Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên

A. MỤC TIÊU

I. Kiến thức

- HS trình bày được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.

.II. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát , so sánh, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

 - PTNL : quan sát , so sánh, phân tích, tổng hợp,hoạt động nhóm.

III. Thái độ:- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ :- Tranh hình SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.

- Chuẩn bị xi lanh bơm mực tím, 1 đoạn xương san hô.

- Kẻ phiếu học tập vào vở.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ : - Cấu tạo, cách di chuyển của thuỷ tức?

III. Bài mới

 

doc86 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 tr.61.
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra.
 -----------------------------------
 Ngày soạn : 25/10/2019
 Tiết 18. KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
. 1.Kiến thức : 
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản đã học .
- Thông qua nội dung bài kiểm tra để đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp 
2.Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức bằng văn viết.
- PTNL : sử dụng ngôn ngữ, tư duy , khái quát hóa KT.
3.Thái độ : giáo dục ý thức tự giác trong làm bài kiểm tra
II HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận
III.MA TRẬN :
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
1. Mở đầu
( 2 tiết )
Phân biệt động vật với thực vật
PTNL: sử dụng ngôn ngữ, 
Số câu
Số điểm
%
1 câu
1 điểm
10%
2. Ngành động vật nguyên sinh
( 5 tiết )
Kể tên các ĐVNS mà em đã học.
PTNL: sử dụng ngôn ngữ, 
Tại sao ở miền núi tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét thường cao hơn ở vùng đồng bằng.
PTNL: sử dụng ngôn ngữ , tổng hợp kiến thức 
Số câu
Số điểm
%
1 câu
 1 điểm
10%
1 câu
3,5 điểm
35%
3. Ngành ruột khoang
( 3 tiết )
Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang
PTNL: sử dụng ngôn ngữ
Số câu
Số điểm
%
1 câu
1,5 điểm
15%
4. Các ngành giun
( 5 tiết )
Nêu vòng đời của phát triển của sán lá gan (giun đũa.)
PTNL:sử dụng ngôn ngữ,viết sơ đồ 
Tại sao trâu bò chăn thả lại bị nhiễm sán lá gan cao hơn nuôi nhốt 
PTNL: sử dụng ngôn ngữ, tổng hợp kiến thức 
Số câu
Số điểm
%
1 câu
1,5 điểm
20%
1 câu
1,5 điểm
15%
Tổng :
Số câu:
Số điểm:
%
2 câu
2,5 điểm 25 %
2 câu
2,5 điểm 25 %
1 câu
3,5 điểm 35 %
1 câu
1,5 điểm
15%
IV. CÂU HỎI THEO MA TRẬN: 
Đề 1 : 7A
Câu 1. ( 1 điểm ) Hãy phân biệt động vật với thực vật?
Câu 2.: ( 4,5 điểm) 
a. Kể tên các ĐVNS mà em đã học.
b.Tại sao ở miền núi tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét thường cao hơn ở vùng đồng bằng.
Câu 3.(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 4. ( 3 điểm) 
Nêu vòng đời phát triển của sán lá gan? 
 b . Tại sao trâu bò chăn thả lại bị nhiễm sán lá gan cao hơn trâu bò nuôi nhốt ?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Phân biệt động vật với thực vật:
- Thành tế bào động vật không có xenlulôzơ.
- Động vật không tự tổng hợp chất hữu cơ mà phải sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
- Động vật có khả năng di chuyển.
- Động vật có hệ thần kinh và giác quan.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. HS kể được tên các ĐVNS mà em đã học
b.Ơ miền núi tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét thường cao hơn ở vùng đồng bằng vì ở miền núi cây cối nhiều , độ ẩm cao . là nơi muỗi phát triển .Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt rét.Vì vậy chúng ta cần phải vệ sinh môi trường để muỗi không có nơi trú ngụ và phát triển
1
3,5
3
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
+ Dinh dưỡng : dị dưỡng
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
4
a. Vòng đời phát triển của sán lá gan :
Sán lá gan ( Trâu bò ) " trứng " ấu trùng " ốc " ấu trùng có đuôi " môi trường nước " kết kén " bám vào cây rau, bèo.
b .Trâu bò chăn thả lại bị nhiễm sán lá gan cao hơn trâu bò nuôi nhốt vì : Trâu bò chăn thả ăn cỏ có nhiều kén sán bám vào sẽ bị nhiễm sán lá gan.Còn trâu bò nuôi nhốt thì thức ăn ít bị nhiễm kén sán hơn.
1,5
1,5
Đề 2 : 7B
Câu 1. ( 1 điểm ) Hãy phân biệt động vật với thực vật?
Câu 2.: ( 4,5 điểm) .
 a.Kể tên các ĐVNS mà em đã học.
 b.Tại sao ở miền núi tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét thường cao hơn ở vùng đồng bằng.
Câu 3.(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 4. ( 3 điểm) 
a. Nêu vòng đời phát triển của giun đũa? 
 b. Tại sao trâu bò chăn thả lại bị nhiễm sán lá gan cao hơn trâu bò nuôi nhốt 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Phân biệt động vật với thực vật:
- Thành tế bào động vật không có xenlulôzơ.
- Động vật không tự tổng hợp chất hữu cơ mà phải sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
- Động vật có khả năng di chuyển.
