Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23

I. Lý thuyết.

1. Văn bản thuyết minh:

- Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bầy, giới thiệu, giải thích.

- Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy

2. Tính chất của VBTM:

- VB TM có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng ; là loại VB có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người

3. Về đặc điểm:

Khác ở chỗ VB TM chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp chúng ta hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người

4. Cách làm:

* Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh cần :

- Tìm hiểu kĩ về đối tượng .

- Quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, Truyền hình, các thông tin đại chúng

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Tiết 85: ........................... Ngày dạy: .............................
Tiết 86: ........................... Ngày dạy: .............................
Tiết 87: ........................... Ngày dạy: .............................
Tên chủ đề: THUYẾT MINH VỀ MỘT 
DANH LAM THẮNG CẢNH
 Số tiết: 3
A - Cơ sở hình thành chủ đề.
- Dựa trên các bài học trong SGK Ngữ Văn lớp 8, tập 2
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
+ Chương trình địa phương phần Tập làm văn
+ Ôn tập Văn bản thuyết minh
- Dựa theo các tài liệu tham khảo:
+ SGK, SGV Ngữ Văn 8 tập 2
+ Sách Ngữ Văn địa phương
+ Một số bài sưu tầm về các danh lam thắng cảnh ở Yên Bái
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
B - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh;
- Mục đích, yêu cầu, quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Có thêm kiến thức về di tích, danh thắng ở địa phương, đặc biệt là tại địa phương xã, huyện của các em.
- Được bổ sung thêm kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh đặc biệt là thuyết minh một danh di tích hoặc một danh thắng.
- Khái niệm về văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh 
2. Về kỹ năng:
- Quan sát danh lam thắng cảnh.
 - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lí thông tin phục vụ cho việc tạo lập bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin: thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau: sách báo, Internet, tham quan trực tiếp,..
- Biết quan sát tìm hiểu về một di tích hoặc một danh thắng.
- Biết viết văn bản thuyết minh.
- Có ý thức, kỹ năng hợp tác trong quá trình học tập
- Khái quát hệ thống hoá kiến thức đã học.
- Đọc hiểu yêu cầu đề văn thuyết minh.
- Quan sát đối tượng thuyết minh
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Về thái độ:
- Ý thức khi viết văn thuyết minh
- Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài văn, trình bày cảm nghĩ cá nhân theo nguyên tắc tiếng Việt.
- Trân trọng, tích cực tìm hiểu các giá trị văn hóa, các danh thắng địa phương.
- Tự hào, yêu quý các giá trị văn hóa vật thể của quê hương. 
- Ý thức khi viết văn thuyết minh
- Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài văn.
- Có ý thức trong việc hệ thống hoá kiến thức, ứng dụng vào thực hành.
- THKNS:
+ Giao tiếp: Trình bày đặc điểm một danh lam thắng cảnh.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Thu thập, xử lí thông tin phục vụ cho việc tạo lập văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
4. Những năng lực cần phát triển.
- Năng lực hợp tác: học sinh biết hợp tác thông qua thảo luận nhóm để phát hiện những đặc sắc về các danh lam thắng cảnh.
- Năng lực quan sát, sáng tạo: học sinh biết viết các đoạn văn, bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, nhất là các danh lam thắng cảnh ở địa phương, quê hương Yên Bái, thông qua các tài liệu sách báo.
- Năng lực tự quản bản thân: tự xác định hành vi, thái độ, khả năng trong các giờ kiểm tra.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: được rèn kĩ năng nói, viết qua các giờ học trên lớp, qua bài kiểm tra kết thúc chủ đề, bài viết tập làm văn.
- Năng lực thưởng thức danh lam thắng cảnh: học sinh biết cách quan sát, cảm thụ được vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh.
C - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Tìm hiểu nội dung sưu tầm các bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người, ca dao than thân, ca dao châm biếm.
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
D - Bảng mô tả các năng lực cần phát triển.
Nội dung
Các mức độ đánh giá
