Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

I- Mục tiêu

1- Kiến thức

- Biết cách xác định nguyên nhân gãy xương .

- Biết cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương

2- Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

- Rèn luện thao tác sơ cứu khi gặp người bị gãy xương cẳng tay- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.

- Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu băng bó khi bị gãy xương.

- Kĩ năng hợp tác trong thực hành

3 -Thái độ

- Giáo dục thái độ bảo vệ xương

II. Đồ dùng dạy học

1 . GV: SGK

2 . Hs: Chuẩn bị theo nhóm (HS 4 -5 em)

- Hai thanh nẹp dài 30 - > 40 cm rộng 4-5 cm bào nhẵn bằng gỗ hoặc bằng tre, dày 0,6 -> 1 cm

- 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2 m

- 4 miếng vải sạch

III. Phương pháp dạy học:

 - Thực hành, hoạt động nhóm.

IV. Tổ chức dạy học

1- Ổn định tổ chức ( 1 phút )

2- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :( 3 phút )

 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 - GV giới thiệu: có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương. -> mỗi em cần biết sơ cứu và cố định xương khi bị gãy .

3- Bài mới ( 35 phút )

 

doc232 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm cấu tạo của dạ dày và ruột non?
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập
Bài 4: Biến đổi lí học và hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
-> Gọi đại diện nhóm đứng lên trình bày trước lớp, gv nhận xét và chốt lại.
Bài 5: Giải thích tại sao khi ăn không nên cười đùa?
Bài 1: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:
- Hô hấp là quá trình không ngừng cho các tế bào của cơ thể và loại .. khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp,  và .. Hô hấp gồm..
Bài 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Hút thuốc lá gây những tác hại cho hệ hô hấp như sau:
a. Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.
b. Có thể gây ung thư phổi.
c. Dễ mắc các bệnh về phổi.
d. Cả a, b, c.
2. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng:
a. Dài từ 2,8 – 3m
b. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt 400 – 500m2.
c. Có mạng lưới mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
d. Cả a, b và c
e. Chỉ a và b
3. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
a. Vi sinh vật gây bệnh.
b. Ăn thức ăn quá cay, ăn không đúng cách
c. Các chất độc hại trong thức ăn
d. Gồm a và b
e. Cả a, b và c
Bài 3: 
* Giống nhau:
* Khác nhau: 
Bài 4: Biến đổi lí học và hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Biến đổi lí học:
+ Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày-> kích thích tiết dịch vị và giúp hoà loãng thức ăn.
+ Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị 
- Sự tiêu hoá hoá học:
+ Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza -> đường mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
+ Một phần protêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các protein chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin). 
 Bài 5: Vì sẽ bị sặc, Nắp thanh quản không đóng kịp, thức ăn có thể rơi xuống khí quản ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gây nguy hiểm cho tinh mang...... 
4. Tổng kết
- GV nhận xét đánh giá giờ bài tập
- Làm tiếp những bài tập còn lại.
5. Hướng dẫn về nhà
- Cơ thể lấy từ ngoài môi trường và thải ra chất gỡ
- Tế bào trao đổi chất với môi trường trong như thế nào
Ngày soạn: 02/12/2017
Ngày dạy: /12/2017
Chương vi. Trao đổi chất và năng lượng
Tiết 33 : Trao đổi chất 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
 - Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào.
 - Trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ H31.1, H31.2, bảng phụ
- HS: kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan
- Hoạt động nhóm, chia sẻ, đàm thoại
IV. TIẾN TRèNH BÀI DẠY
1. ổn định(1’)
2. KTBC(5p) 
- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa?
 3. Bài mới
 - Em hiểu thế nào là trao đổi chất? ( là quá trỡnh sinh hóa xảy ra trong cơ thể với mục đích sản sinh năng lượng cho tb hoạt động hoặc tổng hợp nên các chất kiến tạo nên tế bào)
 - Vật vô cơ có trao đổi chất không ? 
Vậy sự trao đổi chất của cơ thể người có khác gỡ với TĐC ở vật vô cơ nó là nội dung chương VI.
Hoạt động 1: (15p)Tìm hiểu trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
* Mục tiêu: Nêu được các chất mà cơ thể và môi trường tro đổi với nhau
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV chiếu sơ đồ hỡnh 31.1 yờu cầu học sinh thảo luận nhúm lớn và chia sẻ trả lời các câu hỏi sau trong 4 phút: 
+ (*)Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?