- Động vật có hệ thần kinh và giác quan.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. HS kể được tên các ĐVNS mà em đã học
b.Ơ miền núi tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét thường cao hơn ở vùng đồng bằng vì ở miền núi cây cối nhiều , độ ẩm cao là nơi muỗi phát triển .Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt rét.Vì vậy chúng ta cần phải vệ sinh môi trường để muỗi không có nơi trú ngụ và phát triển
1
3,5
3
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
+ Dinh dưỡng : dị dưỡng
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
4
a. Vòng đời phát triển của giun đũa :
- Giun đũa (trong ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng " thức ăn sống " ruột non (ấu trùng) " máu, tim, gan, phổi " ruột người.
b. .Trâu bò chăn thả lại bị nhiễm sán lá gan cao hơn trâu bò nuôi nhốt vì : Trâu bò chăn thả ăn cỏ có nhiều kén sán bám vào sẽ bị nhiễm sán lá gan.Còn trâu bò nuôi nhốt thì thức ăn ít bị nhiễm kén sán hơn.
1,5
1,5
.C KẾT THÚC GIỜ KIỂM TRA:
- Thu bài
- Nhận xét
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:Chuẩn bị nội dung tiết sau.mỗi nhóm 1 con trai
 ------------------------------------- 
 Ngày soạn: 27/10/2019
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
Tiết 19. Bài 18: TRAI SÔNG
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh nêu được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nêu được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai.
- Trình bày được các khái niệm: áo, cơ quan áo.
II. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- PTNL: sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành , quan sát tranh và mẫu.
III. Thái độ:- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
B. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.
- Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức	
II. Kiểm tra bài cũ: không
III. Bài học
	GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hóa theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.
Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo
1. Vỏ trai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ
trai trên mẫu vật.
- HS quan sát hình 18.1; 18.2, đọc thông tin SGK trang 62, quan sát mẫu vật, tự thu thập
thông tin về vỏ trai.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
- Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
- Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- GV cho HS thảo luận giữa các nhóm
- 1 HS chỉ trên mẫu trai sông.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ Mở vỏ trai: cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
+ Mài mặt ngoài có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát, khi cháy có mùi khét.
- Sự mở vỏ ra do tính tự động của trai 
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm 
- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
khác nhận xét, bổ sung.
- Vì lớp xà cừ do nhiều lớp đá vôi mỏng xếp đè lên nhau . Cấu tạo này làm cho lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng do hiện tượng giao thoa ánh sáng .
2. Cơ thể trai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
- GV giới thiệu: đầu trai tiêu giảm
- HS đọc thông tin tự rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể trai.
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài; áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai.
- Chân rìu.
Kết luận:
1. Vỏ trai :
- Vỏ trai gồm: 2 mảnh vỏ bằng đá vôi gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. ở bản lề có các dây chằng đàn hồi và 2 cơ khép vỏ giúp đóng mở vỏ
- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.
2. Cơ thể trai :
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài; áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thóat nước.
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai.
- Chân rìu.
Hoạt động 2: Di chuyển
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trai di chuyển như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV mở rộng: chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.
- HS căn cứ vào thông tin và hình 18.4 SGK, mô tả cách di chuyển.
- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung.
Kết luận:
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai những gì ?
+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
- GV chốt lại kiến thức.
+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Nếu HS không trả lời được, GV giải thích vai trò lọc nước.
- GV liên hệ BVMT : 
 - Điều gì sẽ xẩy ra nếu môi trường nước bị ô nhiễm ?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm ?
-Theo em những việc làm nào gây ô nhiễm môi trường nước ?
- Bản thân em đã làm được những việc gì góp phần bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm ?
- HS tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành đáp án.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nước đem đến oxi và thức ăn.
