Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Nêu được đặc điểm chung của hạt trần thông qua đại diện là cây thông:

- Cơ quan sinh dưỡng: thân, rễ, lá.

- Cơ quan sinh sản: nón đực và nón cái.

- Sinh sản: bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.

- So sánh với thực vật có hoa: chưa có hoa, quả.

- Ví dụ: cây thông,

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh, tìm kiến thức mới trên mẫu vật.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực:

 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ H 40.1 đến 40.4 sgk/132, 133.

 Mẫu vật : cành thông mang đủ nón đực và nón cái, mẫu nón thông

2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm cành thông mang đủ nón đực và nón cái.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:

1/ Đặc điểm nào là của ngành Quyết thực vật.

A. Chưa có thân rễ, lámchính thức, sống tronh nước, sinh sản nhờ nước.

B. Đã có thân, rễ, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt.

C. Đã có thân, rễ, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.

D. Cây có lá, thân chưa có mạch dẫn, mới có rễ giả nên phải sống ở nơi ẩm ướt.

2/ Để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ cần chú ý đặc điểm ?

A. Lá non cuộn tròn.

B. Cơ thể đã có rễ, thân, lá thật.

C. Mặt dưới lá già có các đốm nhỏ màu nâu.

D. Cả A và C.

2. Bài học

 

