phương pháp trực quan, vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Tìm có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ?
 ? Nêu cấu tạo và chức năng của mạch máu ?
3. Bài mới:
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV treo tranh sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn, yêu cầu HS mô tả lại đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn.
- Em hãy dự đoán nhờ đâu mà máu luôn vận chuyển liên tục trong hệ theo một chiều nhất định?
- GV ghi dự đoán của HS lên bảng.
- Hãy kể các bệnh liên quan đến tim mạch mà em biết?
- Như vậy, để kiểm tra xem dự đoán của các bạn đúng hay sai và chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ, phòng chống bệnh liên quan đến tim mạch? Chúng ta tìm hiểu nài học hôm nay.
- HS quan sát tranh, mô tả đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn.
- HS đưa ra các dự đoán của mình.
- HS kể tên một bệnh
TIẾT 18 BÀI 18
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
+ Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
- GV có thể chia nhỏ câu hỏi:
+ Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe?
+ Vận tốc máu ở động mạch, tĩnh mạch khác nhau là do đâu?
- GV chữa bài: cho lớp thảo luận à GV đánh kết quả, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức.
- Có điều kiện GV cho HS xem đĩa CD về sự vận chuyển máu nhưng trước khi xem, GV đưa câu hỏi để định hướng cho HS.
- GV nhắc HS: Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch ® chuyển sang hoạt động 2.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 18.1 18.2 tr. 58 SGK, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu chỉ ra:
+ Lực đẩy (huyết áp).
+ Vận tốc máu trong hệ mạch.
+ Phối hợp với van tim.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án ® nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS rút ra kết luận
I. Vận chuyển máu qua hệ mạch.
*Kết luận: 
 Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu.
- Huyết áp: Áp lực của máu lên thành mạch ( do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ).
- Ở động mạch: Vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- Ở tĩnh mạch: Máu vận chuyển nhờ:
+ Co bóp của các cơ quan thành mạch.
+ Sức hút của lòng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tâm nhỉ khi dãn ra.
+ Van 1 chiều.
Hoạt động 2: VỆ SINH HỆ TIM MẠCH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin.
- Trong thực tế ta biết không ít người tính mạng bị đe dọa bởi các lọai bệnh như: Tim, cao huyết áp...
 + Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?
 + Bằng thực tế hãy nêu những chịu chứng mà em thấy ở người bị bệnh tim, mạch... ?
- GV cho lớp thảo luận theo nhóm. Tùy lớp mà giới hạn thời gian sau cho phù hợp.
- GV lưu ý HS có rất nhiều ý kiến khác nhau, GV nên hướng HS vào các nguyên nhân cơ bản nhất để giúp học sinh giải thích được một số bệnh thường gặp ở tim, mạch máu.
- GV chốt lại kiến thức giúp HS rút ra kết luận.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày – các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức để có thể giải thích một số bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não....
- HS rút ra kết luận.
II. Vệ sinh tim mạch.
 1. Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch.
 Có nhiều tác nhân bên ngoài và bên trong có hại cho hệ tim mạch:
 - Khuyết tật tim.
 - Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao...
 - Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật...
 - Do luyện tập TDTT quá sức.
- GV chốt lại kiến thức.
- Chuyển ý: ...
+ Cần bảo vệ hệ tim mạch bằng cách nào ?
 + Có những biện pháp nào để rèn luyện tim mạch ?
 + Bản thân em đã rèn luyện chưa ? Rèn luyện như thế nào ?
- GV lưu ý HS có rất mhiều ý kiến khác nhau, GV nên hướng HS vào các biện pháp cơ bản nhất.
 + Nếu em chưa có hình thức rèn luyện nào thì qua bài học này em sẽ làm gì ?
- GV chốt lại kiến thức 
- HS nghiên cứu thông tin bảng 18. 2 . trang 59, 60.
- Các nhóm dựa vào nội dung bảng 18. 2 kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận thống nhất ý kiến trình bày.
 - Đại diện nhóm trình bày – các nhóm còn lại theo dõi bổ sung.
- HS ghi nhớ để có thể áp dụng cho bản thân và biết cách giúp người khác.
- HS dựa vào những biện pháp của các nhóm trình bày biện pháp nào phù hợp với mình thì áp dụng.
- HS rút ra kết luận:
2. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch.
- Tránh các tác nhân gây hại.
 - Tạo nên cuộc sống cho mình và cho gia đình thoải mái, vui tươi, hòa đồng...
 - Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện phù hợp.
 - Cần rèn thường xuyên để nâng dần sức chụi đựng của tim, mạch và cơ thể.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Yếu tố chủ yếu gây sự tuần hoàn máu trong mạch là:
a. Sự co dãn của tim	
b. Sự co dãn của động mạch 
c. Sự co bóp của các cơ tĩnh mạch	
d. Tác dụng của các van tĩnh mạch
2. Máu chảy nhanh nhất trong:
a. Mao mạch	b. Tĩnh mạch	
c. Động mạch	d. Cả a và b
3. Số nhịp tim của người bình thường lúc nghĩ ngơi là:
a. 85 nhịp / phút	b. 90 nhịp / phút
c. 75 nhịp/ phút	d. 60 nhịp / phút
- Nêu một số tác nhân gây hại cho tim và hệ mạch.
- Nêu biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim.
5. Cũng cố
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập. Đọc “ Em có biết “ ?
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: Băng, gạc, bông, dây cao su, vải mềm...
- GV nhận xét lớp.
Rút kinh nghiệm :	...............

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020_nguyen_ngoc_thu.docx