Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

A. MỤC TIÊU : Qua bài học HS cần phải có được:

1- Kiến thức :

 Nắm được nhưng hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại đó là: phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự

2- Kĩ năng :

 Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp. Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm hội thoại ở trên trong mỗi tình huống giao tiếp cụ thể.

 3- Thái độ :

 Có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại cần thiết khi giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ : GV : Nghiên cứu bài , soạn giáo án. Một số tình huống cụ thể.

 HS : học bài cũ, làm các bài tập còn laị trong SGK

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1- Ổn định tổ chức : 9A

 9B .

 2- Kiểm tra bài cũ : Em hiểu như thế nào là phương châm về lượng và phương châm về chất ? Cho VD ?

 3- Bài mới :

HĐ1 : Khởi động .

(?)Vì sao khi giao tiếp ta cần phải đảm bảo phương châm về lượng và phương châm về chất ?

- GV nêu ra một tình huống “Ông nói gà bà nói vịt”và cho HS nhận xét.

(?) Ngoài việc cần đảm bảo phương châm về lương và phương châm về chất ta cần phải đảm bảo điều gì nữa ?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

 

doc381 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho đúng vần, đúng nhịp và có nội dung ý nghĩa.
Hãy.. những bước chân thần tốc
Cả.như thác chảy khắp nơi
Cờ giải phóng đã mọc
Mùa xuân..tổ quốc ơi!
 3. Tập làm đoạn thơ, bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn :
Ví dụ : 
* Chủ đề nhà trường :
Nhớ bạn:
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
Nhớ trường:
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng.
* Chủ đề quê hương :
Sông quê:
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật
Để ngày mai náo nức viết thành thơ. 
 4- Củng cố : - HS nhắc lại đặc điểm của thơ 8 chữ ?
 - GV khái quát bài
 5- Dặn dò : Học bài, tiếp tục tập làm thơ 8 chữ.
.***.
Ngày soạn : 20 /12 /2017 
Ngày giảng :...............
Tiêt 90 - Ngữ văn :
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU : Qua bài học HS cần phải có được:
1- Kiến thức: 
 Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo.
 Thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của mình. Từ đó biết cách phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của mình .
2- Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng đọc lại và sửa chữa bài. Củng cố kĩ năng làm bài tự luận.
3- Thái độ:
 Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
B. CHUẨN BỊ : GV : Chấm chữa bài, thống kê lỗi về kiến thức và kĩ năng.
 HS: Tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1- Ổn định tổ chức : .. 
 2- Kiểm tra bài cũ: ( không)
 3- Bài mới :
HĐ1: Khởi động.
GV nói yêu cầu, cách thức giờ trả bài.
- Học sinh nhắc lại đề bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: Tìm hiểu đề,yêu cầu, đáp án.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề :
+ Yêu cầu về nội dung ?
+ Yêu cầu về hình thức ?
+ Dựa vào nguồn tư liệu nào để làm bài?
- HS xây dựng lại và thống nhất một đáp án chung.
 HĐ3: Nhận xét, trả bài, chữa bài.
- GV nhận xét cụ thể những ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh
- GV trả bài cho học sinh và hướng dẫn HS chữa bài.
- HS tự chữa bài theo đáp án.
- HS trao đổi bài cho nhau và chữa bài theo đúng yêu cầu ( lỗi chính tả, lỗi dùng câu, từ diễn đạt, lỗi về nội dung) vào vở.
- GV cho học sinh đọc một vài bài làm tốt và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
- GV gọi và lấy điểm vào sổ.
I- Tìm hiểu chung.
1- Đề bài : ( GV thực hiện như Tiết 82,83)
2- Yêu cầu :
+ Nội dụng : Kiến thức cơ bản của cả ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn
+ Hình thức : Tự luận
3- Đáp án : ( GV thực hiện theoTiết 82,83)
II- Nhận xét, trả bài, chữa bài.
1- Nhận xét : 
- Về nội dung kiến thức: 
Cơ bản nắm chắc NDKT, đa số làm bài tốt.
+ Phần TV: Đại đa số các em nắm chắc kiến thức, làm bài đúng yêu cầu.
+ Phần Văn học: Hầu hết thuộc đoạn thơ, cảm nhận được nội dung đoạn thơ.
+ Phần TLV: Đại đa số các em nắm được yêu cầu đề.
