Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22

B - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu và nâng cao về tác phẩm thơ chữ hán của Bác, tâm hồn giầu cảm xúc trước vể đẹp thiên nhiên và phong thái của Bác trong hoàn cảnh tù ngục, nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Tâm hồn giầu cảm xúc trước vể đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung tự tại chủ động trước mọi hoàn cảnh

- Sự khác nhau giữa văn bản chữ hán và văn bản dịch thơ(biết được sự khác nhau giữa hai văn bản , mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này)

- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần thời đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

2. Về kỹ năng:

- Đọc diễn cảm bản dịch;

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phút )
4. Củng cố: Gv nhận xét giờ học
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 82: ........................... Ngày dạy: .............................
Tiết 83: ........................... Ngày dạy: .............................
Tên chủ đề: VẺ ĐẸP TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH
 Số tiết: 2
A - Cơ sở hình thành chủ đề.
- Dựa trên các văn bản trong SGK Ngữ Văn lớp 8, tập 2
+ Văn bản: Ngắm trăng
+ Văn bản: Đi đường
+ Văn bản: Tức cảnh Pác Bó
- Dựa theo các tài liệu tham khảo:
+ SGK, SGV Ngữ Văn 8 tập 2
+ Học luyện Ngữ Văn 8
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 8
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
B - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu biết bước đầu và nâng cao về tác phẩm thơ chữ hán của Bác, tâm hồn giầu cảm xúc trước vể đẹp thiên nhiên và phong thái của Bác trong hoàn cảnh tù ngục, nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Tâm hồn giầu cảm xúc trước vể đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung tự tại chủ động trước mọi hoàn cảnh
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ hán và văn bản dịch thơ(biết được sự khác nhau giữa hai văn bản , mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này)
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần thời đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Về kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch;
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Về thái độ:
- Có thái độ đúng và rèn luyện theo tấm gương Bác 
- Giáo dục HS biết quý trọng, cảm phục tinh thần cách mạng trong tinh thần của Bác.
- TTHCM: 
+ Chủ đề: Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tai, bản lĩnh cách mạng.
+ Toàn phần: Sự kết hợp hài hào giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị giam cầm trong nhà tù TGT.
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại, bản lĩnh cách mạng.
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh cách mạng HCM trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.
- THKNS: (Ngắm trăng) + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
4. Những năng lực cần phát triển.
- Năng lực hợp tác: học sinh biết hợp tác thông qua thảo luận nhóm để phát hiện những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm thơ Hồ Chí Minh
- Năng lực sáng tạo: học sinh biết viết các đoạn văn, bài văn nghị luận thể hiện sự hiểu biết, cảm thụ về tác phẩm.
- Năng lực tự quản bản thân: tự xác định hành vi, thái độ, khả năng trong các giờ kiểm tra.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: được rèn kĩ năng nói, viết qua các giờ học trên lớp, qua bài kiểm tra kết thúc chủ đề, bài viết tập làm văn.
- Năng lực thưởng thức văn học: học sinh được nghe, cảm thụ những đoạn văn, bài văn nghị luận hay về các tác phẩm Hồ Chí Minh của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc của chính các bạn học sinh trong lớp.
C - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Tìm hiểu nội dung sưu tầm các bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người, ca dao than thân, ca dao châm biếm.
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
D - Bảng mô tả các năng lực cần phát triển.
Nội dung
Các mức độ đánh giá
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vẻ đẹp trong thơ Hồ Chí Minh qua các bài thơ:
1. Ngắm trăng, Đi đường.
2. Tức cảnh Pác Bó.
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời và sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, thể loại,...)
- Nhận biết được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, nhớ được các bài thơ
- Nhận diện được các biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài thơ
- Nhớ được một số đặc điểm thơ tứ tuyệt Đường luật.
- Giải thích ý nghĩa của một số từ ngữ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ.
- Chỉ ra được sự ảnh hưởng, chi phối nổi bật của hoàn cảnh sáng tác đến tác phẩm.
- Chỉ ra được giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các bài thơ.
- Chỉ ra được tác dụng của các biện phấp tu từ trong các bài thơ.