doc67 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành TV có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
- HS nghiên cứu thông tin SGK/ 141, ghi nhớ thông tin.
- Cử đại diện nhóm lên bẳng thực hiện.
- Mỗi nhóm 2 HS lên bảng ghép nội dung cho phù hợp.
- Hs trả lời: Ngành hạt kín: 
- Lớp Hai lá mầm.
- Lớp một lá mầm.
 * Ghi nhớ :SGK trang 141.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV hỏi: Thế nào là phân loại thực vật? Trật tự phân loại?
? Trình bày sơ đồ khái quát sự phân chia giới thực vật.
? Chia ngành hạt kín thành 2 lớp theo cách trên.
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
GV đưa bài tập: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) .
Câu:
Đúng
Sai
1/ Tảo là ngành TV bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá, sống ở dưới nước là chủ yếu.
2/ Rêu là thực vật bậc thấp .
3/ Ngành Hạt trần cơ quan sinh sản là nón.
4/ Loài là bậc phân loại cơ sở.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc trước bài 44.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
KIỂM TRA 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức.
- Đánh giá kiến thức của HS ở một số nội dung về: hoa, quả, hạt; Một số khái niệm về thụ phấn, thụ tinh.
- Phân biệt được tảo, rêu, quyết với một cây xanh có hoa khác về đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
2/ Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng làm bài tập.
3/ Thái độ.
- Rén thái độ nghiêm túc và tính trung thực trong học tập.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. NỘI DUNG 
ĐỀ KIỂM TRA
I/TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1.Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng:
 a.Hoa ; b. Quả; c.Hạt ; d.Sự tiếp hợp
2.Cơ quan sinh sản của rêu là:
 a.Hoa; b.Quả; c.Túi bào tử; d.Hạt.
3.Những cây thuộc nhóm dương xỉ là:
a.Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó; b.Cây cải, cây lúa, cây bưởi;
c.Cây rau bợ,cây lông cu li; d.Cây cải, cây lúa;
4.Trong trồng trọt, biện pháp để hạt nẩy mầm tốt là:
a.Chọn hạt giống; b.Chuẩn bị tốt đất gieo trồng;
c.Gieo hạt đúng thời vụ; d.Tất cả các biện pháp trên
II.TỰ LUẬN: (8đ)
Câu 1:(1,5đ) Hãy phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh.
 Câu 2: (3đ) Có những cách phát tán tự nhiên nào của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi của mỗi cách phát tán đó.
 Câu 3:(2đ) Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.
 Câu 4: (1,5đ) Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở những điểm nào?
 Đáp án và thang điểm
PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 
 Nội dung 
 Điểm
 1d 2c 3c 4d
Mỗi câu đúng: 0,5 đ
Câu 1
(1,5 điểm)
 Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:
	-Sự thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
	-Sự thụ tinh: hạt phấn có sự nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo một tế bào mới gọi là hợp tử.
Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh:
	Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và nẩy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
(3 điểm)
Có 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt:
 -Phát tán nhờ gió: Quả hoặc hạt có cánh,hoặc có túm lông nhẹ 
 -Phát tán nhờ động vật: quả - hạt có hương thơm,vị ngọt,hạt có vỏ cúng,có nhiều gai,móc bám
 -Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài
1đ
1 đ
1 đ
Câu 3
(2 điểm)
Lợi ích của tảo trong tự nhiên và đời sống con người:
-Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho ĐV ở nước
-Làm thức ăn cho người và gia súc
-Lầm phân bón 
-Làm thuốc (trong y học), các nguyên liệu khác như làm giấy,hồ dán,thuốc nhuộm....
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
 Câu 4
(1,5 điểm)
Điểm tiến hoá của dương xỉ so với rêu:
 -Có mạch dẫn,thân và lá đa dạng,phức tạp hơn.
 -Có cơ quan sinh sản nằm ở mặt dưới lá->được bảo vệ tốt hơn.
 -Có thêm giai đoạn nguyên tản-> cây con lúc đầu sống nhờ vào chất dinh dưỡng của nguyên tản nên phát triển tốt hơn. 
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
 -> Từ đơn giản đến phức tạp, tiến hoá hơn.
 - Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín.
Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hoá hơn cả trong giới thực vật thể hiện qua: Đa dạng môi trường sống, đa dạng loài, số lượng cá thể trong loài,..
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá kiến thức, kĩ năng thảo luận nhóm.
3.Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: - Sơ đồ phát triển của giới thực vật.
 - Nội dung các câu cần sắp xếp.
2. Chuẩn bị của HS: xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
1/Ghép các chữ cáI a,b,cở cột B với các số 1,2,3.. ở cột A để có câu trả lời đúng vào cột C
Cột A
Cột B
Cột C
1.ngành rêu
2.Ngành dương xỉ
3.Ngành tảo
4.Ngành hạt trần
5.Ngành hạt kín
a.Chưa có rễ
b.Rễ giả, lá nhỏ hẹp, nơi ẩm
c.Rễ thật, lá đa dạng
d.Sinh sản bằng bào tử
e.Sinh sản bằng hạt hạt, có nón
g.Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
2/ Thế nào là phân loại thực vật, nêu các bậc phân loại?
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh ôn lại các nhóm thực vật đã học, kể tên các nhóm. 
- Nhóm nào sống ở nước? Nhóm nào sống trên cạn?
- Nhóm nào có cấu tạo đơn giản? Nhóm nào có cấu tạo phức tạp?
- Theo các em, nhóm nào sẽ xuất hiện trước? Nhóm nào xuất hiện sau?
- Tại sao chúng lại phát triển theo chiều hướng phức tạp dần về cấu tạo?
Học sinh trình bày các dự đoán theo ý kiến chủ quan của các em.