-> Sự biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng thải các phần thừa qua hậu môn.
+ Hệ hô hấp có vai trò gì?
-> Lấy khí oxi và thải khí cacbonic
? Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò gì trong sự trao đổi chất? 
->Vận chuyển khí oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết
+ Hệ bài tiết có vai trò gì trong trao đổi, bài tiết chất?
->Lọc máu thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu
? Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? 
->Lấy chất cần thiết vào cơ thể: thức ăn, nước muối khoáng,oxi vào cơ thể thải CO2 và chất cặn bã ra môi trường.
 HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận.
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Cơ thể có sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan: 
+ Cơ thể lấy: chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng, oxi) từ môi trường ngoài 
 + Thải: CO2, chất cặn bã ra môi trường 
Hoạt động 2 (12p) Tìm hiểu trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
*Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào.
Vậy chất dinh dưỡng được lấy vào nó sử dụng với mục đích gì và sản phẩm thải ra do đâu mà có ta sang phần II
 - GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:
+ Máu và nước mô cung cấp những chất gì cho tế bào?
-> Máu mang oxi và chất dinh dưỡng qua nước mô tới tế bào.
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
-> Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra năng lượng, khí CO2, chất thải.
 + Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
- >Các sản phẩm đó qua nước mô -> máu -> hệ hô hấp, hệ bài tiết -> thải ra ngoài.
+ (*)Sự TĐC giữa tế bào và môi trường trong cơ thể biểu hiện như thế nào?
 HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- Sự TĐC ơ cấp độ tế bào: giữa tế bào và môi trường trong: 
 + Tế bào lấy từ máu--> nước mô: Chất dinh dưỡng và ôxi sử dụng cho các hoạt động sống và giải phóng năng lượng
+ Tế bào thải: sản phẩm tiết, cacbonic 
-> nước mô--> máu-> đưa đến cơ quan bài tiết, hô hấp thải ra ngoài
Hoạt động 3: (8p)
Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
*Mục tiêu: Nêu được mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
- GV yêu cầu HS quan sát H31.2, thảo luận:
+ TĐC ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
+(*) TĐC ở cấp độ cơ thể được thực hiện như thế nào?
-> Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể.
+(*) Nếu TĐC ở một cấp độ bị ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- >Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên trong.
 HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào
 TĐC ở cấp độ cơ thể và câp độ ttees bào có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp cho tế bào oxi, chất dinh dưỡng và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, cacbonic và năng lượng
- TĐC ở hai cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
--->vì vậy trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống
4. Tổng kết(5p)
 - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
5. Hướng dẫn về nhà
+ Thế nào là đồng hóa? dị hóa
+ Chuyển hóa cơ bản là gì? Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng chịu sự điều khiển của cơ quan nào ?
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
+ Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
+ Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
+ Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
+ Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? 
V. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Hệ cơ quan
Vai trũ trong sự trao đổi chất
Tiêu hóa
Bài tiết
Hô hấp
Tuần hoàn
Ngày soạn: 06/12/2017
Ngày dạy: /12/2017
Tiết 34: chuyển hóa
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
 - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa
 - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có ý thức học tập bộ môn
II. ĐỒ DÙNG
 - GV: Chuẩn bị tranh vẽ H32.1
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại 
- Hoạt động nhóm
- Trực quan
IV. TIẾN TRèNH BÀI DẠY
1. ổn định(1’)
2. KTBC(5’) 
 - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: (20p)Tìm hiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng
* Mục tiêu: Xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát H32.1, đọc thông tin, thảo luận:
 + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
- >Gồm 2 quá trình đối lập nhau là đồng hoá và dị hoá.
 (*) Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- >Trao đổi chất là hiện tượng trao đổi các chất còn chuyển hoá vật chất và năng lượng là sự biến đổi vật chất và năng lượng.
+ Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
