Giáo án Sinh học 8 - Tiết 58, Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Lệ

Hoạt động của giáo viên

- GV treo hình 55.1, 55.2, yêu cầu HS quan sát, chú ý so sánh cấu tạo tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- GV: Tế bào tuyến tiết các sản phẩm tiết, đường đi sản phẩm tiết được thể hiện bằng chiều mũi tên.

- Yêu cầu HS quan sát chiều mũi tên

? Nêu rõ sự khác biệt giữa con đường vận chuyển sản phẩm tiết của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?

? Kể tên các tuyến mà em đã biết?

- GV treo hình 55.3 giới thiệu các tuyến nội tiết: chú ý một số tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết: tuyến tụy, tuyến sinh dục.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và xếp các tuyến có trên hình 55.3 vào 3 nhóm tuyến đã học.

- Chia góc phải bảng thành 3 cột:

+ Cột a: tuyến nội tiết

+ Cột b: tuyến ngoại tiết

+ Cột c: tuyến nội tiết và ngoại tiết

- Yêu cầu các nhóm bổ sung để hoàn chỉnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 58, Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 58 Ngày soạn 20 tháng 3 năm 2016
CHƯƠNG X: NỘI TIẾT
Bài 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được điểm giống và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
 - Xác định được vị trí một số tuyến nội tiết chính của cơ thể trên hình vẽ.
 - Nêu rõ tính chất, vai trò của hoocmôn từ đó khái quát hóa thành tầm quan trọng của hệ nội tiết. 
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng thảo luận và trình bày.
 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
 3. Thái độ: 
 - Học sinh nghiêm túc trong học tập, có ý thức tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi.
 - Giáo dục HS lòng say mê môn học
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Tranh hình : 55.1- 55.3 SGK /174 
 - Bảng phụ, phiếu học tập
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Xem lại "Điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng"
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: ( 1p ) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, kiểm tra sĩ số lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p )
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ? Muốn có giấc ngủ tốt cần phải làm gì?
- Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Ý nghĩa của giấc ngủ: Để phục hồi hoạt động của cơ thể.
- Biện pháp để có giấc ngủ tốt:
+ Cơ thể thanh thản.
+ Chỗ ngủ thuận tiện 
+ Không dùng các chất kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ
3
3
4
2. Kể tên và nêu tác hại của các loại chất kích thích và ức chế hệ thần kinh?
Nêu vai trò của tuyến mồ hôi? 
- Chất kích thích:
+ Rượu làm cho hoạt động của vỏ não rối loạn, trí nhớ kém.
+ Nước chè, cà phê: kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ
- Chất gây nghiện:
+ Thuốc lá làm cho cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.
+ Ma túy: suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách ..
- Điều hòa thân nhiệt còn tham gia hoạt động bài tiết.
4
4
2
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu bài: ( 1p ) 
 Giới thiệu chương: Mồ hôi do các tế bào tuyến tiết ra theo ống dẫn chảy ra ngoài. Loại tuyến này đựoc gọi là tuyến ngoại tiết. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về các tuyến nội tiết và vai trò của nó đối với cơ thể qua chương X.
 Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? Chúng giống và khác với các tuyến mà em đã học trong chương V ( tiêu hóa ) ở những điểm nào? 
 * Tiến trình bài dạy:
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2p
- GV đặt vấn đề bằng hệ thống câu hỏi:
? Vì sao nhà nước vận động toàn dân dùng muối iôt?
? Mô tả bệnh tiểu đường? Mô tả bệnh bazơđô? Nguyên nhân gây các bệnh này là gì?
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về bệnh do ảnh hưởng của hệ nội tiết.
- HS chú ý lắng nghe và có ý thức suy nghĩ về vấn đề GV đặt ra
- HS chú ý quan sát
 * Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
- Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về các vấn đề vừa nêu. Làm thế nào để xuất hiện thuật ngữ "hoocmôn", "hệ nội tiết"
- GV yêu đại diện nhóm trình bày ý kiến của các em về các vấn đề trên. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ sự khác nhau giữa các nhóm.
- HS thảo luận, trao đổi trả lời các vấn đề vừa nêu.
- HS trình bày ý kiến của mình về các vấn đề trên
 * Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4p
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ Xác định trên hình vẽ vị trí của một số tuyến nội tiết
+ Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết?
+ Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
+ Vẽ sơ đồ mũi tên chỉ đường đi của sản phẩm tiết từ tuyến tới cơ quan đích.
- Phân biệt các tuyến: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến ức; tuyến nước bọt, tuyến vị, các tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn; tuyến tụy, tuyến sinh dục,
- HS làm việc theo nhóm
- HS phân biệt các tuyến
 * Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu (nhằm kiểm chứng các giả thuyết)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hệ nội tiết
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4p
- Hệ cơ quan nào có vai trò điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể?
- Lấy ví dụ về sự điều hòa quá trình sinh lí bằng cơ chế thể dịch?
- Mức độ tác động của hệ nội tiết và hệ thần kinh có gì khác? (Gợi ý: tốc độ tác dụng, thời gian, diện tác động)
- Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết? Cho ví dụ?
- Hệ thần kinh. Ngoài hệ thần kinh còn có hệ nội tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể thông qua cơ chế thể dịch.
- Hoocmôn insulin → máu → điều hòa quá trình chuyển hóa gluxit.
- Tốc độ chậm hơn cơ chế phản xạ của hệ thần kinh nhưng thời gian lâu hơn, diện tác động rộng (tác động đến nhiều bộ phận) trong khi đó hệ thần kinh chỉ điều khiển tác động từng vùng.
- Các tuyến nội tiết. Ví dụ: tuyến yên, tuyến tụy, tuyến trên thận...
 Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
- GV treo hình 55.1, 55.2, yêu cầu HS quan sát, chú ý so sánh cấu tạo tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- GV: Tế bào tuyến tiết các sản phẩm tiết, đường đi sản phẩm tiết được thể hiện bằng chiều mũi tên.
- Yêu cầu HS quan sát chiều mũi tên
? Nêu rõ sự khác biệt giữa con đường vận chuyển sản phẩm tiết của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
? Kể tên các tuyến mà em đã biết?
- GV treo hình 55.3 giới thiệu các tuyến nội tiết: chú ý một số tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết: tuyến tụy, tuyến sinh dục.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và xếp các tuyến có trên hình 55.3 vào 3 nhóm tuyến đã học.
- Chia góc phải bảng thành 3 cột:
+ Cột a: tuyến nội tiết
+ Cột b: tuyến ngoại tiết
+ Cột c: tuyến nội tiết và ngoại tiết
- Yêu cầu các nhóm bổ sung để hoàn chỉnh.
- HS quan sát tranh:
+ Giống: đều có tế bào tuyến tiết hoocmôn
+ Khác: 
• Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn chất tiết.
• Tuyến nội tiết: không có ống dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh tế bào tuyến.
- HS phân tích tranh:
+ Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết được chuyển theo ống dẫn đến các cơ quan.
+ Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết được chuyển trực tiếp vào máu đến các cơ quan.
- Tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến yên.
- HS thảo luận nhóm, dự đoán hoạt động các tuyến..
- Đại diện 3 nhóm thực hiện 3 cột:
+ Cột a: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến ức
+ Cột b: tuyến nước bọt, tuyến vị, các tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn...
+ Cột c: tuyến tụy, tuyến sinh dục
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất của hoocmôn
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
? Hoocmôn là gì?
- GV lưu ý với HS: tuyến ngoại tiết tiết các chất dịch còn chỉ có tuyến nội tiết mới tiết hoocmôn
- GV đưa ví dụ:
1. Gluco insulin Glicogen + FSH → trứng chín (insulin / tuyến tụy chỉ có tác dụng này)
2. 1/1000 mg Ađrênalin → tăng nhịp tim, tăng đường huyết.
3. Insulin ở bò làm chuyển hóa: Gluco → glicogen ở người
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin độc lập, thảo luận nhóm, tự tìm các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống
- Hướng dẫn: lưu ý các cụm từ in nghiêng để tìm ra các tính chất của hoocmôn
- Treo bảng phụ, nội dung:
+ Ví dụ (1) minh họa cho .........(a).......... của hoocmôn
+ Ví dụ (2) chứng minh rằng hoocmôn có .........(b)...........
+ Ví dụ (3) cho thấy hoocmôn .......(c)........
- Yêu cầu các nhóm thông báo kết quả
? Vậy hoocmôn có những tính chất nào?
? Dựa vào tính chất đặc hiệu của hoocmôn, có thể dự đoán xem hoocmôn tác dụng theo cơ chế nào?
- Mở rộng: các hoocmôn hầu hết do quá trình sinh lí tổng hợp tạo ra, tuy nhiên nhờ vào kĩ thuật gen và công nghệ sinh học hiện nay người ta có thể tổng hợp được một số hoocmôn. Cơ quan tiếp nhận hoocmôn gọi là cơ quan đích hay mục tiêu.
- Hoocmôn là chất hóa học do tuyến nội tiết tiết ra.