Để có câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức: (30p)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: giới TV từ những dạng đơn giản nhất(tảo) đến những cây hạt kín cấu tạo phức tạp có quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật
Mục tiêu: Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1,thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142.
-GV chiếu sơ đồ .
B2:GV yêu cầu HS nêu khái niệm : Phân loại thực vật.
Gv chiếu nội dung yêu cầu của phân thảo luận .
B3:Gv lưu ý HS : Đặc điểm cấu tạo và sinh sản phụ thuộc vào moi trường sống.
B4:Gv hoàn thiện kiến thức cho HS, nêu rõ đặc điểm thích nghi với môi trường thể hiện sự tiến hoá của động vật.
HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1 thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142
Đại diện HS lần lượt đọc các câu trả lời theo thứ tự từ 1 đến 6.
Yêu cầu: 1- a; 2- d; 3- b; 4- g; 5- c; 6-e
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
HS nghiên cứu lại phần lệnh tam giác 1, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác 2.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu:
 Tiểu kết: - Tổ tiên của thực vật là tảo nguyên thuỷ.
 - Giới thực vật xuất hiện dần dần từ dạng đơn giản đến những dạng phức tạp nhất thể hiện sự phát triển. Quá trình này phụ thuộcnhiều vào sự thay đổi các điều kiện của môi trường. 
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật.
Mục tiêu: Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:GV yêu cầu HS quan sát lại sơ đồ H 44.1 SGK cho biết 3 giai đoạn chính của giới Thực vật.
B2:Gv hoàn chỉnh lại 3 giai đoạn cho đúng.
+ Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước.
+ Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín.
B3:Gv phân tích từng giai đoạn cho HS nắm được bằng các câu hỏi:
+ Giai đoạn 1:? Điều kiện môi trường
? Nhóm thực vật nào xuất hiện và phát triển.
? Sự thích nghi với môi trường.
+ Giai đoạn 2: ? Điều kiện môi trường
+ Giai đoạn 3:? Đặc điểm tiến hoá của Hạt kín.
B4:Gv cung cấp thông tin thể hiện sự đa dạng của hạt kín.
- HS quan sát nghiên cứu thông tin: sơ đồ H 44.1 SGK để phân chia các giai đoạn phát triển chính của TV theo ý hiểu của mình.
- HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi của GV.Yêu cầu nêu được:
- Nước là chủ yếu.
- Tảo
- Cơ thể có cấu tạo đơn giản.
- Có nhiều thay đổi.
- Rêu à Hạt trần.
- Cơ quan sinh sản tiến hoá nhất.
- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết:
 Quá trình phát triển của TV có 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước.
+ Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
+ Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín.
Ghi nhớ : SGK/ 143.
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
? Bài học hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV yêu cầu HS làm Bài tập:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Tổ tiên chung của mọi sinh vật cũng như giới TV ngày nay là  chúng xuất hiện trong các 
- Dạng TV xuất hiện đầu tiên là, dạng TV xuất hiện sau cùng là 
- Các TV ở cạn bao gồm ..
- Sự chuyển môi trường sống từ dưới .. lên .là nguyên nhân chính khiến cho TV phát triển từ thấp đến cao.
- Sự xuất hiện của các TV mới trong quá trình phát triển gắn liền với sự thay đổi của.. 
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Trong các ngành thực vật đã học, ngành nào chiếm ưu thế nhất? Vì sao?
Yêu cầu: Tảo nguyên thuỷ là tổ tiên của thực vật.
Từ chưa có rễ, thân rễ lá đến có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Từ sinh sản bằng hình thức đứt đoạn đến sinh sản bằng hạt nằm trong quả.
Các nhóm thực vật mới xuất hiện thích nghi hơn với điều kiện môI trường thay đổi.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Nghiên cứu trước bài 45
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chon và cải tạo từ cây hoang dại.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: Tính chất: quả to, ngọt, không hạt và nguồn gốc cây trồng.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
Ví dụ một số loại cây: Chuối hoang dại thì quả nhỏ, chát, nhiều hạt; chuối trồng thì quả to hơn, ngọt, ít hạt.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , khái quát hoá để tìm ra kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chủân bị của GV: Máy chiếu,tranh ảnh về một số cây trồng và cây dại. 
 + Mẫu vật: cây trồng và cây dại.
2. Chuẩn bị của HS: Mẫu vật: cây trồng và cây dại
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
1/ Giới TV được chia thành những ngành nào?
A. Các ngành nấm- vi khuẩn, Địa y và ngành TV bậc cao.
B. Các ngành tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín.
C. Ngành hạt trần và ngành hạt kín.
D. Ngành một lá mầm và ngành hai lá mầm.
2/ Quá trình phát triển của giới thực vật được chia làm mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn
2.Bài mới: (31’)
A. Hoạt động khởi động (5’): 
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV: Yêu cầu các em đặt mẫu vật lên bàn, mỗi bàn là một nhóm. Em hãy kể tên những cây nhà em trồng và nêu công dụng của chúng?
- HS: Nhìn vào mẫu vật các em mang đến lớp, đại diện nhóm trình bày.
- GV: Gọi 3 đến 4 nhóm lên trình bày.
- HS: Đại diện nhóm trả lời: cây rau cải để ăn lá, cây nhãn để ăn quả hoặc lấy gỗ, cây hoa để làm cảnh, cây cà rốt để lấy củ, rau ngải cứu để ăn hoặc chữa bệnh, cây chè để uống.... (tùy vào mẫu vật các em mang đến).
- GV: Mỗi cây có những công dụng khác nhau. Những cây này có nguồn gốc từ đâu?
