Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS xác định được :

 - Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào

 - Những thành phần chủ yếu của tế bào

 - Khái niệm về mô

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát ,vẽ hình

3. Thái độ:

- Có ý thức say mê nghiên cứu bộ môn

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh sơ đồ tế bào thực vật

- Kính hiển vi , tiêu bản tế bào thân non .rễ

2. Học sinh:

- Vật mẫu cây có hoa và cây không có hoa

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số: 6A:.

 6B:.

 6C:.

2. Kiểm tra:

Câu hỏi 1: Em hãy mô tả hình dạng tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua?

3. Dạy học bài mới:

 

doc69 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 
HS: Rút ra kết luận
1. Quan sát một số thân biến dạng 
a. . Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân
- Củ khoai tây-> Có chồi
- Củ su hào-> Lá, chồi ngọn, chồi nách 
- Củ dong ta-> Lá vảy,chồi ngọn, chồi nách
- Củ gừng-> Chồi
*Củ su hào, củ khoai tây tròn , to -> Thân củ
*Củ dong, củ gừng dài ,giống rễ-> Thân rễ
+ Đặc điểm giống nhau: có chồi, lá " là thân.
+ Đều phình to " chứa chất dự trữ.
+ Đặc điểm khác nhau: củ gừng, dong (có hình rễ), dưới mặt đất gọi là thân rễ.
Củ su hào, khoai tây (dạng tròn to) thân củ.
b. Quan sát thân cây xương rồng
*Xương rồng ->Thân màu xanh, chứa nhiều nước=> Thân mọng nước
2. Đặc điểm và chức năng một số thân biến dạng
*Thân củ: Phình to->Chứa chất dự trữ
*Thân rễ: Dài giống rễ-> Chứa chất dự trữ
*Thân mọng nước-> Dự trữ nước, quang hợp
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK
* Vì sao cần phải thu hoạch cỏc loại củ trước khi cây ra hoa?
- GV cho HS làm bài tập tại lớp, GV thu 15 bài chấm ngày tại lớp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau ôn tập.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 18
THỰC HÀNH: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh:
- Nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ.
- Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có điều kiện).
2. Học sinh:
- Làm thí nghiệm theo nhóm ghi lại kết quả, quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	6A:...........................
	6B:............................
	6C:............................
2. Kiểm tra:
Câu 1: Thân to ra do đâu?
Câu 2: Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: GV: Yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà. 
HS: Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm, quan sát bằng kính hiển vi. -> Quan sát ghi lại kết quả.
GV: Phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bóc vỏ cành. 
 HS: Nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá.
GV: Cho 1 vài HS quan sát mẫu trên kính hiển vi, xác định chỗ nhuộm màu, có thể trình bày cho cả lớp theo dõi.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận
 + Chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?
+ Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung-> rút ra kết luận
 GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt.
Hoạt động 2:
GV: yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK trang 55.
->Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 55.
GV lưu ý: Khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào? 
 HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện nhóm trình bày-> nhóm khác nhận xét, bổ sung -> Rút ra kết luận
GV mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ...
 + Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao?
Liên hệ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây.
1. Sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
Cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (cành hoa huệ) cành mang lá (cành dâu) để nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá.
* Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
2. Sự vận chuyển chất hữu cơ
- Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ...
* Các chất hữu cơ được vận chuyển nhờ mạch rây
Liên hệ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây.
4. Củng cố:
- HS đọc kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và hoàn thành vở bài tập
- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
____________________________________
Ngày giảng: .........................
Tiết 19
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương I đến chơng III.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng tổng hợp ,khái quát hoá