+ Kiểu dinh dưỡng thụ động.
Kết luận:
- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi trao đổi qua mang.
Hoạt động 4: Sinh sản
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển
thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
- Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào
- HS căn cứ vào thông tin SGK, thảo luận và trả lời:
+ Trứng phát triển trong mang trai mẹ, được bảo vệ và tăng lượng oxi.
mang và da cá?
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
- Tại sao ao không thả trai mà vẫn có trai ?
+ Ấu trùng bám vào mang và da cá để tăng lượng oxi và được bảo vệ.
Kết luận:
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
IV. Củng cố : HS làm bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.
3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
----------------------------------------
 Ngày soạn: 2 /11/2019
Tiết 20. Bài 19, 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
- Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong 
II. Kĩ năng
- Rèn kĩ sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loại thân mềm. 
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm , quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công
- Phát triển năng lực : sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành , quan sát tranh và mẫu.
III. Thái độ:- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.. 
B. CHUẨN BỊ :
- Mẫu trai, mực mổ sẵn.
- Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. Ổn định tổ chức	
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài học
Hoạt động 1: Một số đại diện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Em hãy kể tên một vài đại diện của ngành thân mềm mà em biết ? Ở địa phương ta có những loài nào ?
HS kể tên một vài đại diện của ngành thân mềm 
- GV Yêu cầu HS quan sát tranh , mẫu vật , thảo luận và cho biết :
+ Ốc sên ăn gì ? Vậy theo em ốc sên là ĐV có lợi hay có hại .
+ Khi di chuyển ốc sên để lại gì trên đường đi của nó? Tại sao?
+ Vai trò của giác bám ở mực và bạch tuộc ? 
+ Khả năng nguỵ trang bên ngoài ở bạch tuộc có vai trò gì ? 
+ Máu của ốc sên có gì khác so với máu của mực , bạch tuộc và trai? 
+ Hô hấp của ốc sên có gì khác so với các thân mềm khác ? 
 - Em hãy cho biết chức năng của vỏ ốc và mai mực?
- HS quan sát mẫu, kết hợp với tranh hình . Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
+ Ốc sên ăn lá , ngọn cây nên nó là ĐV có hại 
+ Chất nhờn màu trắng có tác dụng giảm ma sát khi di chuyển .
+ Ngửi mùi 
+ Nguỵ trang bên ngoài và lẩn trốn kẻ thù liên lạc hay cảnh báo cho đồng bọn. 
+ Máu của ốc sên không màu (không chứa sắc tố ), máu của mực , bạch tuộc và trai xanh ( chứa sắc tố haemocyanin)
+ Thông qua phổi.
+ Vỏ ốc: che chở
+ Mai mực: nâng đỡ
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tập tính của thân mềm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK và trả lời :
- Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi với lối sống?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.6 SGK, đọc kĩ chú thích và thảo luận:
- ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ để trứng của ốc sên?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.7, đọc chú thích và thảo luận:
- Mực săn mồi như thế nào?
- Hoả mù của mực có tác dụng gì?
- Vì sao người ta thường dùng ánh sáng để câu mực?
- GV chốt lại kiến thức.
 - HS đọc thông tin SGK trang 66 nêu
được: Nhờ hệ thần kinh phát triển ( hạch 
não) làm cơ sở cho tập tính phát triển.
a. Tập tính ở ốc sên
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến:
+ Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
+ Đào lỗ để trứng để bảo vệ trứng.
b. Tập tính của mực
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3 : Quan sát cấu tạo trong của một số đại diện trong ngành thân mềm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh hoặc mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực.
- Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ, phân biệt các cơ quan.
- Thảo luận trong nhóm và điền số vào ô trống của chú thích hình 20.6 SGK trang 70.
- HS quan sát tranh hoặc mẫu mổ 
- Thảo luận nhóm -> điền số vào ô trống chú thích hình 20.6 sgk
- Đại diện nhóm lên ghi chú thích, nhóm khác nhận xét bổ sung
Kết luận: Cấu tạo trong:
TT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
3
3
1
2
Số chân (hay tua)
1
1
10
3
Số mắt
2
không
2
4
Có giác bám
không
không
5
Có lông trên tua miệng
không
không
có
6
Dạ dày, ruột, gan, túi mực.
có
có
có
IV. Nhận xét - đánh giá
- Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Kết quả bài thu hoạch sẽ là kết quả tường trình.
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
V. Dặn dò : - Tìm hiểu vai trò của thân mềm.
 - Kẻ bảng 1, 2 trang 72 SGK vào vở.