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Biết quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Biết các di tích, danh thắng ở địa phương, đặc biệt là tại địa phương xã, huyện của các em.
- Khái niệm về văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Chỉ ra được các phương pháp thuyết minh trong một đoạn văn thuyết minh.
- Biết quan sát, chỉ ra nét đẹp đặc biệt trong một đối tượng (danh thắng) thuyết minh.
- Đọc, hiểu yêu cầu của một đề văn thuyết minh cụ thể.
- Biết lập dàn ý cho một đề văn thuyết minh cụ thể.
- Vận dụng các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh vào việc viết một đoạn văn, bài văn thuyết minh theo yêu cầu của đề bài.
- Viết được bài văn thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương Yên Bái.
E - Tiến trình.
Bài 20. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 85: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Những điều cần lưu ý khi viết bài giới thiệu về một PP (cách làm) ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: phân tích mẫu hình thành khái niệm (22 phút)
- Gọi HS đọc đoặn văn trong sgk.
H: Bài viết giúp em hiểu gì về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ?
* Hồ Hoàn Kiếm
- Nguồn gốc đoạn cũ của Sông Hồng có vài nghìn tuổi.
- Tên: Lục thuỷ - nước xanh
Hoàn Kiếm - sự tích Lê Lợi trả gươm
- Thủy quân luyện tập.
* Đền Ngọc Sơn 
- Gò Điếu đài nơi vua đã từng câu cá
- Đời Vĩnh Hựu: cung Khánh Thụy ở Đảo Ngọc
- Thế kỉ XIX xây chùa Ngọc Sơn thờ phật và Đức Thánh Trần.
- Năm 1864: Xây tháp bút, đài nghiên- cầu Thê Húc.
- Kiến trúc đền Ngọc Sơn gồm 3 nếp:
+ Bái đường
+ Giữa thờ Văn Xương
+ Sau thờ Trần Hưng Đạo
- Không gian trước bái đường trấn Ba Đình
- Hướng Nam tháp rùa - tháp nổi.
H: Như vậy, có thể hiểu bài TM về danh lam thắng cảnh cung cấp cho ta những kiến thức gì ?
H: Muốn viết bài giới thiệu danh lam thắng cảnh như vậy cần có những kiến thức gì ? làm thế nào để có những tri thức đó ?
H: Bài viết được sắp xếp theo bố cục nào ?
H: Theo em, bài viết có thiếu sót gì trong bố cục ? 
- Thiếu phần mở bài: Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Phần thân bài:
 +Thiếu miêu tả vị trí
 + Độ rộng hẹp của hồ
+ Vị trí của Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,..
- Thiếu yếu tố miêu tả khiến nội dung bài viết còn khô khan
H: Bài văn sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
H: Qua trên em có thể rút ra những bài học gì khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (18 phút)
H: Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí ?
- HS suy nghĩ viết bài ra giấy
- Gọi 1 - 2 em trình bày, các bạn khác nhận xét
- GV bổ sung
- HSTL theo từng bàn
- GV nêu một số gợi ý:
- Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:
    + Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
    + Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm:
    + Diện tích của hồ
    + Đặc điểm màu nước của hồ
    + Lịch sử của hồ
    + Cảnh vật xung quanh hồ
  - Giới thiệu đền Ngọc Sơn:
    + Vị trí của đền Ngọc Sơn
    + Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
    + Quang cảnh của đền
  - Giới thiệu về Tháp Rùa:
    + Vị trí Tháp Rùa
    + Lịch sử hình thành Tháp Rùa
    + Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa
- Gọi 1 - 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung.
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
1. Đọc đoạn văn:
"Hồ hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn"
2. Nhận xét:
- Bài viết cung cấp những kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lí,
- Muốn có những tri thức ấy thì người viết phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,
- Bài viết có bố cục 3 phần:
 + Mở bài.
 + Thân bài.
 + Kết bài. 
- Phương pháp thuyết minh: Giải thích (tên hồ), liệt kê (kể các bộ phận), phân loại, phân tích
* Ghi nhớ. Sgk t 34
II. Luyện tập.
Bài 1:
(HS có thể tham khảo)
- Mở bài: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là di tích lịch sử và là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở thủ đô Hà Nội.
- Thân bài:
+ Hồ Hoàn Kiếm và sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần.
+ Các công trình kiến trúc xung quanh hồ: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút.
- Kết bài: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành nơi tụ hội văn hoá của nhân dân Thủ đô và cả nước trong những dịp lễ tết. Quốc khánh hàng năm.
Bài 2:
*4 Hoạt động 4: ( 1 phút )
4. Củng cố: Gv nhận xét giờ học
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 12. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 86: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 