- HS: Do con người trồng.
- GV vào bài: Vậy để biết được cây trồng có nguồn gốc từ đâu thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: trong môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những câu mọc dại và cây được trồng. Vậy giữa cây trồng và các cây hoang dại cùng loài có mối quan hệ gì với nhau? So với cây dại, cây trồng có điểm gì khác? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
Mục tiêu: Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chon và cải tạo từ cây hoang dại.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
B1:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/ 144.
B2:Gv hoàn thiện kiến thức cho HS, chốt kiến thức đúng.
B3:GV giới thiệu thêm và nguồn gốc cây trồng.
HS suy nghĩ liên hệ thực tế thực hiện lệnh tam giác SGK/ 144. Yêu cầu:
- Kể tên được một số cây trồng và cây dại của chúng.
- Mục đích của cây trồng nói chung.
Yêu cầu: Tiểu kết: - Có nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Cây được trồng nhằm mục đíchphục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Hoạt động 2: Cây trồng khác cây dại như thế nào?
Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: Tính chất: quả to, ngọt, không hạt và nguồn gốc cây trồng.
Hoạt động của GV
? Vì sao có sự khác nhau đó.
B1:Gv giải thích thêm: Nhờ mục đích sử dụng khác nhau mà con người đã tạo
ra nhiều loại cây trồng khác nhau và khác xa với tổ tiên của chúng.
? Cây trồng khác cây dại như thế nào.
? ý nghĩa tạo ra nhiều cây trồng mới trong thực vật.
B2:Gv lấy thêm một số ví dụ về những cây trồng mới mà con người đã tạo ra trên Thế giới và ở Việt Nam.
Hoạt động của HS
- HS quan sát nghiên cứu thông tin, quan sát H 45.1 SGK thực hiện lệnh tam giác sgk/144.Yêu cầu nêu được:
+ Cây cải dại khác cây cải trồng cùng loài về lá (bắp cải), về thân (su hào), về hoa (súp lơ)
 - HS giải thích dựa vào mục đích sử dụng.
-> Cây trồng khác cây dại ở chính bộ phận mà con người sử dụng.
-> Làm cho TV thêm phong phú và đa dạng.
Tiểu kết:
- Cây trồng khác cây dại ở chính bộ phận mà con người sử dụng.
- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ một cây dại ban đầu con người đã tạo ra được nhiều thứ cây mới khác xa và tốt hơn tổ tiên hoang dại của chúng.
Hoạt động 3: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
Mục tiêu: Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS SGK /145 và trả lời câu hỏi:
? Để tạo ra giống tốt người ta cần phải làm gì.
? Để chăm sóc cây, cần phải làm gì.
+ Cải tiến tính di truyền của chúng.
+ Chọn cây tốt nhân giống thành nhiều cây mới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết đặc tính tốt.
Tiểu kết: SKG/ 145
Ghi nhớ : SGK/ 145.
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: Chọn đáp án đúng:
Yêú tố tạo ra sự đa dạng của cây trồng hiện nay từ dạng cây dại ban đầu là do
A. Tự nhiên
B. Bản năng của Thực vật.
C. Con người
D. Động vật.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (6’):
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
? Giải thích tại sao cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với cây dại.
? Để chăm sóc cây trồng thì em cần phải làm gì .
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
- Tìm hiểu về vai trò của Thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm.. 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy
CHỦ ĐỀ :VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
(Tích hợp các bài 46; 47; 48)
I. Mục tiêu :
1.kiến thức .
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên:
- HS nêu được TV, nhất là Thực vật rừng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
- Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
Liệt kê được một số vai trò của thực vật đối với động vật.
- Lấy được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Từ đó hiểu được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật -àThức ăn-------à Động vật ---àThức ăn-------à Con người.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
Mô tả dự án:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên, động vật và con người.
- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với con người và nền kinh tế
- Sử dụng ngôn ngữ để trình bày, mô tả, giải thích ... kiến thức của chủ đề vai trò của thực vật.
- Nhận biết được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Nhận biết vai trò của thực vật trong việc trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật -àThức ăn-------à Động vật ---àThức ăn-------à Con người.
- Kể tên các cây có ích và cây có hại đối đối với động vật và đời sống con người
- Trình bày vai trò của thực vật trong việc bảo vệ đất và nguồn nước
- Trình bày được lợi ích và tác hại của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
- Đề xuất các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh.
- Đánh giá được những tác hại của một số cây có hại đối với con người.
- Vận dụng kiến thức đa học có những hành động cụ thể giúp bảo vệ thực vật .
4. Các năng lực nhận thức cần hướng tới:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, ngôn ngữ khoa học.
- Năng lực riêng biệt: Tri thức sinh học, năng lực nghiên cứu, thực địa.
5. Hệ thống câu hỏi trong chủ đề:
HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
STT
Mức độ nhận biết
1
Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn vì:
Giảm vận tốc dòng chảy, giảm lượng nước ngấ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_ban_2_cot.doc