Giáo án môn Sinh học 7 - Bài 44 đến 66 - Nguyễn Văn Huy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh qua các chương I,II

- Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kĩ năng vận dụng.

- Đồng thời giáo viên rút ra được những nội dung cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học của mình

- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử. Trình bày rõ ràng, đẹp, đúng yêu cầu đề ra.

4. Năng lực:

 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

2. Phát đề

A. Thiết kế Ma trận

 

doc57 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Bài 44 đến 66 - Nguyễn Văn Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với đời sống ở nước
b. Nuôi con bằng sữa
c. Bộ lông dày, giữ nhiệt
2. Con non của kanguru phải nuôi trong túi ấp là do:
a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
b. Con non rất nhỏ chưa phát triển đầy đủ.
c. Con non chưa biết bú sữa.
3.Cách cất cánh của dơi là:
a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
4.Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước
a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn.	d. Chi trước dạng bơi chèo.
b. Vây lưng to giữ thăng bằng. 	e. Mình có vảy, trơn.
c. Chi trước có màng nối các ngón. 	g. Lớp mỡ dưới da dày.
5.Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc.
c. Rình và vồ mồi.
e. Ngón chân có vuốt cong, nhọn sắc, nệm thịt dày.
g. Đào hang trong đất.	
6.Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng cửa mọc dài liên tục
c. Ăn tạp
2. Rút kinh nghiệm chủ đề, hướng dẫn HS về nhà
GV chốt kiến thức trọng tâm của chủ đề.
GV cho HS tự đánh giá hoạt động của nhóm bạn nào tích cực bạn nào chưa tích cực trong hoạt động.
GV nhận xét đánh giá hoạt động của từng nhóm những ưu điểm, tồn tại.
Cho điểm các nhóm . HS dọn vệ sinh lớp. 
Về nhà hoàn thiện bài thu hoạch theo nội dung các câu hỏi cuối SGK các bài 48;49;50;51: Giờ sau nộp lại.
Chuẩn bị giờ sau: Kiểm tra 1 tiết
*Nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh qua các chương I,II
- Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kĩ năng vận dụng.
- Đồng thời giáo viên rút ra được những nội dung cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học của mình
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử. Trình bày rõ ràng, đẹp, đúng yêu cầu đề ra.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Phát đề
A. Thiết kế Ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Lớp lưỡng cư
- Đặc điểm chung của lớp cá ?
- Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học?
Số câu:
Số câu:1 Câu 
 2.0 điểm
Số câu:1 Câu 
 3.0 điểm
Lớp bò sát
- Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ?
Hệ tuần hoàn và hô hấp ở thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn như thế nào? Giải thích tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay ?
Số câu:1 Câu 
 2.0 điểm
Số câu:1 Câu 
 3.0 điểm
Lớp chim
- Vai trò của lớp chim
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Số câu:1 Câu 
 2.0 điểm 
Số câu:1 Câu 
 3.0 điểm
Lớp thú
- Vai trò của lớp thú.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù?
Số câu:1 Câu 
 2.0 điểm
Số câu:1 Câu 
 2.0 điểm
Tổng số câu:
Tổng số điểm: 
Số câu: 2 câu
40 điểm
Số câu:1 câu
3 điểm
Số câu:1 câu
3 điểm
B. Đề kiểm tra
MÃ ĐỀ 
Câu 1 (2.0đ): Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
Câu 2 (3.0đ):Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 3 (2.0đ): Nêu vai trò của lớp thú.
Câu 4 (3.0đ):Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học?
C. Biểu điểm và đáp án
MÃ ĐỀ:
Câu
Nội dung
Điểm
1(2đ)
Cá là những động vật có xương sống thích nghi đời sống hoàn toàn dưới nước.
Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
Cá có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẩm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Là động vật biến nhiệt
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 2(3đ)
- Thân hình thoi: Giảm sức cản không khí khi bay 
- Chi trước biến thành cánh: Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh 
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng: Giúp cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng 
- Mỏ sừng, hàm không có răng : Làm đầu chim nhẹ 
- Lông tơ: Giữ nhiệt và làm thân chim chim nhẹ 
- Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các giác quan. 
 0.5đ
0.5đ
 0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3(2đ)
- Cung cấp thực phẩm, sức kéo.
- Dược liệu, nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
1.0đ
 1.0đ
 4(3đ)
- Bởi vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết do đó ếch sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước.
- Ếch bắt mồi về ban đêm do ban đêm thường có nhiều mồi và cũng do hô hấp bằng da nên cần môi trường ẩm ướt về đêm.
- Hệ tuần hoàn: tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Hệ hô hấp: phổi có nhiều phế nang được bao bọc bởi hệ mao mạch giúp sự trao đổi khí dễ dàng. Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp.
0.75đ
 0.75đ
 0.75đ
0.75đ
3. Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy
CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Bài 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG - DI CHUYỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
 - Dựa trên toàn bộ kiến thức đã họcqua các ngành,các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở sự di chuyển,vận động cơ thể 
 - Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình.
 - Nêu được sự tiến hoá cơ quan di chuyển.
 2. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng lập bảng so sánh .
 - Kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Thái độ.
 - GD ý thức bảo vệ môi trường và động vật
 4. Năng lực
 a. Các năng lực chung
 - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề:
 - Năng lực tư duy sáng tạo
 - Năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 b. Các năng lực chuyên biệt:
 - Quan sát : Hình thành kĩ năng quan sát thông qua nghiên cứu tranh ảnh.
 - Phân loại sắp xếp theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Tranh H53.1 SGK
2. Học sinh
- Đọc trước bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (45’)
1. Ổn định lớp ( 1’)
Ổn định lớp và Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: ( 44 |’)
A. KHỞI ĐỘNG ( 5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
 B1:Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “BẠN CÓ BIẾT”.
B2:Giáo viên chọn ở hai dãy lớp mỗi dãy 3 học sinh lên bảng xếp thành 2 hàng và yêu cầu:
? Một thành viên của 1 hàng kể tên một loài động vật; thành viên ở hàng đối diện phải nêu được môi trường sống và bộ phận di chuyển của loài vật đó? ( 3’)
? Nhận xét về sự đa dạng về môi trường sống cũng như cách di chuyển của các loài động vật đó?
B3:GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức thực tế và sự hiểu biết của mình để trả lời các câu
 hỏi	 
Dự kiến kết quả phần khởi động:
- N1: các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau, ở mỗi một môi trường chúng lại có một hình thức di chuyển khác nhau.
- N2: các loài động vật sóng ở khắp nơi, mỗi loài động vật có một cách di chuyển riêng.
B4:GV: Các em đã biết được sự đa dạng về môi trường sống cũng như hình thức di chuyển của các loài động vật thông qua trò chơi trên. Vậy tại sao các loài động vật lại có thể sống ở các môi trường khác nhau và có các hình thức di chuyển phù hợp như vậy thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu.
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
Mục tiêu: Nêu được các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật ( 13’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:Yêu cầu nghiên cứu SGK và H53.1 và làm bài tập.
+ Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp.
B2: GV treo tranh H53.1 để HS chữa bài 
B3: GV hỏi:
- ĐV có những hình thức di chuyển nào?
- Ngoài những ĐV ở đây em còn biết những ĐV nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?
B4: GV yêu cầu rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát H53.1 tr.172 
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời.
- Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều hình thức di chuyển
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhìn sơ đồ HS nhắc lại hình thức di chuyển của 1 số động vật như: bò bay, bơi, đi, ...
- HS có thể kể thêm
Tôm: Bơi, bò, nhảy.
Vịt : Đi, bơi.
1. Các hình thức di chuyển của động vật
* Kết luận.
- ĐV có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, đi, bay, ... phù hợp với môi trường sống và tập tính của chúng.
Hoạt động 2: Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các
 bộ phận di chuyển ở động vật ( 17’)
Mục tiêu: Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK quan sát H52.2 tr.173
+ Hoàn thành phiếu học tâp. nội dung SGK tr.173
B2:GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1,2,3, ...
B3: GV hỏi thêm:
+ Tại sao lựa chọn loài ĐV với đặc điểm tương ứng ?
- Khi nhóm nào chọn sai GV giảng giải để HS lựa chọn lại.
B4: GV yêu cầu HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- Cá nhân tự nghiên cứu tóm tắt SGK quan sát H52.2
- Thảo luận nhóm hoàn thành nộ dung phiếu học tập 
- Đại diện 1 vài nhóm trả lời đáp án nhóm khác bổ sung.
- HS theo dõi, sử chữa.
2. Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các bộ phận di chuyển ở động vật
TT
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên động vật
1
2
3
4
- Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
- Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm chạp kiểu sâu đo.
- Cơ quan di chuyên còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
- Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt 
- Hải quỳ, san hô
- Thuỷ tức
- Rươi
- Rết
5
Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
- 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
- 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
- Vây bơi các tia vây bơi.
- Chi năm ngón có màng bơi
- Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
- Cánh được cấu tạo bằng màng da.
- Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
- Tôm sông
- Châu chấu
-Cá chép, cá trích.
- Ếch, cá sấu
- Hải âu
- Dơi
- Vượn
B1:GV yêu cầu theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp và phân hóa bộ phận di chuyển của động vật thể hiện như thế nào ?
- Sự phức tạp và phân hóa này có ý nghĩa gì ?
B2: GV tổng kết lại ý kiến của HS thành 2 vấn đề đó là:
- Sự phân hoá về cấu tạo các bộ phận di chuyển.
- Chuyên hoá dần về chức năng.
B3: GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận 
- HS tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi 
Yêu cầu
+ Từ chỗ chưa có bộ phận di chuyển đến có bộ phận di chuyển đơn giản đến phức tạp dần.
+ Sống bám đến di chuyển chậm đến di chuyển nhanh.
+ Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả.
- Đại diện một vài nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 
* Kết luận:
 Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống.
C. LUYỆN TẬP . 3’
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Trong sự phát triển của giới động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa: 
a. Từ chưa có chi đến thiếu chi rồi đủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận
b. Từ chưa có chi đến có chi phân hóa thành nhiều bộ phận
c. Từ số chi chưa hoàn chỉnh đến dủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận
d. Từ đủ chi tới tiêu giảm một số chi để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể
D.VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 5’) 
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
* Vận dụng:
Cho tập hợp các sinh vật sau: Vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy sắp xếp thành từng nhóm sinh vật có một, hai, ba hình thức di chuyển
* Tìm tòi
 - Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có 2 hình thức di chuyển có ở địa phương em?
 - Bộ phận di chuyển ở động vật đã có tiến hoá như thế nào? Nêu một vài ví dụ để minh hoạ? 
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ ( 1’) 
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK
 - Ôn lại nhóm động đã học
 - Đọc mục " Em có biết"
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
BÀI 55: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thủy tức
- Tranh về sự chăm sóc trứng và con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A.KHỞI ĐỘNG (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “ TIẾP SỨC”.
B2:Giáo viên chuẩn bị 2 tấm bảng phụ đã ghi các từ khóa ở 2 cột khác nhau và chọn ở mỗi dãy 3 học sinh bất kì:
? Mỗi học sinh trog một hàng chỉ được nối một cặp từ khóa, đội nào nối chính xác và nhanh hơn thì đội đó dành chiến thắng? 
B3:GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi.	 
B4:GV: Chúng ta vừa chơi một trò chơi rất sôi động và nhận thấy rằng mỗi một loài động vật lại có một hình thức sinh sản đặc trưng và sinh sản ở các loài động vật có sự tiến hóa. Vậy sự tiến hóa về sinh sản ở động vật như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhay đi nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sinh sản vô tính?
+ Có những hình thức sinh sản vô tính?
- Cá nhân tự đọc tóm tăt trong SGKtr.179 trả lời câu hỏi:
B2: GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản vô tính ở động vật không xương sống
+ Hãy phân tích các cách sinh sản ở thủy tức và trùng roi? (Trùng amíp, trùng giày)
+ Tìm một số động vật khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi?
B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
I. Hình thức sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp TB sinh dục đực và cái 
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và tái sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sinh sản hữu tínhvà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
B1:GV yêu cầu HS đọc SGK tr.179 trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sinh sản hữu tính?
+ So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính ( bằng cách hoàn thành bảng 1)
B2: GV kẻ bảng để HS so sánh.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Từ nội dung bảng so sánh này hãy rút ra nhận xét gì?
+ Em hãy kể tên một số ĐVKXS và ĐVCXS sinh sản hữu tính mà em biết?
- GV phân tích 
B3:GV yêu cầu trả lời câu hỏi 
+ Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong ?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản hữu tính.
+ Hình thức sinh sản hữu tính hoàn thiện dần qua các lớp ĐV được thể hiện như thế nào?
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn thiện hình thức sinh sản hữu tính
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng SGKtr.80
- GV kẻ sẵn bảng này treo để HS chữa 
B4: GV cho HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn 
- Dựa vào bảng trên trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh ngoài như thế nào?
+ Sự đẻ con ưu việt hơn so với đẻ trứng như thế nào?
+ Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến hóa hơn so với sự phát triển gián tiếp?
+ Tại sao hình thức thai sinh lại tiến bộ nhất trong giới động vật?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm để các nhóm khác theo dõi 
- GV thông báo đáp án đúng yêu cầu HS rút ra kết luận: sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản
II. Hình thức sinh sản hữu tính
1. Sinh sản hữu tính
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TB sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử
2. Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản thể hiện :
+ Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng→ đẻ ít trứng→đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai→phát triển trực tiếp có nhau thai 
+ Con non không được nuôi dưỡng→được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ→được học tập thích nghi với cuộc sống.
C. CỦNG CỐ:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV nhắc lại nội dung chính của bài 
D. VẬN DỤNG – TÌM TÒI( 6’)
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
 - Vận dụng: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó.
 - Tìm tòi: Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ?
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục " Em có biết"
- Ôn tập đặc điểm chung các ngành động vật đã học 
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
 Nguyễn Văn Huy 
BÀI 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
 - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh sơ đồ H56.1 SGK
- Tranh cây phát sinh giới động vật 
 - Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv đưa ra hình ảnh các loài động vật thuộc các ngành khác nhau và treo 2 bảng phụ lên bảng
Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy chọn 1 bạn hs, gv yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức đã học lên bảng dán các bức tranh vào bảng phụ theo thứ tự tăng dần sự tiến hóa của các loài động vật đó
Trong cùng một khoảng thời gian hs nào dán nhanh vầ chính xác hơn thì nhóm đó chiến thắng
Từ kết quả trò chơi giáo viên dẫn dắt các loài động vật có quan hệ nguồn gốc với nhau	
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật
Mục tiêu: HS thấy đượ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_7_bai_44_den_66_nguyen_van_huy.doc
Giáo án liên quan