--------------------------------------------------
 Ngày soạn: 4/11/2019
Tiết 21. Bài 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh nêu được sự đa dạng của ngành thân mềm.
- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
II. Kĩ năng
. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động sống của một số đại diện ngành thân mềm qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành thân mềm cũng như vai trò của chúng trong thực tiễn cuộc sống.
- PTNL : sử dụng ngôn ngữ, quan sát tranh và mẫu để tìm kiến thức.
III. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.
C. CHUẨN BỊ:
- Tranh phóng to hình 21.1 SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài học
Hoạt động 1: Đặc điểm chung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 21 và hình 19 SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo chung của thân mềm?
- Lựa chọn các cụm từ để hoàn thành bảng 1.
- GV treo bảng phụ, gọi HS lên làm bài.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS Đọc thông tin, quan sát hình và ghi nhớ sơ đồ :
 Cấu tạo chung gồm: vỏ, thân, chân.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào bảng.
- Đại diện nhóm lên điền các cụm từ vào bảng 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Các đặc điểm 
Đại diện
Nơi sống
Lối sống
Kiểu vỏ đá vôi
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1. Trai sông
Nước ngọt
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
2. Sò
Nước lợ
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
3. Ốc sên
Cạn
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
4. Ốc vặn
Nước ngọt
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
5. Mực
Biển
Bơi nhanh
Tiêu giảm
X
X
X
- Từ bảng trên GV yêu cầu HS thảo luận:
- Nhận xét sự đa dạng của thân mềm?
- Nêu đặc điểm chung của thân mềm?
- HS nêu được:
+ Đa dạng:
- Kích thước
- Cấu tạo cơ thể
- Môi trường sống
- Tập tính
 HS Nêu đặc điểm chung của thân mềm .
Kết luận: Đặc điểm chung của thân mềm:
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
Hoạt động 2: Vai trò của thân mềm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 2 trang 72 SGK.
- HS dựa vào kiến thức trong chương và vốn sống để hoàn thành bảng 2.
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV chốt lại kiến thức sau đó cho HS thảo luận:
- Ngành thân mềm có vai trò gì?
- Nêu ý nghĩa của vỏ thân mềm?
* Bảo vệ môi trường :
Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước). Phải sử dụng hợp lý nguồn lợi thân mềm, bảo vệ chúng.
- 1 HS lên làm bài tập, lớp bổ sung.
- HS thảo luận rút ra lợi ích và tác hại của thân mềm.
HS nghe và ghi nhớ.
Kết luận: Vai trò của thân mềm
Lợi ích:
Tác hại:
+ Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm đồ trang trí, trang sức.
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
+ Ăn hại cây trồng.
IV. Củng cố : GV củng cố nội dung chính của bài
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: con tôm sông còn sống, tôm chín.
----------------------------------------- 
 Ngày soạn: 6 /11/2019
CHƯƠNG V- NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
Tiết 22. Bài 22: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học sinh nêu được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
II. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển năng lực : sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành , quan sát tranh và mẫu.
III. Thái độ : - Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ : 
+ GV: 
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
- Mẫu vật: tôm sông (nuôi trong bình thủy tinh)
- Bảng phụ nội dung bảng 1, 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ : Nêu vai trò của thân mềm?
III. Bài mới 
	GV giới thiệu đặc điểm chung ngành chân khớp và đặc điểm lớp giáp xác như SGK. Giới hạn nghiên cứu là đại diện con tôm sông. 
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo ngoài và di chuyển
a. Vỏ cơ thể
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV Hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Cơ thể tôm gồm có mấy phần , đó là những phần nào ?
GV yêu cầu HS chỉ trên mẫu vật các phần của cơ thể tôm.
- Vỏ tôm có cấu tạo như thế nào ?Vai trò của vỏ ?
-Yêu cầu HS bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
- Vỏ tôm cứng mà cơ thể vẫn co duỗi được . Tại sao?
- Tôm lớn lên được là nhờ vào hiện tượng gì ? 
GV thông báo cho HS dựa vào đặc điểm này mà người ta đặt tên là lớp giáp xác.
- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau (màu sắc môi trường " tự vệ).?
- Khi nào vỏ tôm có màu hồng?
( Khi gặp nhiệt độ cao , GV đốt con tôm trên ngọn lửa đốn cồn để chứng minh )
- GV chốt lại kiến thức.
- Các nhóm quan sát mẫu theo Hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm th

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_l.doc
Giáo án liên quan