- Chỉ ra được một số đặc điểm của thơ tứ tuyệt Đường luật trong các bài thơ
- Chỉ ra được các tầng ý nghĩa của bài thơ.
- Chỉ ra được cách hiểu một câu thơ, hình ảnh cụ thể. 
- Vận dụng hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lý giải giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Khái quát đặc điểm, phong cách sáng tác của tác giả.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc trong câu thơ, đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.
- Nhận xét khái quát đặc điểm và những đóng góp của Hồ Chí Minh về thơ ca, văn học Việt Nam hiện đại.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời,... để lý giải được nội dung và nghệ thuật của các bài thơ được học.
- Trình bày những kiến giải, phát hiện riêng của cá nhân về bài thơ.
- Vận dụng những kiến thức tổng hợp để xây dựng những đoạn văn, bài văn, giải những vấn đề được đặt ra trong mỗi tác phẩm có sự kết nối từ văn bản đến thực tế cuộc sống.
- Biết tự đọc và khám phá những văn bản mới cùng thể loại.
E - Tiến trình.
Bài 21. PHẦN VĂN HỌC
Tiết 82: NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG
 - Hồ Chí Minh - 
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản 
(38 phút)
 - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk
H: Dựa vào những kiến thức mà em đã được học và phần chú thích (* ) sgk em hãy trình bày những nét chính về tác giả ?
H: Nhắc lại những tên gọi của Bác Hồ mà em biết ?
H: Hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" được Bác viết trong hoàn cảnh nào ?
H: Hai bài thơ được viết theo thể loại nào ?
H: Cả hai bài thơ đều sử dụng PTBĐ chính nào ?
H: Một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có bố cục mấy phần ?
- Hướng dẫn HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
H: Trong câu thơ đầu, tác giả kể những thiếu thốn gì ? Vì sao lại chỉ kể những thứ đó ?
- Trong tù thiếu thốn nhiều thứ, nhất là trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, nhưng ở đây tác giả chỉ nhắc đến hai thứ rượu và hoa. Vì đó là những thứ mà tao nhân mặc khách thường có bên mình mỗi khi th­ëng lãm vẻ đẹp chị Hằng.
H: Việc chỉ nhắc đến rượu và hoa cho ta thấy điều gì trong tâm trạng của người tù cách mạng ?
- Trong tù chỉ nhắc thiếu rượu và hoa chứng tỏ người tù như quên thân phận tù, quên đi tất cả những cơ cực của nhà tù để đón nhận đêm trăng đẹp với tư cách một thi nhân hơn nữa là một thi gia.
- GV: Cần có trăng,hoa, thơ, rượu là những thú vui tinh thần cao quí của các tao nhân mặc khách ngày xưa. Trước ánh trăng đẹp họ thường uống rượu, ngắm hoa, ngâm thơ thì sự thưởng thức trăng đó mới thú vị, mĩ mãn.
H: Như vậy, hành động thưởng thức trăng của Bác khác với người xưa như thế nào ?
H: Ở câu thơ thứ nhất điệp từ "không" như nhấn mạnh sự thiếu thốn và có phần bối rối của người tù trước đêm trăng đẹp nhưng câu thơ thứ hai em có suy nghĩ gì về cụm từ "khó hững hờ" ?
-Trước cảnh đêm trăng đẹp, nhân vật trữ tình lại ở vào hoàn cảnh oái ăm: thân tù không được tự do mà ngắm trăng lại còn thiÕu các thứ quan trọng để ngắm trăng. Thành ra đêm trăng đẹp làm cho thi sĩ thêm bối rối xốn xang vì thiên nhiên quá đẹp, quá lộng lẫy, còn thi sĩ không được tự do và không có rượu và hoa để xứng với trăng. Cái bối rối rất nghệ sĩ.
H: Qua hai câu thơ đầu em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ?
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
H: Đầu đề bài thơ là vọng nguyệt (vọng nghĩa là ngắm ở xa). Nhưng hai câu 3 & 4 nhà thơ lại viết khán minh nguyệt, khán thi gia (ngắm ở gần). Hãy chỉ ra nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ này ?
- Nghệ thuật nhân hóa, trăng - người; các động từ ngắm, nhòm -> gần gũi giữa trăng và người.
H: Qua đó em hiểu hai câu thơ này như thế nào ?
TH: Qua bài thơ cho em học được điều gì trong đức tính của Bác về tình yêu thiên nhiên ?
- Gọi HS đọc bài thơ.
H: Câu thơ đầu tiên cho em thấy điều gì ?
- GV: nhất là với một người tù khi đi phải chịu cảnh xiềng xích, gông cùm.
"năm mươi ba cây số một ngày
Dãi nắng, dầm mưa rách hết giày’’
H: Trong câu thơ tác giả đã sử dụng BPNT nào ?
- Điệp ngữ "núi cao" cùng từ láy "trập trung"
H: Qua đó gợi nên cho em hình ảnh một con đường như thế nào ?
H: Đặt trong hoàn cảnh lịch sử khi đó cho ta liên tưởng tới điều gì ?
H: Em hiểu như thế nào về từ "tận cùng" trong câu thơ ?
- Tận cùng: điểm cuối, điểm cao nhất
H: Để đi đến được cái đích đó, người đi đường phải như thế nào ?
- Người đi đường miệt mài bền bỉ có ý chí sẽ vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác để lên đến đỉnh cao nhất. 
H: Qua câu thơ trên tác giả cho ta thấy điều gì ?
H: Theo em ngoài ý nghĩa trên câu thơ còn có nghĩa nào khác nữa ?
H: Em hiểu câu thơ cuối cùng với những nét nghĩa nào ?
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
H: Hãy nêu tóm tắt những giá trị về nghệ thuật của hai bài thơ ?
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, giàu ý nghĩa
- Các BPNT: nhân hóa, so sánh,...
- Các hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
H: Nêu tóm tắt giá trị nội dung của mỗi bài thơ ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890-1969): nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: 
+ “Ngắm trăng”: Là bài thơ số 21 trong tập Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh viết bài thơ vào 1 đêm thu năm 1942.
- “Đi đường”: Là bài thứ 30 trong Nhật ký trong tù, Người bị giải hết nhà lao này sang nhà lao khác, khắp 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Bài thơ lấy đề tài từ những cuộc “đi đường” chuyển lao đầy gian khổ đó.
* Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- PTBĐ: biểu cảm 
- Bố cục: 4 phần
II. Tìm hiểu chi tiết.
A. Bài "Ngắm trăng":
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù:
- Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, không có rượu, không có hoa.
- Bác cảm thấy xốn xang, bối rối trước đêm trăng quá đẹp -> Lòng yêu thiên nhiên tha thiết say mê.
2. Sự giao hòa giữa trăng và thi sỹ.
- Trăng và người gắn bó thân thiết, trở thành hai người bạn tri âm tri kỷ.
- Thể hiện tình yêu sự giao hòa với thiên nhiên; Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù.
- Tinh thần lạc quan, ý chí kên cường, một tinh thần thép của người chiến si cách mạng.
B. Bài "Đi đường"
1. Câu 1 (khai):
"Đi đường mới biết gian lao"
- Nỗi gian lao,vất vả của việc đi đường.
2. Câu 2 (thừa):
"Núi cao rồi lại núi cao trập trung"
- Hình ảnh một con đường núi lớp lớp chất chồng, gập ghềnh như vô tận.
- Con đường cách mạng đầy gian truân, thử thách.
3. Câu 3 (chuyển ):
"Núi cao lên đến tận cùng"
- Con người phải có quyết tâm cao, có nghị lực kiên cường sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách và phải chiến thắng mọi khó khăn.
- Người chiến sĩ cách mạng bằng ý chí kiên cường, sự kiên trì và lòng dũng cảm sẽ đạt tới thành công.
4. Câu 4 (hợp):
"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non’’
- Con người vượt lên sự bao vây của núi non bao quát được một không gian rộng lớn, hùng vĩ.
- Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thắng lợi.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ. Sgk t 38, 40
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố:
 - TTHCM: Qua tìm hiểu hai bài thơ em hiểu và học được điều gì về tinh thần và ý chí cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 20. PHẦN VĂN HỌC
Tiết 83: TỨC CẢNH PÁC BÓ
 - Hồ Chí Minh - 
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
Đọc thuộc lòng và nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Khi con tu hú - Tố Hữu" ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản 
(33 phút)
 - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
H: Em có biết gì về hoàn cảnh sống và làm việc của Bác trong thời gian ấy ?
- GV: cần cho HS hiểu rõ hoàn cảnh Bác viết bài thơ này để HS hiểu thật đúng và sáng tỏ nội dung tư tưởng của bài thơ: Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 / 1941, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo CM VN. Người sống trong hang Pác Bó ( đúng tên là Cốc Bó, nghĩa là đầu nguồn ), điều kiện sinh hoạt rất gian khổ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại :
 “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn khoanh tròn ngay cạnh người () Bác sốt rét luôn. Thức ăn cũng rất thiếu (). Có thời gian cơ quan chuyển vào rừng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng. Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi 1 cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, ntn, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được”.
 Mặc dù sống trong cảnh gian khổ như vậy, Bác vẫn rất vui “ Đối với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người, những ngày tháng ở Pác Bó tựa như những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu của cảnh chờ đợi những chuyển biến vĩ đại (). Bài thơ còn cho ta thấy cảm giác vui thích của Bác khi sống giữa núi rừng, hoà mình với thiên nhiên . 
H: GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc bài thơ.
- Cho HS đọc các chú thích
H: Bài thơ được viết theo thể loại nào ?
H: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
H: Bài thơ có bố cục như thế nào ?
H: Về cấu tạo, cách dùng từ của câu thơ em thấy có gì đặc biệt ?
- Dùng phép đối:
 Đối vế câu
 Đối thời gian: Sáng - tối
 Đối không gian: Suối - hang
 Đối hoạt động: Ra - vào 
H: Phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào?
- Diễn tả hoạt động đều đặn nhịp nhàng của con người.
- Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên 
H: Em hiểu ntn về hành động ra suối vào hang của người cách mạng Hồ Chí Minh ?
- Ra nơi làm việc dịch sử Đảng, vào hang, nơi sinh hoạt hàng ngày sau buổi làm việc)
H: Từ đó câu thơ cho em hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó ?
H: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ "sẵn sàng" ?
a. Lúc nào cũng có, cũng sẵn, không thiếu; 
b. Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, gian khổ nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng;
c. Kết hợp cả 2 cách hiểu trên.
H: “ Cháo bẹ, rau măng” là những thực phẩm như thế nào ?
- Thức ăn đạm bạc do thiên nhiên và con người cung cấp.
* GV : Đời sống vật chất của Bác hồi ấy hết sức đạm bạc, thiếu thốn: có thời gian cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, mọi người phải ăn cháo bẹ hàng tháng. Bắt con ốc khe, chặt nõn chuối ngàn - thịt của Việt minh, trộn theo tỉ lệ: 1 thịt, 1 ớt, 3 muối. Thế nhưng cũng như mấy năm sau này sống và làm việc ở Việt Bắc, Bác vẫn đùa vui tả lại: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Bác ở đây ?
H: Nhận xét về cách dùng từ, thanh điệu của bài thơ ?
- Điều kiện làm việc tạm bợ/ nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm.
- Đối thanh: bằng / trắc
H: em có thể hiểu ý nghĩa phép đối này như thế nào ?
- Với người cách mạng khó khăn vật chất không cản trở tư tưởng cách mạng
- Trong hoàn cảnh nào người cách mạng cũng hoà hợp thiên nhiên
H: Em có nhận xét gì về nhạc điệu trong câu thơ ?
- Lời thơ vang lên nhạc điệu vừa mềm mại vừa khỏe khoắn.
H: Hình ảnh Bác ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào ?
