Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I (Bản 3 cột)

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

- 1 nhóm chuẩn bị video về cách đối xử cảu con cái đối với cha mẹ trong thời kì hiện đại

-> Bạn có suy nghĩ gì khi xem đoạn clip trên?

-> GV dẫn vào bài: Trong cuộc đời mỗi con người, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải khi nào người ta cũng ý thức được điều đó . Dường như chỉ đến khi lầm lỗi ta mới nhận ra. Văn bản "Mẹ tôi "sẽ cho chúng ta một bài học như thế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)

 

doc78 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ học, bạn sắp xếp các ý như sau :
GV : Treo bảng phụ - hs đọc 
- Lí do nghỉ học, Quốc hiệu, Tên đơn, Họ và tên - địạ chỉ, Cám ơn, Lời hứa, Nơi viết, ngày ..., Kí tên .- Em có nhận xét gì về cách sắp xếp trên? 
GV : Treo bảng phụ ghi trình tự viết một lá đơn đúng theo yêu cầu- hs đọc 
- Em có nhận xét gì về nội dung và trình tự lá đơn ? ( trình tự hợp lí )
GV : Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo 1 trình tự hợp lí được gọi là bố cục .
- Vậy em hiểu bố cục là gì?
Gọi hs đọc đoạn văn 1 SGK- 29
- So sánh văn bản “ếch ngồi đáy giếng” ở SGK Ngữ văn 6 với đoạn văn vừa đọc có gì giống và khác nhau ? 
H : Giống : cùng nội dung . Khác : về hình thức diễn đạt.- Đoạn văn trong sgk có bố cục 2 phần, các ý sắp xếp lộn xộn, không ăn nhập với nhau nên rất khó hiểu .
 Còn đoạn văn trong sgk- ngữ văn 6 có bố cục 3 phần, các ý được sắp xếp 1 cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. 
- So sánh văn bản Lợn cưới áo mới ở sgk Ngữ văn 6 với đoạn văn vừa đọc có gì giống và khác nhau ?
- Theo em nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào ? 
( sắp xếp bố cục 3 phần như trong sách Ngữ văn 6 )
- Mục đích giao tiếp của 2 câu chuyện trên là gì ? ( Phê phán những thói hư, tật xấu của con người : thói kiêu căng, tự phụ và thói khoe của 1 cách lố bịch. )
- Theo em đoạn văn nào dễ tiếp nhận hơn?
- Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì ?
Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB trong văn bản miêu tả và tự sự ? 
- Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không ? vì sao ? ( Mỗi phần đều có những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng )
- Bố cục văn bản thường có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
HS đọc ghi nhớ
HS đọc, nhận xét
Quan sát
Nhận xét
Lắng nghe, quan sát
Phát biểu
- HS đọc
Nhận xét, so sánh
HS đọc đoạn văn 2 – SGK (29 )
Trả lời
VB trong sgk 
Nêu nhiệm vụ 3 phần
Phát biểu
Nhận xét
Đọc
I - Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
1 - Bố cục của văn bản:
VD :
- Trình tự lá đơn lộn xộn
- Trình tự hợp lí : 
- Quốc hiệu, tên đơn,họ và tên, địa chỉ,lí do viết đơn,lời hứa, cám ơn, nơiviết, ngày viết đơn, kí tên
* Bố cục : Là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lí .
2 - Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
- Ví dụ : + Đoạn văn1 sgk ( 29 )
+ Đoạn văn 2 sgk
- Các điều kiện để có một bố cục rành mạch, hợp lí : 
+ Nội dung các phần, các đọan phải thống nhất chặt chẽ với nhau và phải có sự phân biệt rạch ròi .
+ Trình tự sắp đặt phải đạt được mục đích giao tiếp .
3 - Các phần của bố cục:
- Văn bản miêu tả : 
 + MB: Tả khái quát – giới thiệu cảnh .
 + TB: Tả chi tiết
+ KB: Nêu cảm nghĩ
- Văn bản tự sự : 
 + MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 + TB: Kể diễn biến sự việc
 + KB: Kết cục của sự việc
- Bố cục của văn bản: 3 phần : MB, TB, KB.
* Ghi nhớ : SGK ( 30 )
C. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP (5’)
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và làm việc cá nhân
- Hãy ghi lại bố cục của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”
- Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? 