- HS theo dõi
- Thảo luận nhóm và ghi 3 cụm từ đã chọn lên giấy A4
- Các nhóm đều đưa đáp án trên giấy A4
- Đáp án đúng:
(a): tính đặc hiệu
(b): có hoạt tính sinh học cao
(c): không đặc trưng cho loài
- HS tự rút ra kết luận về tính chất của hoocmôn
- Chìa khóa - ổ khóa giữa cấu trúc hoocmôn và tế bào của cơ quan đích.
 Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của hoocmôn
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
? Vì một lí do nào đó, lượng đường trong máu tăng đột ngột, cơ thể có thể có quá trình nào?
? Khi lượng đường trong máu giảm, quá trình nào sẽ xảy ra?
? Có nhận xét gì về hoạt động của 2 tính chất insulin và glucagôn?
- GV: sự tiết glucagon còn có sự tham gia của tuyến trên thận, điều khiển 2 tuyến này là tuyến yên (cơ chế điều khiển học ở bài sau)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm về vai trò của hoocmôn
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cân bằng nội tiết bị phá vỡ?
? Mối quan hệ giữa hoạt động của hoocmôn và tuyến nội tiết là gì?
? Ngoài những tác dụng chính đó, hoocmôn còn có tác dụng gì?
- Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin làm giảm lượng đường trong máu.
- Kích thích tuyến tụy sản xuất glucagôn làm tăng lượng đường trong máu.
- Đối lập nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng là điều hòa lượng đường trong máu
- HS thảo luận nhóm:
+ Điều hòa nồng độ các chất có trong máu
+ Điều khiển, phối hợp hoạt động các tuyến nội tiết (vd: tuyến tụy và tuyến trên thận) nhằm đảm bảo các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
- Bệnh lý: đái đường, bướu cổ...
- Thực chất vai trò của tuyến nội tiết chính là vai trò của hoocmôn.
- Vai trò khác:
+ Điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường: thân nhiệt, chống stress...
+ Sinh trưởng và phát triển
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng: sự tăng hoặc giảm quá trình đồng hóa và dị hóa.
 * Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
- GV cho HS ghi bài về đặc điểm hệ nội tiết.
- GV yêu cầu HS phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- GV yêu cầu HS nêu tính chất của hoocmôn.
- GV phát phiếu tổng kết kiến thức cho HS
- Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết. Chức năng: điều hòa các quá trình sinh lý một cách chậm, kéo dài trên diện rộng.
- Có 2 loại tuyến tiết: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
+ Giống: đều tiết các chất điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
+ Khác:
• Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết được chuyển theo ống dẫn đến các cơ quan.
• Tuyến nội tiết: không có ống dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh tế bào tuyến. Sản phẩm tiết được chuyển trực tiếp vào máu rồi đến các cơ quan.
- Một số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.
- Hoocmôn có bản chất hóa học, là sản phẩm tiết của hệ nội tiết.
- Hoocmôn có những tính chất sau:
+ Tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ có tác dụng lên một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó được máu mang đi khắp cơ thể.
+ Có hoạt tính sinh học cao: với liều lượng rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao
+ Không đặc trưng cho loài: hoocmôn của loài này vẫn có hiệu quả khi đưa vào máu của loài khác.
- Tác dụng sinh lý của hoocmôn:
+ Điều hòa các quá trình sinh lý
+ Điều hòa nồng độ các chất nhằm đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
 13
4p
* Hoạt động 5: Củng cố
- GV cho học sinh đọc kết luận chung SGK .
+ Thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết? Kể tên các tuyến ngoại tiết và các tuyến nội tiết
+ Nêu tính chất và vai trò của hooc môn?
- HS đọc kết luận chung cuối bài.
- Tuyến nội tiết : Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích .
 Các tuyến: tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục, tuyến yên..
- Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo các ống dẫn tới các cơ quan tác động.
 Các tuyến: tuyến mồ hôi, tuyến lệ, tuyến sữa, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy
* Tính chất:
- Mỗi hoocmoon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
- Có hoạt tính sinh học rất cao 
- Không mang tính đặc trưng cho loài.
 * Vai trò:
- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1p )
 - Đọc bài, trả lời câu hỏi:1,2 SGK/175
 - Đọc mục: Em có biết
 - Chuẩn bị bài: “ Tuyến yên, tuyến giáp” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_55_Gioi_thieu_chung_he_noi_tiet.doc
Giáo án liên quan