- Về kĩ năng: 
+ Đa số hs thành thục về kĩ năng.
+ Một số hs kĩ năng làm bài còn hạn chế 
(- Chữ xấu, trình bày chưa khoa học, kĩ năng xác định đề còn hạn chế nên một số hs chưa xác định đúng yêu cầu của đề.) 
- Diễn đạt, liên kết, lỗi chính tả, dùng câu, từ diễn đạt chưa đúng yêu cầu)
2- Trả và chữa bài :
- Trả bài
- Chữa bài : Tập trung chữa những lỗi sau:
+ Lỗi về nội dung.
+ Lỗi dùng câu, từ diễn đạt 
+ Lỗi chính tả và cách trình bày.
3- Đọc bài tham khảo :
Bài của: Chi, Hạ
4- Lấy điểm : 
Điểm Khá, Giỏi: 
Điểm TB:
Điểm Yếu, Kém: 
 4- Củng cố: - Nêu những yêu cầu chung khi làm bài kiểm tra ?
 - Giáo viên rút kinh nghiệm chung. 
 5- Dặn dò : Ôn tập nắm chắc các kiến thức trong chương trình học kì I.
 Soạn bài: Bàn luận về phép học.
.***.
Ngày soạn : 23 /12 /2015 
Ngày giảng :...............
Tiết 91 - Văn học :
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
A- MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh cần phải có được:
1- Kiến thức:
 Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
2- Kĩ năng:
 Biết đọc - hiểu một văn bản nghị luận qua bản dịch. Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
3- Thái độ:
 Biết coi trọng việc đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.
B- CHUẨN BỊ : GV: Một vài dẫn chứng thực tế.
 HS : Soạn bài, đọc kĩ văn bản.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1- Ổn định tổ chức: ............................
 2- Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị của học sinh 
 3- Bài mới : 
HĐ1 : Khởi động:
 -Hàng ngày chúng ta tích lũy tri thức từ những nguồn nào ?
- GV dẫn dắt : Sách là kho tàng kiến thức quý báu của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên đó là lượng kiến thức khổng lồ nên muốn đọc sách có hiệu quả cũng phải có phương pháp học đúng đắn. Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng bàn về vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ2: Đọc- Hiểu văn bản.
- HS đọc phần giới thiệu tác giả (SGK)
- GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản.
- GV hướng dẫn đọc (đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng tâm tình nhẹ nhàng như là kể chuyện) và đọc trước một đoạn.
- Cho vài học sinh đọc tiếp đến hết.
(?)Văn bản này có xuất xứ từ đâu ?
(?) Kiểu văn bản ?
(?) Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Chia như thế nào ? Hãy khái quát nội dung chính mỗi phần ?
+ Phần 1 : Từ đầu -> “phát hiện thế giới mới” : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Phần 2 : Tiếp ->”tiêu hao lực lượng” : Khó khăn của việc đọc sách hiện nay.
+ Phần 3: còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách. 
(?)Nhận xét bố cục của văn bản ?
 Đây là đoạn trích không đủ 3 phần mà chỉ có phần thân bài nên tìm bố cục là tìm hệ thống luận điểm. Bố cục như trên là hợp lí và chặt chẽ.
- HS đọc phần 1
- Đoạn văn này tác giả bàn về vấn đề gì?
(?) Khi bàn về sự cần thiết của việc đọc sách tác giả đã đưa ra luận điểm căn bản nào? 
(?) Để làm sáng tỏ luận điểm trên tác giả đã đưa ra luận cứ nào?
(?) Theo tác giả : “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”. Em hiểu ý kiến này như thế nào? 
(?) Nhận xét về cách lập luận của tác giả? Từ đó em nhận thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
(?) Tìm những luận cứ nói về ý nghĩa của việc đọc sách?
(?) Ý nghĩa của việc đọc sách ?
GV- HS liên hệ thực tế.
I-Giới thiệu chung :
1- Tác giả : 
 Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
2- Tác phẩm:
 - Xuất xứ : trích trong cuốn: “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” (1995) do nhà văn Trần Đình Sử dịch.
- Kiểu văn bản : Nghị luận
- Bố cục : 3 phần.
II- Phân tích văn bản :
1- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn:
+ Mỗi học vấn đều là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+ Thành quả đó không bị vùi lấp đi đều nhờ sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
+ Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
- NT: Lập luận chặt chẽ, lô gíc, chính xác, lí lẽ sắc bén, thấu tình đạt lý cho ta thấy sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức của con người.
- Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy từ mấy nghìn năm.
- Đọc sách là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để đi xa trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
=> Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với cuộc sống và sự phát triển của con người.
 4- Củng cố: - Vì sao đọc sách lại có tầm quan trọng như vậy ?
 - Để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách
 còn có những con đường nào khác?
 5- Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi còn lại cuối bài.
.***.
Ngày soạn : 25 /12 /2015 
Ngày giảng :...............
Tiết 92 - Văn học :
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Tiếp theo)
(Chu Quang Tiềm)
A- MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh cần phải có được:
1- Kiến thức:
 Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
2- Kĩ năng:
 Biết đọc - hiểu một văn bản nghị luận qua bản dịch. Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
3- Thái độ:
 Biết coi trọng việc đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.
B- CHUẨN BỊ : GV: Một vài dẫn chứng thực tế.
 HS : Soạn bài, đọc kĩ văn bản.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1- Ổn định tổ chức: ............................
 2- Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị của học sinh 
 3- Bài mới : 
HĐ1 : Khởi động: 
Giáo viên khái quát nội dung tiết 1 và nêu mục đích, yêu cầu của tiết 2. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 HĐ2 : Đọc- Hiểu văn bản:
- HS đọc phần 2.
(?) Nội dung chính của phần này bàn về vấn đề gì ?
(?) Tìm ý kiến của tác giả chỉ ra các thiên hướng sai lạc trong việc đọc sách hiện nay?
(?) Hãy liên hệ thực tế để thấy được mặt trái của việc đọc sách hiện nay ?
(?)Để chứng minh cho cái thiên hướng sai lạc thứ nhất tác giả đã dùng biện pháp NT gì?
(So sánh với cách đọc của người xưa, đọc kĩ, ghi sâu. So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống-> đau dạ dày.)
(?) Qua đó tác giả có cách nhìn như thế nào về vấn đề này? Tác giả khuyên chúng ta điều gì?
- HS đọc phần 3.
(?) Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?
(?) Nếu chọn sách chuyên môn em sẽ chọn loại sách nào?
(?) Tác giả đưa ra phương pháp đọc sách như thế nào?
(?) Tác giả trình bày vấn đề bằng cách nào? Qua đó tác giả tỏ thái độ như thế nào qua cách đọc này?
(?) Theo tác giả cần đọc như thế nào để có kiến thức phổ thông ?
(?) Vì sao tác giả lại đặt ra vấn đề này?
Vì đây là yêu cầu bắt buộc, các môn học đều liên quan đến nhau, không có môn nào cô lập.
(?) Qua đó tác giả muốn chúng ta hiểu gì về phương pháp đọc sách phổ thông? 
(?) Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên. Điều này tác giả lý giải như thế nào?
(?) Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em thu nhận được điều gì từ lời khuyên này?
(?) Liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em?
 (?) Qua viêc tìm hiểu nội dung phần 3 em thấy tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
TL : Muốn phát huy được tác dụng của sách thì cần phải biết lựa chọn sách và có một phương pháp đọc sách phù hợp, khoa học.
HĐ3. Tổng kết; Luyện tập:
(?) Những yếu tố cơ bản nào làm cho bài văn có tính thuyết phục?
(?) Chúng ta rút ra nội dung gì cần ghi nhớ sau khi học văn bản này?
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt kiến thức.
Luyện tập: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân, trả lời, nhận xét.
- GV kết luận chung
I- Giới thiệu chung:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II- Phân tích văn bản:
1- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
2-Những khó khăn, nguy hại dễ mắc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay : 
 - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Như đánh trận thất bại tự tiêu hao lực lượng.
- NT : Sử dụng phép so sánh, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục
=> Tác giả chỉ ra những khó khăn của việc đọc sách và báo động về việc đọc sách lan tràn, thiếu mục đích. Chỉ rõ mối nguy hại của việc đọc sách nếu không biết lựa chọn sách để đọc và không có một phương pháp đọc hiệu quả. Khẳng định đọc sách cần đọc chọn lọc và có mục đích rõ ràng.