Bài 3: Luyện tập viết văn bản thuyết minh về 
di tích, danh thắngở địa phương.
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập (42 phút)
H: Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần phải thực hiện những yêu cầu gì ?
- Cần phải tìm hiểu, có những kiến thức về các danh lam thắng cảnh đó.
H: Bố cục một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần phải thực hiện như thế nào ?
THKNS: Em sẽ làm như thế nào để có thể làm tốt bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương mình ? 
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 2 đề tài. 
- Nhóm 1+3: Giới thiệu về danh thắng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải. 
- Nhóm 2 + 4: Giới thiệu về di tích nơi thành lập đội du kích Khau Phạ.
- Học sinh viết, đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn
- Hướng dẫn HS đọc bài tham khảo : Pí thiu - cây sáo trữ tình của người Tày Văn Chấn.
I. Lý thuyết
a. Mở bài: 
- Giới thiệu danh lam, vị trí, vai trò, đối với đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân địa phương
b. Thân bài : Có những cách khác nhau
- Theo trình tự không gian từ ngoài - trong, từ địa phương đến lịch sử, lễ hội...
- Theo trình tự thời gian: quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo
- Kết hợp kể, tả, biểu cảm, bình luận
c. Kết bài :
- Khẳng định vai trò ý nghĩa của danh lam.
- Niềm tự hào về quê hương
II. Luyện tập.
Lập dàn ý chi tiết cho các đề văn sau:
1. Giới thiệu về danh thắng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải.
2. Giới thiệu về di tích nơi thành lập đội du kích Khau Phạ.
*3 Hoạt động 3: (2 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức học tập của HS
5. Dặn: HS về hoàn thiện bài viết, chuẩn bị bài sau. 
Bài 20. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 87: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập (41 phút)
H: Thế nào là văn bản thuyết minh ?
H: Văn bản này có những yêu cầu cơ bản nào về nội dung tri thức ?
H: VBTM có những tính chất gì ?
H: VBTM khác với VBNL, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính công vụ ở chỗ nào ? 
H: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh ta cần chuẩn bị những gì ? 
H: Nêu các phương pháp thuyết minh ?
- GV chia lớp làm 4 nhóm TL
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét chéo
- GV bổ sung, kết luận
- GV nêu gợi ý hướng dẫn HS về nhà tập viết đoạn văn.
I. Lý thuyết.
1. Văn bản thuyết minh:
- Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩacủa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bầy, giới thiệu, giải thích.
- Trong văn bản thuyết minh, mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy
2. Tính chất của VBTM:
- VB TM có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng ; là loại VB có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người
3. Về đặc điểm:
Khác ở chỗ VB TM chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp chúng ta hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người
4. Cách làm:
* Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh cần :
- Tìm hiểu kĩ về đối tượng .
- Quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, Truyền hình, các thông tin đại chúng
- Cần làm nổi bật: Đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng  quan trọng nhất là mối quan hệ với đời sống con người
5. Các PPTM thường gặp:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê, hệ thống hoá.
- Nêu ví dụ.
- Dùng số liệu (con số)
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Nêu cách lập ý và lập dàn ý
a/ Đồ dùng học tập :
- Lập ý: Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi dụng đồ dùng .
- Lập dàn ý:
 + MB: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất .
+ TB: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng.
 + KB: Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng .
b/ Giới thiệu danh lam thắng cảnh- Di tích lịch sử:
* Lập ý: Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa của nó đối với QH, cấu trúc, quá trình hình thành, XD tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội .
* Lập dàn ý:
 - MB: Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử ở QH .
 - TB: Vị trí địa lí, quá trình hình thành phát triển, địa hình, tu tạo trong QT lịch sử cho đến
ngày nay.
 + Cấu trúc qui mô từng mặt, từng phần.
 + Sơ lược thần tích.
 + Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
 + Phong tục lễ hội .