-> Năng lượng: Co cơ, sinh công, đồng hoá sinh nhiệt.
 + Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp chất.
- Tích luỹ năng lượng
- Phân giải chất.
Giải phóng năng lượng
+ Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? 
-> Lứa tuổi.
+ Trẻ em: Đồng hoá > dị hoá.
+ Người già: Dị hoá > đồng hoá
- Trạng thái:
+ Lao động: Dị hoá > đồng hoá
+ Nghỉ ngơi: Đồng hoá > dị hoá.
 HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa
I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- TĐC là hiện tượng bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào. 
- Mọi hoạt động sống đều bắt nguồn từ chuyển hóa trong tế bào.
- Đồng hóa: là quá trình tổng 
hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp và tích lũy năng lượng.
- Dị hóa: là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái sức khỏe.
Hoạt động 2 (8p) Tìm hiểu chuyển hóa cơ bản
*Mục tiêu: Nêu được các chuyển hóa cơ bản
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận:
(*)+ Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
->Có tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.
+ Chuyển hóa cơ bản là gì?
- >Là năng lượng duy trì sự sống.
+ ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản?
 HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
II. Chuyển hóa cơ bản
- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị: KJ/h/1kg
- ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản để xác định trạng thái sức khỏe.
Hoạt động 3: (8p)Tìm hiểu điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
* Mục tiêu: trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
+ Có những hình thức điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng nào?
-> Sự điều khiển hệ thần kinh.
+ Do các hoocmon tuyến nội tiết
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung.
III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng 
- Cơ chế thần kinh: ở não có các trung khu thần kinh điều khiển TĐC
- Cơ chế thể dịch: các hooc môn
4. Tổng kết(5p)
Vận dụng
 - GV gọi học sinh đọc KLC sgk.
 - Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? 
 - Chuyển hóa cơ bản là gì? nêu cách tính ?
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biêt”
 - Soạn bài mới
5. Hướng dẫn về nhà
1. Thõn nhiệt là gỡ? Thõn nhiệt thay đổi như thế nào?
2. Nhiệt độ sinh ra đi đâu? Làm thế nào để chống nóng, chống lạnh cho cơ thể
3. Hệ thần kinh cú vai trũ gi trong việc điều hũa thõn nhiệt
 + ở người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
 + Người ta đo thân nhiệt bằng cách nào và để làm gì?
 + Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
 + Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hay sởn gai ốc?
+ Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió(trời oi bức), cơ thể có những phản ứng gì và có cảm giác gì?
Ngày soạn: 06/12/2017
Ngày dạy: /12/2017
Tiết 35: thân nhiệt
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt
 - Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu cơ chế đảm bảo thân nhiệt ổn định của cơ thể. Các phương pháp chống nống, lạnh.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp khi thảo luận.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm
3. Thái độ
 - Có ý thức học tập bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Chuẩn bị tư liệu về trao đổi chất, thân nhiệt
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại..
- Động lão.
- Hỏi chuyên gia.
- Vấn đáp tìm tòi.
IV. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
1. ổn định(1’)
2. KTBC:(3p)
 Đồng hóa, dị hóa là gì ? Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?
3. Bài mới
Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào? Nhiệt độ quá trình dị hoá giải phóng được bù vào phần đã mất tức là thực hiện điều hoà thân nhiệt. Cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt.
Hoạt động 1: (7p)Tìm hiểu thân nhiệt là gì?
* Mục tiêu:Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Thân nhiệt là gì?
 + ở người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
 + Người ta đo thân nhiệt bằng cách nào và để làm gì?
 HS thảo luận 3p sau đó trình bày: 
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế.
- Nhiệt độ luôn ổn định ở mức 37oC và dao động không quá 0,5oC.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS: 
 + ở người, thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường do cơ chế điều hòa
 + Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự diều hòa thân nhiệt.
 ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hoà.
I. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể 
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370 C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt 