3- Phương pháp đọc sách :
* Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Chọn sách nên hướng vào 2 loại:
+ Loại sách phổ thông (50 cuốn)
+ Loại sách chuyên môn ( chọn kĩ, đọc nghiên cứu suốt đời)
* Cách đọc sách :
- Đọc không cốt lấy nhiều mà cần đọc kĩ, đọc không nên lướt qua mà phải suy nghĩ nhất là những quyển có giá trị.
+ Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ,tưởng tượng tụ do đến mức làm thay đổi khí chất.
+ Đọc nhiều mà không nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ, châu báu phơi đầy mà mắt hoa ý loạn, tay không ra về.
- NT : Các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên, các luận cư được triển khai theo hướng tổng - phân - hợp, cách viết giàu hình ảnh, ví von thú vị qua đó đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ.
- Đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học, kiến thức phổ thông không chỉ cần cho mọi công dân mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu.
=> Đọc sách phổ thông là yêu cầu tất yếu bởi nó cung cấp đầy đủ tri thức về các môn học.
- Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng thì sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ môn học nào.
- NT : Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh ví von cụ thể mà thú vị cho ta thấy đọc sách cần đọc chuyên nhưng cần cả đọc rộng.
=> Phải chú ý đến mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức phổ thông và kiến thức chuyện sâu
III - Tổng kết : 
 Ghi nhớ(SGK)
IV- Luyện tập :
 Bài tập: Phát biểu điều mà em thấm thía khi học bài “Bàn về đọc sách”?
Gợi ý:
- Sách là tài sản quý giá của nhân loại, muốn có học vấn phải đọc sách.
- Coi trọng đọc kĩ, chọn tinh, đọc có mục đích, đọc chuyên sâu kết hợp với mở rộng học vấn.
 4- Củng cố : - Bài văn này đã nêu lên mấy luận điểm ?
 - Để làm sáng tỏ những luận điểm ấy tác giả đã sử dụng
 luận cứ như thế nào ? 
 - GV khái quát toàn bộ nội dung 2 tiết học.
 5- Dặn dò : - Học bài, lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài, ôn
 tập lại những phương pháp nghị luận đã học. 
 - Soạn “Tiếng nói của văn nghệ”
.***.
Ngày soạn : 25 /12 /2015 
Ngày giảng :...............
 Tiết 93 - Tiếng Việt :
KHỞI NGỮ
A- MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh cần phải có được:
1- Kiến thức:
 Nắm được đặc điểm của khởi ngữ. Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Thấy được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
2- Kĩ năng:
 Có kĩ năng nhận diện, đặt câu có khởi ngữ, vận dụng khởi ngữ khi nói viết.
3- Thái độ:
 Có ý thức lựa chọn và sử dụng khởi ngữ đúng ngữ pháp khi nói, viết. 
B-CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ 
 HS: Đọc trước bài.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1- Ổn định tổ chức :
 2- Kiểm tra bài cũ: (Không) 
 3- Bài mới :
HĐ1: Khởi động :
 Người Việt Nam có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nói như vậy cũng có nghĩa là tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và phức tạp và sử dụng nó.Trong một câu tiếng Việt, ngoài thành phần chính của câu còn có các thành phần phụ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một thành phần phụ của câu : “Khởi ngữ”
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- GV treo bảng ngữ liệu SGK
- HS đọc to, rõ ràng, chú ý trả lời câu hỏi.
(?) Xác định CN, khởi ngữ trong các VD trên ? Tác dụng của khởi ngữ?
(?) Xác định khởi ngữ, vị trí ,tác dụng?
a-Còn anh(1) ,anh(2) không ghìm nổi xúc động.
+ anh1: là chủ ngữ
+ anh2 : là khởi ngữ
=>Khởi ngữ đứng trước CN, không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.
b-Giàu(1), tôi cũng giàu (2) rồi.
+ CN: tôi
+Khởi ngữ:giàu
=>Khởi ngữ đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.
c-Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
-CN: chúng ta
-Khởi ngữ: Vềvăn nghệ
-Vị trí: đứng trước CN
-Tác dụng:Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ: còn, đối với, về..
GV kết luận: Thành phần in đậm có đặc
 điểm như trên gọi là khởi ngữ.
(?) Thế nào là khởi ngữ ?