 - KB: Ý nghĩa, tầm quan trọng của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người .
c/ TM một thể loại văn học:
* Lập ý: Tên thể loại, những hiểu biết về đặc điểm hình thức, tính chất, nội dung chủ yếu, số câu, chữ, cách gieo vần, nhịp.
* Lập dàn ý: 
 +- MB: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó.
 - TB: Nêu các đặc điểm của thể loại đó ( có VD minh hoạ ).
 - KB: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó . 
d/ Giới thiệu về một phương pháp (cách làm ) đồ dùng học tập (thí nghiệm):
 * Lập ý: Tên đồ dùng, thí nghiệm, nguyên liệu, qui trình cách thức, các bước tiến hành, kết quả thành phẩm, số lượng, chất lượng.
* Lập dàn ý:
 - MB: Tên đồ dùng, thí nghiệm, tác dụng của nó.
 - TB: Nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng, qui trình, cách thức tiến hành, chất lượng thành phẩm (kết quả).
 - KB: Yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng hay thí nghiệm đó.
2. Bài 2:
*3 Hoạt động 3: (3 phút )
4. Củng cố: 
Kiểm tra chủ đề (GV phát đề, HS về nhà làm bài nộp bài vào đầu giờ sau lấy điểm 15 phút)
Đề bài: Thuyết minh về danh thắng ruộng bậc thang của Mù Cang Chải quê em.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau, ôn tập chuẩn bị viết bài TLV số 5.
Ngày giảng: 
Bài 21. PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết 88: CÂU CẢM THÁN.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Biết sử dụng câu cảm thán hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Về thái độ:
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Có ý thức giữ gìn phát huy vốn tiếng Việt.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
C - Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
- Nêu những đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán, đặt một ví dụ ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu hình thành khái niệm (14 phút)
 - Gọi 2 HS đọc vd trong sgk
- HSTL theo bàn trong 2 phút: Tìm ra câu cảm thán trong đoạn trích trên ?
- Hỡi ơi lão Hạc !
- Than ôi ! 
H: Những câu trên dùng để làm gì ?
H: Dựa vào đâu em xác định đó là câu cảm thán ?
- Các từ cảm thán: hỡi ơi, than ôi
H: Trong giao tiếp em còn gặp các từ cảm thán nào khác nữa ?
- ôi, trời ơi, chao ôi (ơi), ...
H: Em đã bao giờ dùng câu cảm thán ? Hãy đặt một câu cảm thán ?
H: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải 1 bài toán,... có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ? 
- Không, vì: ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng là ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải 1 bài toán là ngôn ngữ trong văn bản khoa học, là ngôn ngữ duy lí, ngôn ngữ của tư duy lôgíc, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc.
H: Hãy nêu tóm tắt những đặc điểm về hình thức và chức năng của câu cảm thán ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (24 phút)
- HSTL theo 3 nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Các nhóm nhận xét chéo.
- HSTL theo 4 nhóm
- Gọi 1 - 2 nhóm trình bày, các nhóm nhận xét
- GV kết luận
THKNS: Qua bài tập em thấy để bộc lộ tình cảm, cảm xúc có nhất thiết phải dùng câu cảm thán ?
- Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến)
- HS suy nghĩ đặt câu
- Gọi 2 - 4 em trình bày, các bạn khác nhận xét.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Các câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
- Đặc điểm về hình thức:
+ Dùng các từ ngữ cảm thán.
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm than.
* Ghi nhớ. Sgk t 44.
II. Luyện tập.
Bài 1:
- Không phải tất cả các câu trong đoạn trích đều là câu cảm thán. Vì chỉ có 5 câu có từ ngữ cảm thán: than ôi, thay, hỡi, chao ôi.
a. Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng...mình thôi.
Bài 2:
- Tất cả những câu trong phần này đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc: 
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống trước cách mạng tháng Tám.
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
-> Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu cảm thán
Bài 3:
Đặt câu cảm thán để thể hiện cảm xúc:
a. Tình cảm cha mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
b.
- Ôi! Cảnh bình minh đẹp quá!
- Cảnh bình minh đẹp biết bao!
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố:
 Nhắc lại những đặc điểm về hình thức và chức năng của câu cảm thán ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
=============== Hết tuần 23 ==============

File đính kèm:

  • docBai 20 Thuyet minh ve mot danh lam thang canh_12762711.doc
Giáo án liên quan