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ các hình có trong nội dung đã học.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo nội dung đã dặn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	6A:...........................
	6B:............................
	6C:............................
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiển thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Treo tranh lát cắt ngang miền hút của rễ và tranh sơ đồ cấu tạo TB
+ TB có hình dạng và kích thước ntn? 
+ TB có cấu tạo ntn? Chức năng từng phần?
Hoạt động 2:
GV: Treo tranh h9.1và9.3
H: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Cho VD
H: Rễ gồm những bộ phận nào? chức năng từng bộ phận
H: Miền hút có cấu tạo ntn? 
Hoạt động 3:
GV: Cho HS quan sát cành cây có lá và hoa -> chỉ trên vật mẫu các bộ phận của thân
GV: Treo tranh các loại thân 
H: Có mấy loại thân ? Đặc điểm từng loại
GV: Treo tranh h15.1
H: Thân non gồm những bộ phận nào? so sánh với cấu tạo trong của rễ 
GV: Treo tranh h16.1
H: Thân cây to ra do đâu? Vì sao?
H: Căn cứ vào đâu để tính tuổi của cây
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Hình dạng, kích thước tế bào
2. Cấu tạo TB 
- VáchTB->TB có hình dạng nhất định 
- Màng sinh chất -> bao bọc chất TB
- Chất TB(keo lỏng, chứa bào quan)-> nơi diễn ra hoạt động sống của TB
- Nhân->Điều khiển hoạt động sống của TB
- Các không bào chứa dich TB
Chương II: RỄ
1. Các loại rễ
* Rễ cọc: Gồm 1 rẽ cái to, khoẻ, đâm thẳng, các rễ con mọc xiên
VD: Rễ cải, bưởi, nhãn...
* Rễ chùm: Gồm các rễ to, dài gần bằng nhau mọc toả ra từ gốc thân
VD: Rễ lúa, ngô, mía...
2. Các bộ phận của rễ
- Miền trưởng thành->Dẫn truyền
- Miền hút(cólông hút)-> hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng-> Làm rễdài ra
-Miền chóp rễ-> che trở đầu rễ
3. Cấu tạo trong của rễ( Miền hút)
Miền hút gồm vỏ và trụ giữa
+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
+Trụ giữa gồm bó mạch (M.gỗ và mạch rây)và ruột.
Chương III: THÂN 
1. Các bộ phận của thân
- Mang lá 
- Chồi ngọn 
- Chồi nách( chồi lá và chồi hoa)
2. Các loại thân
- Thân đứng có các dạng( thân gỗ, thân cột, thân cỏ)
- Thân leo có các dạng( leo bằng tua cuốn, leo bằng thân quấn, leo bằng tay móc ...)
- Thân bò: Bò lan sát đất
3.Cấu tạo trong thân non
*Thân non gồm vỏ và trụ giữa
- Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
 - Trụ giữa gồm bó mạch(M.gỗ và M.rây)và ruột
4. Cấu tạo trong thân gỗ
* 2 tầng phát sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Tầng sinh vỏ -> Làm vỏ to ra 
-Tầng sinh trụ-> Làm trụ giữa to ra
=> Thân cây to ra nhờ 2 tầng phát sinh
- Hàng năm cây thân gỗ còn sinh ra các vòng gỗ. Căn cứ vào vòng gỗ để xác định số tuổi của cây.
4. Củng cố:
- GV củng cố nội dung bài và đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài, ôn tập lại bài
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 20
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ ràng các kiến thức đã học.
- Biết cô đọng các kiến thức chính theo yêu cầu.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài làm khoa học
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đề thi, đáp án, thang điểm
2. Học sinh:
- Giấy, bút, ôn tập kiến thức
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	6A:...........................
	6B:............................
	6C:............................
2. Kiểm tra:
- Không kiểm tra.
3. Dạy học bài mới:
A. ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
	Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Vật không phải là vật sống là? 
A. cây chuối.	B. con dao.	
C. con gà. 	D. cây đào.
Câu 2: Tế bào có hình dạng nhất định là nhờ?
A. vách tế bào.	B. nhân. 
C. màng sinh chất. 	D. lục lạp.
Câu 3: Loại rễ biến đổi thành giác mút có ở ?
A. cây trầu không.	B. cây tầm gửi.	
C. cây bần. 	D. cây khoai mì.
Câu 4: Cành mang hoa hoặc hoa trên cây được phát triển từ?
A. thân chính.	B. chồi ngọn.	
C. chồi nách.	D. rễ.
Câu 5: Rễ thở thường gặp ở những cây?
A. mọc ở vùng đồi núi.	B. trồng trong chậu.	.
C. mọc trên đất.	D. ở nơi bị ngập nước
Câu 6: Loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây là?
A. thân mọng nước.	B. thân củ.	
C. thân rễ.	D. thân củ và thân rễ.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng bộ phận?
Câu 2 (2 điểm): Nêu cấu tạo và chức năng từng miền của rễ cây?