- GV: Hình ảnh người chiến sĩ, vị lãnh tụ CM bỗng nổi bật, được đặc tả bằng những nét đậm, khoẻ, đầy ấn tượng. Ngồi trên chiếc bàn đá tự tạo chông chênh để dịch cuốn “ Lịch sử Đảng CS Liên Xô” ra tiếng Việt, làm tài liệu học tập, tuyên truyền CM cho cán bộ, chiến sĩ đồng thời cũng chính là đang suy tư tìm cách xoay chuyển lịch sử CM VN nơi đầu nguồn, đang đón đợi và chuẩn bị tích cực cho 1 cao trào đấu tranh mới giành độc lập - tự do cho đất nước.
H: Từ đây con người cách mạng hiện lên như thế nào trong hình dung của em ?
H: Giải thích các ý nghĩa của từ “ sang” ?
- Sang trọng giàu có về tinh thần của cuộc đời cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống không bị khuất phục.
- Sang trọng giàu có của nhà thơ luôn hoà hợp tự tin thư thái trong sạch giữa thiên nhiên.
- Sang trọng giàu có vì hữu ích cho cách mạng.
H: Niềm vui trước cái sang của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu về vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác ?
- Vẻ đẹp tâm hồn
- Lạc quan 
- Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
H: Câu thơ cuối thể hiện tinh thần gì của Bác ? 
H: Em hãy cho biết “ thú lâm tuyền” ở người xưa và ở Bác có gì khác nhau ?
 - “ Thú lâm tuyền” là vui với cảnh nghèo, cái nghèo nhưng thanh tao, trong sạch, sống hoà với thiên nhiên nơi rừng núi, xa lánh cuộc đời trần tục bon chen danh lợi. Bác cũng mang trong mình truyền thống ấy của cha ông từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến - Hoà hợp với thiên nhiên nhưng Bác không bị lấn át hay hoà tan trong thiên nhiên, giống như lời của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “ Nhà hiền triết của thời đại vô sản không ẩn đi mà hiện lên, không chỉ lạc đạo mà hành đạo, không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ”. 
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút )
H: Tóm tắt những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
- Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
- Kết hợp hiện đại và cổ điển.
- Lời thơ bình dị pha giọng vui đùa hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ và sâu sắc.
H: Nêu tóm tắt nội dung chính của bài thơ ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890-1969): 
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 2.1941, tại hang Pác bó - Hà Quảng - Cao Bằng
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- PTBĐ: tự sự, biểu cảm
* Bố cục: 4. Phần : khai, thừa, chuyển, hợp.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Câu 1 (Khai)
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang," 
- Cuộc sống hoạt động bí mật
- Cuộc sống hài hoà thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh
2. Câu 2: (Thừa)
"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng."
- Cuộc sống đạm bạc, kham khổ.
- Tâm hồn thư thái say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên.
3. Câu 3: (Chuyển)
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,"
- "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
 → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
4. Câu 4 (Hợp): (Cảm nghĩ của Bác)
"Cuộc đời cách mạng thật là sang ."
- Cách nói khẩu khí khoa trương – Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà Người đang theo đuổi.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ. Sgk t 30.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: Kiểm tra chủ đề (GV phát đề, HS về nhà làm bài nộp bài vào đầu giờ sau)
* Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ngắm trăng" và "Tức cảnh Pác Bó".
Câu 2: Trong bài "Ngắm trăng" Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Qua đó cho thấy đức tính gì trong tình cảm, tâm hồn của Bác ?
Câu 3: Theo em nội dung bài "Tức cảnh Pác Bó" có thể tách thành mấy ý lớn ?
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác (Câu 1, 2, 3)
- Cảm nghĩ của Bác (câu 4)
* Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Trong câu thơ đầu của bài "Tức cảnh Pác Bó" tác giả đã sử dụng BPNT gì ? Nêu tác dụng.
Câu 2: Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai câu thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
* Câu hỏi vận dụng:
- TTHCM: 
Câu 1: Qua cuộc sống và chiến đấu của Bác em học được điều gì trong phẩm chất đạo đức của Người ?
Câu 2: Từ tấm gương hi sinh tất cả vì đất nước của Bác và bao thế hệ cha anh em có suy nghĩ gì về b

File đính kèm:

  • docBai 19 Thuyet minh ve mot phuong phap cach lam_12762710.doc
Giáo án liên quan