Hoạt động 2: (18p) Tìm hiểu sự điều hòa thân nhiệt
*Mục tiêu: Nêu được cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 (*) Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
-> Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối tới khắp cơ thể và toả ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
+ Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
 -> Cơ thể toả nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tảo nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, do đó người lao động nặng thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.
 (*) Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hay sởn gai ốc?
-> Mùa hè da thường hồng hào vì mạchmáu dưới da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, còn mùa đông mạch máu dưới da co lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái đồng thời cơ chân lông co lại nên sởn gai ốc làm giảm sự toả nhiệt qua da.
(*) Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió(trời oi bức), cơ thể có những phản ứng gì và có cảm giác gì?
-> Trời nóng độ ẩm không khí cao mồ hôi tiết ra nhiều khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng sự toả nhiệt khó khăn ta cảm thấy bức bối khó chịu.
 HS dựa vào hiểu biết của mình để thảo luận và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra KL
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh có vai trò gì trong điều hòa thân nhiệt? 
II. Sự điều hòa thân nhiệt
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt
- Da có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt
 - Cơ chế:
 + Khi trời nóng, lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tăng tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi
 + Khi trời lạnh: mao mạch co lại, cơ chân lông co giảm thoát nhiệt
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Hoạt động 3 (12p) Tìm hiểu phương pháp phòng chống nóng lạnh
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
-> Cần phải ăn uống cho hợp theo từng mùa.
+Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng? 
->Nhà cửa phải thoáng mát vào mùa hè, ấm cúng vào mùa đông.
+ Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
-> Quần áo, phương tiện phù hợp.
+ Vì sao nói: Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh?
-> Tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
+ Việc xây nhà ở, công sở...cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng lạnh?
+ Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao? 
-> Trồng cây xanh để tăng bóng mát, oxi.
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh. 
- Phương pháp chống nóng : 
+ Chế độ ăn : Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh,
+ Mặc : đội mũ khi ra đường, mặc quần áo rộng thoáng mát. Trồng nhiều cây xanh
+ Phương tiện : Dùng quạt điều hòa để giảm nhiệt, trồng nhiều cây xanh
- Phương pháp chống lạnh : Cung cấp đủ năng lượng. Giữ ấm cho cơ thể
+ Dùng điều hòa, chăn, lò sưởi
- Rèn luyện thể thao thường xuyên
- Rèn luyện thân thể.
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp mùa nóng thì thoáng mát, mùa lạnh thì ấm.
- Mùa hè thì đội mũ khi đi ra đường.
- Mùa đông giữ ấm chân tay.
- Trồng nhiều cây xanh . 
4. Tổng kết (3p)
- Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: Trời nóng, trời oi bức và trời rét?
 - Nêu các biện pháp phòng chống nóng lạnh?
+ Câu hỏi “Hoa điểm 10”: Hãy giải thích các câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” và “Rét run cầm cập” 
5. Hướng dẫn về nhà(2p)
 - Yêu cầu học sinh về nhà:
 + Học bài
 + Đọc mục “ Em có biêt”
- Ôn tập kiểm tra học kì I
Ngày soạn : 6/12/2017
Ngày giảng: /12/2017 
Tiết 36 : Ôn tập học kì I
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức học kì I 
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Tư duy phân tích tổng hợp, hoàn thành bảng kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng 
- Bảng phụ : Bảng chuẩn kiến thức.
III. Phương pháp dạy học
 Hoạt động nhóm, đàm thoại.
IV. tiến trình dạy học 
1- ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
2- Kiểm tra bài cũ ( 2 phút ) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới ( 40 phút ) 
Hoạt động 1:( 25 phút ) Hệ thống hoá kiến thức 
 *Mục tiêu : Học sinh hệ thống hoá được kiến thức được học các chương : Nhìn chung cơ thể người, vận động , tuần hoàn, tiêu hoá , hô hấp, trao đổi chất và năng lượng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV y/c đại diện các nhóm 1, 2,3, 4, 5, 6 
I. Hệ thống hoá kiến thức
 lần lượt trình bày nội dung các bảng theo thứ tự : 1, 2, 3, 4, 5, 6 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng 
( Hoàn t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc