Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I

A. Mục tiêu cần đạt:

 I. Chuẩn:

1/Kiến thức :

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

2/Kỹ năng:

- Thông qua bài học, rèn luyện kỹ năng thực hành so sánh phân tích các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

3/Thái độ:

 - Cẩn thận khi sử dụng từ ngữ.

 II. Nâng cao,mở rộng:

 - Tìm hiểu thêm phạm trù về nghĩa của từ trong tiếng việt

B. Chuẩn bị:

1. Thầy: Bảng phụ, soạn giáo án.

 2. Trò: Xem trước bài mới.

C. Phương pháp& ktdh:

 - Nêu,giải quyết vấn đề, vấn đáp

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: Nắm sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:( 4p’)

- Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ này.

3. Triển khai bài mới:

 

doc179 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm, ngữ pháp. Trong tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích và so sánh chúng với từ ngữ toàn dân.
 Hoạt động 1: I. Lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân.(15p’)
Cho HS thảo luận nhóm. Mỗi nhóm làm chung một bản điều tra.
Đại diện mỗi tổ trình bày kết quả điều tra, sưu tâm.
? Căn cứ vào bảng điều tra, em hãy cho biết những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân?
SGK
Hoạt động 2: II/ - Sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở những vùng khác:(7p’)
Em còn biết những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích ở những địa phương khác không?
.Cho h/s phát biểu.
G/v nhận xét, lấy ví dụ
( Bắc Nin, Bắc Giang: Cha-Thầy, Mẹ-U, Bậm, Bủ, Bác-Bá).
Nam Bộ: Cha: Ba, Tía, Mẹ: Má. Anh cả: Anh Hai, Chị cả: Chị Hai
Hoạt động 3: III/ - Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích:(12p’)
Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt? Chị ngã em nâng.
- Anh em như thể tay chân.
- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì.
- Phúc đức tại mẫu.
“ Cha mẹ nuôi con bằng giời...con kể”.
“ Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn không dây”.
Em thử phân tích ý nghĩa những câu em tìm được.
-Chồngchèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.
- Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.
- Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.
- Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương
 E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. 
1. Củng cố phần KT-KN: (2p’)
- Theo em cần chú ý điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2p’) 
- Sưu tầm những từ ngữ ở địa phương em chỉ các loại gia súc, gia cầm?. 
- Xem trước bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Đánh giá chung về buổi học:(1p’)
.
4. Rút kinh nghiệm:
..... 
Ngày Soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 32
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1/.Kiến thức:
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2/. Kĩ năng :
- Xây dựng bố cục, cách sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
3/.Thái độ:
- Có ý thức xây dựng dàn ý trước khi bước vào viết bài..
 II. Nâng cao,mở rộng:
	- Lập được dàn bài. Sử dụng tốt các yếu tố trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
2. Trò: Học bài củ, xem trước bài mới
C. Phương pháp& ktdh:
	- Thuyết trình, Nêu, giải quyết vấn đề
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(5p’)
- Kiểm tra việc viết đoạn văn của HS
3. Triển khai bài mới:
 Hoạt động 1: I/ - Dàn ý của bài văn tự sự.(18p’)
Giáo viên cho HS đọc bài văn ở SGK
Văn bản đó chia làm mấy phần? 3 phần.
Em hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
- Mở bài: “ Từ dầu cho đến bày la liệt trên bàn” Kể và tả lại quang cảnh chuang của buổi sinh nhật.
- Thân bài: “ Tiếp...Gật đầu không nói” Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài: “ Còn lại” Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
Truyện kể về việc gì? ( Diễn biến của buổi sinh nhật.)
Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy.
Thời gian, không gian, hoàn cảnh của câu chuyện? ( Buổi sáng, trong nhà Trang, ngày SN của Trang các bạn đến chúc mừng.
Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? ( Trang).