- HS đọc ghi nhớ, GV khái quát, chốt lại kiến thức.
- Cho HS đặt một vài câu có sử dụng khởi ngữ sau đó xác định khởi ngữ trong những câu đó. 
HĐ3: Luyện tập:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 và xác định yêu cầu của bài.
- HS làm bài miệng cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 và xác định yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, so sánh, nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
 - HS làm bài cá nhân.
- Gọi một vài em lên trình bày đoạn văn trước lớp.
- HS + GV nhận xét.
GV cho HS tham khảo đoạn văn mẫu.
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Là thành phần câu
- Vị trí: đứng trước chủ ngữ
- Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hê từ : còn , về, đối với.
 - Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 * Ghi nhớ ( SGK/ 8)
II- Luyện tập.
1- Bài tập1: 
 Khởi ngữ trong các đoạn trích:
a, Điều này.
b, Đối với chúng mình.
c, Một mình
d, Làm khí tượng
e, Đối với cháu.
2- Bài tập 2 : 
Chuyển phần in đậm trong câu sau thành khởi ngữ.
a, Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
b, Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3- Bài tập 3 :
 Viết một đoạn văn trong đó có câu chứa khởi ngữ.
 4- Củng cố: - Thế nào là khởi ngữ? Công dụng của khởi ngữ trong câu.
 - Giáo viên khái quát bài.
 5- Dặn dò: Học bài,làm bài tập 3; tìm câu có sử dụng khởi ngữ trong một văn bản 
 vừa học.
Ngày soạn : 28 /12 /2015 
Ngày giảng :...............
Tiết 94 - Tập làm văn :
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A- MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh cần phải có được:
1- Kiến thức:
 Nắm được đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa phân tích và tổng hợp.Vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận.
2- Kĩ năng:
 Nhận diện, vận dụng phép phân tích và tổng hợp trong khi nói viết. 
3- Thái độ:
 Biết vận dung phép phân tích và tổng hợp khi đọc - hiểu văn bản nghị luận đặc biệt khi làm văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ : GV: Nghiên cứu tài liệu.
 HS: Đọc văn bản : “Trang phục” (SGK / 9), xem trước bài tập 1.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1- Ổn định tổ chức: 
 2- Kiểm tra bài cũ. (Không) 
 3- Bài mới :
HĐ1: Khởi động.
 Trong văn nghị luận, ngoài phép lập luận chứng minh, giải thích còn có phép lập luận phân tích và tổng hợp. Vậy phép lập luận phân tích và tổng hợp như thế nào, vận dụng nó ở trong những tình huống nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ2 : Hình thành kiến thức mới:
- HS đọc văn bản “Trang phục”- SGK
(?) Bài văn bàn về vấn đề gì ?
(?) Ở đoạn đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì ? 
Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề, cụ thể là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần áo giày, tất trong trang phục của con người.
(?) Nêu 2 luận điểm chính của văn bản này ?
+Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.
+ Trang phục phù hợp với đạo đức là giản dị và hài hòa với cộng đồng.
(?) Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?
 Tác giả dùng phép lập luận phân tích cụ thể: 
- LĐ 1: Trang phục phù hợp với hoàn cảnh:
+ Cô gái một mình trong hang sâu không váy xoè, váy ngắn, không mắt xanh, mỏ đỏ
+Anh thanh niên đi tát nước, câu cá...
+ Đi đám cưới không lôi thôi
+ Đi đám tang không mặc áo quần loè loẹt
-LĐ 2: Ăn mặc phải phù hợp đạo đức: 
+ Dù đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì làm trò cười.
+ Xưa nay, cái đẹp cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường
GV: - Nêu giả thiết:
+ Cô gái một mình trong hang sâu
+ Anh thanh niên đi tát nước, câu cá..
- So sánh đối chiếu giữa trang phục đám ma và đám cưới.
- Giải thích, chứng minh ở luận điểm hai.
(?) Vậy em hiểu thế nào là phân tích ? 
(?) Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?
Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết.là trang phục đẹp" 
(?) Không có phân tích thì có thể tổng hợp được không ? Tại sao ?
(?) Phép lập luận tổn

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12707987.doc