Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Đào

Mĩ thuật

Vẽ trang trí

Vẽ màu vào dòng chữ nét đều

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều.

b) Kỹ năng:

- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.

c) Thái độ:

 - Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Sưu tầm một số dòng chữ nét đều.

 Bảng mẫu chữ nét đều.

 Một số bài vẽ của Hs .

 * HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. (1)

2. Bài cũ:Tìm hiểu về tượng. (4)

- Gv gọi 2 Hs lên nhận xét các bức tượng.

- Gv nhận xét.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hát nhạc.
Tiết 22
Ôn tập bài hát : Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc và khóa Son.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Hs biết bài hát đúng giai điệu , thuộc lời ca, phát âm rõ ràng, hòa giọng.
 Hát kết hợp với động tác phụ họa.
 Nhận biết khuông nhạc và khóa Son.
Kỹ năng: 
Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Thái độ: 
- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cùng múa hát dưới trăng.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Cùng múa hát dưới trăng” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv giúp Hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. .
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn kết hợp động tác.
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa kết hợp với động tác múa minh họa.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Động tác 1: 2 tay đưa lên thành hình tròn, nhúm chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái, sang phải theo câú và.
+ Động tác 2: tay phải (hoặc trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật trong câu hát.
+ Động tác 3: Vẫy tay trái như mời bạn đến nhảy múađể phụ họa câu hát.
+ Động tác 4: Vỗ tay theo tiết tấu, sau đó quay trở lại động tác thứ nhất theo câu hát.
* Hoạt động 3: Giới thiệu khuông nhạc và khóa son.
- Gv giới thiệu khuông nhạc: Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dưới lên trên. (gồm 5 dòng, 4 khe).
- Gv giới thiệu khóa Son: Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc.. nốt Son đặt trên dòng kẻ thứ 2.
- Gv cho Hs tập nhận biết các nốt trên khuông nhạc.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát lại bài hát.
Các nhóm hát lần lượt hai câu.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs vừ hát vừa tập theo các động tác trên.
Hs vừ hát vừa múa phụ họa.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs quan sát khuông nhạc.
Hs quan sát khóa Son.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật
Vẽ trang trí
Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều.
Kỹ năng: 
Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
Thái độ: 
 - Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một số dòng chữ nét đều.
 Bảng mẫu chữ nét đều.
 Một số bài vẽ của Hs .
	* HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ:Tìm hiểu về tượng. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên nhận xét các bức tượng. 
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs quan sát nội dung các bức tranh.
- Gv giới thiệu nhiều mẫu chữ đều và chai nhóm cho Hs thảo luận theo gợi ý.
- Gv hỏi:
+ Mẫu chữ nết đều của nhóm em có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
- Gv kết luận.
+ Các nét chữ đều bằng nhau.
+ Trong một dòng chữ, có thể có một màu hay hai màu ; có màu nền hoặc không có màu nền.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tmàu vào dòng chữ.
- Mục tiêu: Giúp Hs vẽ được màu vào dòng chữ.
- Gv nêu yêu cầu bài tập
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểuc hữ
- Gv gợi ý cách vẽ.
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu trước. Màu sát nét chữ
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
+ Màu của các dòng chữ phải đều.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ màu vào chữ.
- Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách màu vào chữ nét đều.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Cách màu có rõ ràng không?
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi tô màu vào các nét chữ đều.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
HT:
Hs quan sát.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
PP: Quan sát, lắng nghe.
HT:
Hs quan sát.
Hs quan sát.
Hs quan sát, lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thực hành vẽ màu vào từng dòng chữ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs nhận xét các tranh.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái bình đựng nước.
Nhận xét bài học.
Tin học
BÀI 22
Giáo viên bộ môn giảng dạy
* Rút kinh nghiệm: 
TOÁN:	
CHÍNH TẢ:	
LÀM VĂN:	
Thể dục
BÀI 44
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Đạo đức 
Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
Kỹ năng: 
Hs tôn trọng, niềm nở, lịch sự với khách nước ngoài.
Mạnh dạn tiếp xúc với khách nước ngoài, phê phán những bạn thiếu tôn trọng khách nước ngoài.
Thái độ: 
Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.
Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Tôn trọng khách nước ngoài (tt). (4’)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu biết nhận xét các hành vi đúng sai.
- Hãy nhận xét xem các hành vi của các Hs sau là đúng hay sai? Vì sao?
 Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi.
 Mai biết tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ đường cho người nước ngoài.
 Một tốp bạn nhỏ chạy theo người nước ngoài yêu cầu họ đồ lưu niệm, đánh giày.
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười khách nước ngoài hoặc lôi ép mua hàng. Còn bạn Hải cần mạnh dạng hơn đối với người nước ngoài.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết xử lí các tình huống sau.
- Gv yêu cầu các nhóm xử lí các tình huống sau. 
 Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhật trong trường họ muốn tới thăm và nói chuyện. Nếu em là lớp trưởng em sẽ làm gì?
 Em thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài , một vài bạn lôi kéo người khách đòi cho kẹo, đánh giày. Em sẽ làm gì?
- Gv lắng nghe các ý kiến của Hs và nhận xét, kết luận:
=> Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ là cần thiết để thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta, giúp người nước ngoài thêm hiểu và yêu mếm con người Việt Nam.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
HT:
Hs lắng nghe tình huống.
Hs giải quyết tính huống.
Một vài nhóm đại diện đứng lên báo cáo.
PP: Thảo luận.
HT:
Hs quan sát tranh trong VBT.
Hs thảo luận cặp đôi.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng đám tang.
Nhận xét bài học.
Thủ công 
Đan nong đôi (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang nong đôi.
Kỹ năng: 
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang nong mốt bằng bìa.
 Tranh quy trình đang nong đôi. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Đan nong mốt. (4’)
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
-Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét tấm nong đôi.
 - Gv giới thiệu tấm đang nong đôi (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
- Gv gợi ý để Hs quan sát và so sánh đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.
- Nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
- Mục tiêu: Hs biết các bước đang nong đôi.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô đối với giấy, bìa không có dòng kẻ. Cách kẻ như đã làm ở bài 13.
 - Cắt nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt thành 9 nan dọc như đã làm ở bài 13 (H.2).
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.4)
- Đan nan ngang thứ 1: Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan thứ 1 vào . Dốn nan ngang khít với đường nối liền các nan dọc. 
- Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 3, 5, 7, 8 và luồn nan ngang thứ 2 vaò. Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan thứ 3: Ngược với nan thứ 1 nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 6, 9 và luồn nan thứ 4 vào. Dồn nan thứ 3 khít với nan thứ 4.
- Đan nan thứ 4: Ngược với đan nan thứ 2, nghĩa la nhấc các nan dọc 1, 2, 5, 6, 9và luồn nan thứ 4 vào. Dồn nan thứ 4 khít với nan thứ 3.
- Đan nan thứ 5: Giống như đan nan thứ nhất.
- Đan nan thứ 6: Giống như đan nan thứ hai.
- Đan nan thứ 7: Giống như đan nan thứ ba.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành đan nong đôi.
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật (NC)
Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều.
Kỹ năng: 
Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
Thái độ: 
 - Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một số dòng chữ nét đều.
 Bảng mẫu chữ nét đều.
 Một số bài vẽ của Hs .
	* HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu nhiều mẫu chữ đều và chai nhóm cho Hs thảo luận theo gợi ý.
- Gv hỏi:
+ Mẫu chữ nết đều của nhóm em có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
- Gv kết luận.
+ Các nét chữ đều bằng nhau.
+ Trong một dòng chữ, có thể có một màu hay hai màu ; có màu nền hoặc không có màu nền.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tmàu vào dòng chữ.
- Gv nêu yêu cầu bài tập
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểuc hữ
- Gv gợi ý cách vẽ.
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu trước. Màu sát nét chữ
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
+ Màu của các dòng chữ phải đều.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Cách màu có rõ ràng không?
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi tô màu vào các nét chữ đều.
- Gv nhận xét.
Hs quan sát.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs quan sát.
Hs quan sát.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs thực hành vẽ màu vào từng dòng chữ.
Hs nhận xét các tranh.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm: 
TOÁN:	
CHÍNH TẢ:	
TNXH:	
	Sinh hoạt lớp
	TUẦN 22
Ngày tháng năm 2005
KHỐI TRƯỞNG
Ngày tháng năm 2005
P.HIỆU TRƯỞNG
Thủ công (NC)
Đan nong đôi (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang nong đôi.
Kỹ năng: 
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang nong mốt bằng bìa.
 Tranh quy trình đang nong đôi. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
- Gv giới thiệu tấm đang nong đôi (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
- Gv gợi ý để Hs quan sát và so sánh đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.
- Nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô đối với giấy, bìa không có dòng kẻ. Cách kẻ như đã làm ở bài 13.
 - Cắt nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt thành 9 nan dọc như đã làm ở bài 13 (H.2).
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.4)
- Đan nan ngang thứ 1: Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan thứ 1 vào . Dốn nan ngang khít với đường nối liền các nan dọc. 
- Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 3, 5, 7, 8 và luồn nan ngang thứ 2 vaò. Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan thứ 3: Ngược với nan thứ 1 nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 6, 9 và luồn nan thứ 4 vào. Dồn nan thứ 3 khít với nan thứ 4.
- Đan nan thứ 4: Ngược với đan nan thứ 2, nghĩa la nhấc các nan dọc 1, 2, 5, 6, 9và luồn nan thứ 4 vào. Dồn nan thứ 4 khít với nan thứ 3.
- Đan nan thứ 5: Giống như đan nan thứ nhất.
- Đan nan thứ 6: Giống như đan nan thứ hai.
- Đan nan thứ 7: Giống như đan nan thứ ba.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
- Gv nhận xét.
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm: 
TẬP ĐỌC:	
TOÁN:	
TNXH:	

File đính kèm:

  • docMT,DD,KT.doc