Tính cách của mỗi nhân vật?
Em hãy nêu diễn biến của câu chuyện ( mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc).
Điều gì tạo nên sự bất ngờ? - Tình huống truyện: Tâm trạng chờ đợi, có ý chê trách của Trang về sự chậm trể của bạn, sau đó mới vỡ lẽ: Sự chậm trể đầy thông cảm, t/h tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng.
Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng?
Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?( Kể theo tình tự thời gian, đôi chổ dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra.
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
a). Bố cục cảu bài văn:
b). Xác định các yếu tố sự việc chính
- Sự việc chính:Diễn biến sinh nhật. 
- Ngôi kể: Thứ nhất ( Trang = tôi ).
- Nhân vật
- Diễn bíên.
- Tình huống bất ngờ.
Theo trình tự thời gian ,đoi chổ dùng ký ức ngược dòng thời gian nhớ về sự việc 
Hoạt động 2: II/ - Dàn ý của một bài văn tự sự:( 5p’)
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? Là những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
HS đọc to, rõ ghi nhớ
- 3 phần.
Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: III/ - Luyện tập:(12p’)
Giáo viên gợi ý HS lập dàn ý cho văn bản
“ Cô bé bán diêm” từ những gợi ý ở SGK?
GV cho HS đọc kĩ đề bài đã cho ở SGK. Sau đó cho HS suy nghĩ và lập dàn ý.
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. 
1. Củng cố phần KT-KN: (2p’)
- Nêu bố cục của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nội dung của các phần ?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (2p’) 
- Nắm kĩ nội dung bài học.
- Viết lại dàn ý cho bài tập 2 ( SGK).	 
- Đọc kỹ văn bản: hai cây phong và soạn bài.
3. Đánh giá chung về buổi học:(1p’)
.
4. Rút kinh nghiệm:
.....
Tuần 9
Ngày Soạn: 
Ngày dạy: .
Tiết 33:
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma- tốp)
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương,với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả,biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ:
-Bồi đắp cho HS sự rung cảm trước cái đẹp của tự nhiên, trước cái đẹp của tâm hồn.
	II. Nâng cao,mở rộng:
	- Tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm của Ai-ma-tốp.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu tài liệu liên quan, soạn giáo án.
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Phương pháp& ktdh:
	- Vấn đáp, giải quyết vấn đề, Tổ chức học sinh tiếp nhận TPVH
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(5p’)
- Giôn-xi khỏi bệnh vì sao?
- Vì sao có thể nói “ Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
3. Triển khai bài mới:(1p’)
-Đối với mỗi con người việt nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây Đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Còn đối với 1 nhân vật nghệ sĩ trong truyện vừa người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm 2 cây Phong trên đỉnh đồi đầu làng. Để hiểu đc sâu sắc tâm trạng của “ tôi”, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích.
 Hoạt động 1: I/ - Tìm hiểu chung. (22p’)
Cho HS đọc kĩ chú thích (*).
Em hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Ai-ma-tốp?
Dựa vào SGK, em hãy trình bày tóm tắt nội dung tác phẩm?
Vị trí của đoạn trích? - “ Hai cây phong “ là phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên “.
GV hướng HS tóm tắt tòm bộ tác phẩm.
- Chú ý đọc giọng chậm, buồn gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể.
GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc tiếp.
HS đọc kĩ các chú thích SGK sau đó giáo viên kiểm tra 1 vài từ.
Theo em có thể chia đoạn trích thành mấy đoạn? 4 đoạn.
1). Từ dầu....phía tây: Giới thiệu chung vị trí làng quê.
2). Tiếp theo......phía trên làng: Nhớ về hình ảnh hai cây phong đầu làng và cảm xúc của tôi khi trở về làng.
3). Tiếp theo......Vào năm học cuối..biêng biếc kia: Nhớ về thời thơ ấu với lũ bạn.
4). Còn lại: Nhớ đến người trồng 2 cây phong
 1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3.Đọc:
4. Từ khó:
5. Bố cục:
*Từ đầu phía tây giới thiệu chung vị trí làng quê 
* Tiếp đến ..phía trên làng Nhớ 2 cây phong và cảm xúc của n/v tôi khi trở về làng 
* Tiếp..biêng biếc kia Nhớ về thời thơ ấu với lũ bạn 
*Còn lại nhớ người trồng 2cay phong 
 Hoạt động 2: II/- Tìm hiểu văn bản.(12p’)
Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? ( Tôi- chúng tôi)? Căn cứ vào đại từ nhân xưng, hãy xác định 2 mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
Đoạn 1, 2, 4: Người kể chuyện xưng tôi.
Đoạn 3: Người kể chuyện xưng là chúng tôi.
Đại từ nhân xưng “ Tôi” chỉ ai, ở thời điểm nào?
Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì? - Lồng ghép đan xen hai thời điểm cùng với sự thay đổi ngôi kể-( câu chuyện sống động thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy.)
Vì sao có thể nói mạch kể của người kể xưng “tôi” quan trọng hơn?=> Vì tôi có cả 2 mạch kể.
1. Hai mạch kể lồng ghép:
- Mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện: - Tự giới thiệu mình là hoạ sĩ, chủ yếu là ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
- Mạch kể xưng là “chúng tôi”: Người kể chuyện và các bạn của anh ở thời thơ ấu.
=.>Làm cho câu chuyện sống động ,thân mật ,đáng tin cậy 
E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. 
1. Củng cố phần KT-KN:(2p’) 
- Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:(2p’) 
- Tóm tắt lại truyện.
	- Chọn trong bài 1 đoạn khoảng 10 dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc. 
Đọc và soạn tiếp phần còn lại.
Tâm trạng của nhân vật tôi khi trở về làng, nhớ về người thầy của mình.
Tấm lòng đối với quê hương ?
3. Đánh giá chung về buổi học:(1p’)
.
4. Rút kinh nghiệm:
.....
Ngày Soạn: 
Ngày dạy: .....
Tiết 34:
Văn bản:	
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma- tốp)
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương,với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
3. Thái độ:
- Bồi đắp cho HS sự rung cảm trước cái đẹp của tự nhiên, trước cái đẹp của tâm hồn.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
II. Nâng cao,mở rộng:
	- Tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm của Ai-ma-tốp.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến tác phẩm, tác giả Ai-ma-tốp.soạn giáo án
2. Trò: Học bài cũ. Đọc,soạn bài mới
C. Phương pháp& ktdh:
	- Vấn đáp, giải quyết vấn đề, Tổ chức học sinh tiếp nhận TPVH
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:(5p’)
- Tóm tắt lại đoạn trích hai cây phong?
3. Triển khai bài mới:
 Hoạt động 1: III/- Tìm hiểu văn bản.(30p’)
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 3.
Theo em đoạn 3 có thể chia nhỏ nữa thành mấy đoạn? - 2 đoạn ( đoạn trên: Bọn trẻ chơi đùa, trèo lên cây phong phá tổ chim; đoạn dưới: Phong cảnh làng quê đẹp đẽ và cảm giác của “ Chúng tôi” khi từ ngọn phong nhìn xuống.
Theo em đoạn nào thú vị hơn? - Đoạn 2: Với những cảnh và cảm xúc mới mẽ, lạ lung.
Hình ảnh 2 cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên nghịch ngợm được phác hoạ như thế nào?
Em có nhận xét gì hình ảnh 2 cây phong trong tình cảm của lũ trẻ tinh nghịch?
Từ trên cao ngất nhìn xuống, trước mắt lũ trẻ là những gì? - Không gian bao la, chuồng ngựa nhỏ dần, thảo nguyên hoang vu mất hút, dòng sông lấp lánh.
Tại sao chúng lại say sưa, ngây ngất? Cảm giác ấy được diễn tả như thế nào?
- Sửng sốt nín thở, quên đi cả việc, thích thú nhất là phá tổ chim.
Tại sao có thể nói người kể chuyện ( hoạ sĩ) đã miêu tả 2 cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
HS đọc lại đoạn 1, 2, 4:
Hai cây phong đầu làng hiện lên như thế nào trong cách nhìn nhận, cảm thụ của nhân vật “tôi”?
- Hai cây phong ở vị trí cao trên làng.
- Như ngọn hải đăng đặt trên núi, như hai cái cột tiêu.
Chúng có gì đặc biệt với nhân vật tôi? Vì sao tôi luôn nhớ về chúng? ( Trở thành hình ảnh ký ức trong tâm hồn).
Hai cây phong trong tâm hồn của n/v điều g
Em thấy tác giả sử dụng nghệ thuật chủ yếu nào? Tác dụng của nghệ thuật đó.
Tacsgiar sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Hình ảnh 2 cây phong còn liên quan đến ai? Điều đó gây ấn tượng như thế nào cho nhân vật tôi?
- Gắn liền với tên tuổi của thầy Đuysen người có công xây dựng ngôi trường đầu tiên. Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuysen và cô học trò An tư nai. Thầy giáo gũi gắm ước mơ hy vọng.
Em có cảm nhận gì về nhân vật xưng “ Tôi” trong văn bản?
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
Hai cây phong: Khổng lồ, cao ngất, ríu rít tiếng chim, tiếng trẻ nô đùa
-> Người bạn thân thiết, bao dung gắn bó với lũ trẻ.
- Từ ngọn phong nhìn xuống toàn cảnh quê hương mênh mông quyến rũ, bí ẩn, đầy màu sắc huyền ảo, bí ẩn.
=> Đậm chất hội hoạ.
3. Hai cây Phong trong cái nhìn và cảm nhận của nhân vật tôi.
Hai cây phong: Gắn liền với những kỉ niệm thơ ấu mà tôi trân trọng và nâng niu.
- Liên quan đến nghề hoạ sĩ.
- Biểu hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ làng của người con xa quê. ( Những lần về quê, nhanh chóng đến để nhìn ngắm say sưa)
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá-> 2 cây phong thật có hồn, sinh động, phong phú gần gũi.
Gắn liền với tên tuổi của thầy đuy –sen
->Có tâm hồn nhạy cảm giàu cảm xúc ,yêu quê hương da diết 
.
 Hoạt động 2: IV/- Tổng kết.(5p’)
Em có nhận xét gì về sự kết hợp các yếu tố miêu tả, kể chuyện và biểu cảm trong văn bản? Với văn bản này 2 cây phong dưới ngòi bút của Aimtốp hiện lên như thế nào? Em có đc tình cảm gì khi đọc xong văn bản này?
Ghi nhớ SGK
E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. 
1. Củng cố phần KT-KN:(2p’) 
- Nhận xét về cảnh kể chuyện của tác giả?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:(2p’) 
- Nắm kĩ nội dung văn bản, nắm ghi nhớ.
	- Chọn trong bài 1 đoạn khoảng 10 dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc. 
- Nắm kĩ văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
3. Đánh giá chung về buổi học:(1p’)
..
4. Rút kinh nghiệm:
..... 
Ngày Soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 35, 36:
VIẾT BÀI SỐ 2
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1/. Kiến thức:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2/. Kĩ năng:
- Diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3/. Thái độ:
- Giáo dục tin thần tự giác trong làm bài.
 II. Nâng cao,mở rộng:
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn bài: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Trò: Xem lại kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
C. Phương pháp& ktdh:
	- Viết bài vào vở, tự luận.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (1p’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Triển khai bài mới:
Hoạt đông 1: I/.Ra đề:
	GV: Ghi đề lên bảng:
Đề: “ Kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy (cô)giáo buồn . 
Hoạt đông 2: II/.Viết bài:( 87p’)
+ Yêu cầu: - HS xác định đúng kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.Kể về một lần mắc khuyết điểm :nói chuyện riêng, không làm bài tập, vô lễ, nói leo ,nghịch 
	 - Xác định đúng ngôi kể ( Xưng tôi).
+ Đáp án, biểu điểm.
 I/. Mở bài.(1.5)
- Giới thiệu khái quát câu chuyện .
- Thời gian xảy ra câu chuyện 
 II/. Thân bài(7)
Diễn biến câu chuyện 
	+ Mắc lỗi gì (điểm kém, không làm bài tập, ..)	
 +Diễn biến như thế nào .?(thời gian nào ,môn gì )
	+ Thái độ bản thân sau khi mắc phải khuyết điểm (ân hận, dằn vặt )
 +Gặp thầy cô xin lỗi 
III/. Kết bài.(1.5)
Câu chuyện đó đến nay vẫn còn nhớ mãi 
- Rút ra bài học cho bản thân 
+ Biểu điểm:
+ Điểm 9, 10: - Xác định đúng kiểu bài tự sự, có sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
	- Dùng đúng ngôi kể, ghi lại câu chuyện xúc động, tình cảm chân thành, nội dung kể hoàn chỉnh.
	- Văn viết trôi chảy, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
+ Điểm 7, 8: Trình bày khá đầy đủ những yêu cầu đề ra ( Có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ). Văn viết khá trôi chảy, mạch lạc, vấp ít lỗi về dùng từ, đặt câu.
+ Điểm 5, 6: Biết cách kể chuyện, có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm song diễn đạt chưa trôi chảy, còn sai chính tả.
Điểm 3, 4: Kể còn lan man, chưa xác định đúng yêu cầu của đề. Văn viết lủng cũng, sai nhiều chính tả.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. (2/)