Câu 3 (1 điểm): Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
B. Đáp án – Thang điểm
I. Trắc nghiệm (4 điểm)	
Mỗi đáp án đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
B
C
D
D
II. Tự luận (6 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Vách TB: giúp cho TB có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất TB
- Chất TB: là nơi chứa các bào quan và diễn ra các hoạt động sống cơ bản của TB
- Nhân: là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của TB
- Không bào: chứa dịch TB
0,6đ
0,6đ
0,6đ
0,6đ
0,6đ
2
- Miền hút: Hút nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng: giúp cho dễ dài ra
- Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
- Thu hoạch củ trước khi cây ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ nhất. 
- Nếu thu hoạch chậm sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã dùng tạo các bộ phận của hoa nên thu hoạch thấp.
0,5đ
0,5đ
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ
- Chữa bài nếu còn thời gian
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị cho bài sau: Mẫu vật: lá hoa hồng, lá cây đậu, dừa cạn, dây huỳnh, sen, lá lốt, kinh giới, rau muống, rau má, cành trúc đào, cành hoa sữa, cành ổi.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
Phần kiểm tra của TTCM-BGH
Hải Lựu, ngày tháng năm 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
CHƯƠNG IV: LÁ
Tiết 21
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh hình hình dạng ngoài của lá, các kiểu gân lá, lá đơn ,lá kép
2. Học sinh:
- Mẫu vật: lá trúc đào, cành hoa sữa, cành ổi, lá dâu, lá hoa hồng, lá dừa cạn
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	6A:...........................
	6B:............................
	6C:............................
2. Kiểm tra:
- Không kiểm tra.
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm bên ngoài của lá	 
a. Hướng dẫn quan sát phiến lá
GV: Cho HS quan sát phiến lá qua tranh 
hoặc vật mẫu, thảo luận 3 vấn đề SGK trang 61
HS: Đặt mẫu vật lên bàn quan sát theo yêu cầu SGK
Chỉ ra được
1/ Phiến lá có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn cuống
2/ Các lá đều màu xanh lục, bản dẹt, là phần to nhất của lá
3/ Nhận được nhiều ánh sáng
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu.
HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung-> kết luận
GV: Mở rộng phiến lá lớn nhất (lá chuối, lá cây nong tằm tr136) lá S nhỏ nhất(bèo tấm)
b. Hướng dẫn quan sát gân lá
 GV: Yêu cầu HS lật mặt dưới của lá quan sát gân l->Đối chiếu với H19.3 SGK để phân biệt 3 loại gân lá
HS: Đại diện 1số nhóm giới thiệu các loại gân lá có ở nhóm mình-> Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
HS: Có mấy loại gân lá? kể tên những lá có kiểu gân đó
HS: Rút ra kết luận
GV: Giới thiệu thêm 1số lá khác có kiểu gân mạng, //, hình cung(bông mã đề, bèo Nhật Bản...)
c. Hướng dẫn phân biệt lá đơn, lá kép
 GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK và phân biệt được lá đơn, lá kép.
 HS: Quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục £ SGK để hoàn thành yêu cầu của GV.
( Chú ý vào vị trí của trồi nách.)
GV : Đặt câu hỏi, HS trao đổi nhóm. 
HS: Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại hoa kép?
 GV: Cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị.
 GV : Gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn và lá kép trong số những lá của GV trên bàn, cho cả lớp quan sát.
HS: Thế nào là lá đơn? Thế nào là lá kép
HS : Rút ra kết luận
GV: Đưa ra 1số lá đặc biệt (lá dừa, lá sắn...) -> HS nhận biết
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu xếp lá trên thân và cành 
GV: Cho HS quan sát 3 cành lá của nhóm xác định cách xếp lá trên thân , cành-> nhận xét cách xếp lá trên so với lá dưới-> kiểu xếp đó có tác dụng gì?
HS: Các nhóm quan sát các cành lá của nhóm mình đối chiếu với H19.5-> xác định các kiểu xếp lá : mọc cách, mọc đối, mọc vòng
HS: Có mấy kiểu xếp lá trên thân,cành? Là những kiểu nào?
HS: Rút ra kết luận
Liên hệ: Để cây có thể nhận được nhiều ánh sáng chế tạo chất hữu cơ cho cây chúng ta cần phải làm gì?
H: Trong trồng trọt cần chú ý tới biện pháp kĩ thuật nào?
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
a. Phiến lá
* Phiến lá có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn cuống
* Các lá đều màu xanh lục, bản dẹt, là phần to nhất của lá
* Nhận được nhiều ánh sáng
* Kêt luận:
* Phiến lá mầu xanh lục, hình bản dẹt
->Nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ
b. Gân lá
* Có 3 loại gân lá 
 - Gân hình mạng
 - Gân song song.
 - Gân hình cung
c. Lá đơn và lá kép
* Lá đơn: Cuống ở dưới chồi nách, mỗi cuống mang 1 phiến lávà rụng cùng 1 lúc
* Lá kép: Cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con mang 1phiến lá
( lá chét), khi rụng lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
* Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành
- Mọc cách
- mọc đối
- Mọc vòng
*Lá trên các mấu thân xếp so le-> lá nhận được nhiều ánh sáng
4. Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
	Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các lá sau đây những nhóm lá nào có gân song song
a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi
b. Lá rau muống, lá cải, lá trầu không 
c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ
d. Lá tre, lá lúa, lá ngô
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận biết , phân loại lá trong tự nhiên
- Đọc mục "Em có biết"
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: .........................
Tiết 22
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 20.4 SGK.
- Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu lá tre, lá mít, lá xoan, lá cây rẻ quạt 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	6A:...........................
	6B:............................
	6C:............................
2. Kiểm tra:
	Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá?
	Câu 2: Lá sắp xếp như thế nào để nhận được nhiều ánh sáng?
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào biểu bì 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu 20.2 và 20.3 SGK trả lời 2 câu hỏi trang 65
HS: Đọc thông tin + quan sát h20.2và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK
Yêu cầu phải nêu được :- Biểu bì có tác dụng bảo vệ TB phải xếp sát nhau 
 -Để ánh sáng xuyên qua lớp TB phải trong suốt Lỗ khí đóng mở để thoát hơi nước 
GV : Có thể giải thích thêm hoạt động đóng mở của lỗ khí khi trời nắng và trời râm
H: Biểu bì có cấu tạo và chức năng ntn ? 
HS : Rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tế bào thịt lá 
 GV: Giới thiệu các lớp TB qua mô hình( hoặc h20.4 SGK)-> yêu cầu HS thảo luận theo lệnh SGK
 GV: Gợi ý khi so sánh, chú ý đến đặc điểm hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp..
HS: Trao đổi nhóm theo gơi ý của GV và thống nhất ý kiến -> đại diện nhóm trình bày 
Yêu cầu chỉ ra được: - TB thịt lá phía trên nhiều lục nạp hơn-> phù hợp để chế tạo chất hữu cơ
- TB thịt lá mặt dưới nằm xen kẽ với các khoang chứa không khí -> Phù hợp với chức năng trao đổi khí
 GV: Ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng để nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
HS: Rút ra kết luận.
HS:Tại sao nhiều loại lá mặt trên của phiến lá lại sẫm hơn mặt dưới?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng Gân lá 
 GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 66 + Quan sát h20.4+ kiến thức đã học trả lời câu hỏi SGK
HS: Hoạt động cá nhân 
GV: Gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi-> HS khác nhận xét và bổ sung 
HS: Rút ra kết luận
1. Biểu bì
- Biểu bì có tác dụng bảo vệ TB phải xếp sát nhau 
 -Để ánh sáng xuyên qua lớp TB phải trong suốt
-Lỗ khí đóng mở để thoát hơi nước 
* Gồm 1 lớp TB trong suốt xếp sát nhau có vách dày -> bảo vệ và cho ánh sáng chiếu qua 
*Có nhiều lỗ khí ( mặt dưới) có khả năng đóng mở -> trao đổi khí và thoát hơi nước 
2. Thịt lá
- TB thịt lá phía trên nhiều lục lạp hơn-> phù hợp để chế tạo chất hữu cơ
- TB thịt lá mặt dưới nằm xen kẽ với các khoang chứa không khí-> Phù hợp với chức năng trao đổi khí
* Kết luận:
*Các TB thịt lá chứa nhiều lục lạp -> chế tạo chất hữu cơ
3. Gân lá
* Gồm các bó mạch( Mạch.gỗ Mạch rây)-> Vận chuyển các chất
4. Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
Bài tập
	Cho các từ :lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, đóng mở, bảo vệ, 
Hãy chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống.
	Bao bọc phiến lá là một lớp TB...(1)...trong suốt, nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp TB này có màng ngoài dày, có chức năng ...(2)... cho các phần bên trong .
	Lớp TB biểu bì mặt dưới có rất nhiều ...(3)... hoạt động đóng mở của nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại kiến thức ở tiểu học: Chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ky_i_ban_2_cot.doc