1. Củng cố phần KT-KN: 
	-Văn tự sự có những đặc điểm gì?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:
- Ôn lại lí thuyết văn tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Xem lại các biện pháp tu từ đã học. 
- Xem trước bài “ Nói quá”.
- Sưu tầm chuyện trạng Vĩnh Hoàng.
- Sưu tầm chuyện nói khoác.
3. Đánh giá chung về buổi học:
- GV nhận xét giờ kiểm tra ( Thu bài - nhận xét ).
.............................................
4. Rút kinh nghiệm:
....
Tuần 10
Ngày Soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 37
NÓI QUÁ
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và giá trị biểu cảm của “ Nói quá” trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn bản và giao tiếp.
3. Thái độ:
- Sử dụng đúng nói quá trong từng văn bản cụ thể.
II. Nâng cao,mở rộng:
B. Chuẩn bị:
1. Thầy:Soạn giáo án.
2. Trò: Học bài củ, xem trước bài mới
C. Phương pháp& ktdh:
	- Thuyết trình, nêu, giải quyết vấn đề
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:( 5p’)
- Em hãy nhắc lại những biện pháp tu từ đã học ở lớp 6, 7?
3. Triển khai bài mới:( 1p’)
ĐVĐ: Như vậy, ở lớp 6, 7 các em đã được học một số biện pháp tu từ như: so sánh nhân hoá, điệp ngữ....Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một biện pháp tu từ mới là: Nói qua. Vậy nói qua là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hàng ngày? 
 Hoạt động 1: I/ - Nói quá và tác dụng của nói quá.(14p’).
Cho HS đọc kĩ ví dụ sách giáo khoa.
Nói “ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” có qua sự thật không?
Thực chất của mấy câu này nhằm nói lên điều gì? - Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn.
- Mồ hôi ướt đẫm.
Em thử nhận xét 2 cách nói trên?( cách nói trong ca dao sinh động, gây ấn tượng hơn.)
Qua đó em thử nêu tác dụng của nói quá?
HS đọc to rõ ghi nhớ
1/ Ví dụ: SGK
2 Nhận xét:
Đêm tháng 5 ngắn, ngày tháng 10 ngắn 
-mồ hôi ướt đẩm 
=>Cách nói đó sinh động gây ấn tượng hơn 
3/ Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: II/ - Luyện tập:
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa:
a). “ Sỏi đá thành cơm”=> Sức mạnh, nhiệt tình lao động.
b). “ Đi lên đến tận trời”=> ý chí quyết tâm của con người.
c). “ Thét ra lữa”=> Hung dữ ( kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác).
Em hãy trình bày cách hiểu của em về các thành ngữ, sau đó điền vào ô trống.
Đặt câu với các thành ngữ đã cho ở bài tập 3 và phân biệt các biện pháp tu từ nói qua với nói khoác.
Học sinh tìm một số thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá theo mẩu ơ SGK?
Bài Tập 1:( 20p’)
Bài tập 2:
a). Chó ăn đá.......
b). Bầm gan tím ruột.....
c). Ruột để ngoài da.
d). Nở từng khúc ruột.
đ). Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3, 6:
Bài tập 4:
E.Tổng kết-Rút kinh nghiệm. 
1. Củng cố phần KT-KN: ( 2p’)
- Nói quá là gì? 
- Thử lấy ví dụ về nói quá?
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:( 2p’)
- Nắm kĩ ghi nhớ sách giáo khoa và làm lại bài tập 3, 6..
- Làm tiếp bài tập 4.	 
- Xem lại những tác phẩm truyện kí đã học, soạn bài mới.Lập bảng thống kê truyện ký đã học ở lớp 8
3. Đánh giá chung về buổi học:( 1p’)
.
4. Rút kinh nghiêm:
.......
Ngày Soạn:
Ngày dạy:
Tiết 38
	ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Cũng cố hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam được học ở lớp 8..
2. Kĩ năng:
- Tự phân tích đánh giá, so sánh đối chiếu cảm thụ.
3. Thái độ:
-Ý thức tự học, tình yêu v/c nghệ thuật.
	II. Nâng cao,mở rộng:
	- Đặc điẻm truyện ký Việt Nam
B. Chuẩn bị:
1. Thầy:Soạn giáo án.
2. Trò: Học bài củ, xem trước bài mới
C. Phương pháp& ktdh:
	- Vấn đáp,Tổ chức h/s tiếp nhận tác phẩm văn học trong giờ học văn D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh )
3. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: I/ - Lập bảng hệ thống các văn bản truyện kí đã học ở lớp 8.(13p’)
HS đã chuẩn bị kĩ ở nhà.
GV gọi một HS trình bày phần chuẩn bị của mình theo từng n

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12674472.doc