- Có thể kể lại câu chuyện ấy theo 1 bố cục khác được không? ( câu chuyện này có thể kể theo 1 bố cục khác - Ôn tập ngữ văn 7 - 15 )
- Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa ? Vì sao ?
- Theo em có thể bổ sung thêm điều gì ?
Hs đọc yêu cầu BT1-sgk-30
Làm việc
Ghi lại bố cục
Nhận xét
Hs đọc yêu cầu bài tập 3 - (sgk 30,31).
Trả lời
II - Luyện tập :
* Bài 1: HS nêu VD :
- Biết sắp xếp các ý cho rành mạch 
 =>hiệu quả cao.
- Không biết sắp xếp cho hợp lí =>không hiểu .
 * Bài 2:
Bố cục văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” : 
- MB: Giới thiệu nhân vật Tôi, em tôi và việc chia tay.
- TB :
 + H/c gđ, t/c 2 anh em
 + Chia đồ chơi và chia búp bê .
 + Hai anh em chia tay
- KB : + Búp bê không chia tay
3 - Bài 3 : 
- Bố cục ... chưa rành mạch, hợp lí vì :
- Các điểm 1,2,3 ở TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày khái niệm học tốt . Và điểm 4 không phải nói về học tập .
=>TB : 
1. KN học tập trên lớp 2. KN học tập ở nhà 
3. KN học tập trong cuộc sống và tham khảo tài liệu
4. Kết quả học tập đã đạt được nhờ những KN trên .
5. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn .
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (2 phút)
 - Bố cục là gì ? Bố cục gồm có những phần nào? ND từng phần ?
 - Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì ?
Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV.
 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: ( 1 phút)
- Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV.
*Tự rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy: .
Bài 2- Tiết 8 - Tập làm văn :
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói,viết mạch lạc.
3. Thái độ: Có ý thức viết văn mạch lạc.
4. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
* Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
- Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : 
- Soạn giáo án. 
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
2. Học sinh : 
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1 - Ổn định tổ chức : ktss(1 phút)
2 - Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới. 
3 - Bài mới (44’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’)
Chiếu một bài văn hoàn chỉnh, 1 bài văn liên kết rời rạc
Gọi HS nhận xét, phát hiện
-> GV dẫn vào bài: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia, nhưng văn bản cần phải đảm bảo tính liên kết . Vậy làm thế nào để văn bản vẫn được phân chia rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ? Để giải thích vấn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài : Mạch lạc ...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
GV: Mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể . 
- Em hiểu mạch lạc trong văn bản có nghĩa như thế nào ? 
H: Trôi chảy thành dòng, thành mạch, làm cho các phần của văn bản thống nhất lại 
-Vậy văn bản cần phải như thế nào? 
Chủ đề của truyện “ cuộc chia tay của những con búp bê” là gì ?
- Chủ đề ấy có xuyên suốt các chi tiết, sự việc để trôi chảy thành dòng, thành mạch qua các phần, các đoạn của truyện không?
- Các từ ngữ trong truyện có góp phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt ấy không ?
- Các cảnh trong những thời gian, không gian khác nhau có góp phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề không ?
GV : Từ ngữ, sự việc đó là các yếu tố làm cho chủ đề nổi bật. Nói cách khác là chủ đề đã xuyên suốt, thấm sâu vào các yếu tố đó 
- Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào ?
I - Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:
1 - Mạch lạc trong văn bản
-Mạch lạc trong đông y vốn là mạch máu trong cơ thể.
- Mạch lạc trong văn bản: Là sự tiếp nối các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí đi qua khắp các phần trong văn bản
=> văn bản cần phải mạch lạc .
2 - Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc :
- VD : Tìm hiểu tính mạch lạc trong Văn Bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” ?
+ Chủ đề : Cuộc chia tay của 2 anh em Thành –Thuỷ khi cha mẹ li hôn .
=> xuyên suốt 
+ Từ ngữ : Chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa cách, khóc ...
+ Các sự việc : Trong hiện tại - qúa khứ, ở nhà - ở trường .
=> Thống nhất 
- Văn bản có tính mạch lạc là :
+ Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch .
* Ghi nhớ : SGK ( 32 )
C. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP (16’)
* BT 1a : Đọc kĩ văn bản Mẹ tôi .
- Xác định chủ đề của văn bản?
* BT1b- Các từ ngữ, sự việc trong văn bản có phục vụ cho chủ đề ấy không ?
- Văn bản này đã có tính mạch lạc chưa ?
HS đọc văn bản Lão nông và các con .
- Em hãy xác định chủ đề của văn bản ?
- Chủ đề này có xuyên suốt bài thơ không? Hãy chỉ ra sự xuyên suốt đó ?
- Văn bản này có tính mạch lạc chưa ?
Trả lời
II - Luyện tập :
 Bài 1a : Tính mạch lạc trong văn bản “ Mẹ tôi ”
- Chủ đề: ca ngợi hình ảnh người mẹ
- Các từ ngữ: mẹ, con, ngày khai trường, vở, bút, thước...
- Sự việc : ERC thiếu lễ độ với mẹ 
Bố viết thư cảnh báo ERC Hình ảnh người mẹ hi sinh vì con
-> Các từ ngữ, sự việc đều phục vụ cho chủ đề 
=> Văn bản có tính mạch lạc
2- Bài 1b : 
 Lão nông và các con
- Chủ đề : Lao động là vàng
- Chủ đề này xuyên suốt bài thơ làm cho các phần liền mạch với nhau :
 + 2 câu đầu - MB : nêu chủ đề
+ Đoạn giữa ( Kho vàng chôn dưới đất . Kho vàng do sức lđ của con người làm nên : lúa tốt ) - TB: p/triển ý ở chủ đề 
 + 4 câu cuối - Kết bài : Nhấn mạnh chủ đề để khắc sâu .
=> văn bản có tính mạch lạc
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2‘)
Tìm một văn bản tiêu biểu về tính mạch lạc
- GV hệ thống lại kiến thức : Mạch lạc trong văn bản và các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.
Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV.
 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (1 phút)
- Tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đă học.
- Chuẩn bị: Ca dao dân ca “ những câu hát về tình cảm gia đình” .
Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV.
*Tự rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy: 
Bài 3 - Tiết 9 CA DAO, DÂN CA
 Nhưng câu hát về tình cảm Gia đình 
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
-Khái niệm ca dao,dân ca
- Nội dung, ngữ nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
2.Kĩ năng:
-Đọc –hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
-Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ t́nh về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức, tình cảm với những câu ca dao về tình cảm gia đình
4. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
* Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
- Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : 
- Soạn giáo án. 
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
2. Học sinh : 
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
III. Tiến trình tổ chức Dạy - Học:
1- Ổn định tổ chức:( 1 phút)-ktss.
2- Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới. 
3- Bài mới: (44’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
- Nghe nhạc đoán làn điệu dân ca. 
-> GV dẫn vào bài: Ca dao - dân ca “là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao-dân ca VN là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người LĐ. Tâm hồn tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Bài ca tình nghĩa trong kho tàng ca dao- dân ca VN vô cùng phong phú. Trong đó 4 bài ca dao về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ NT.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
G : Hướng dẫn đọc: Giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quí mến đối với người thân.
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
? Em hiểu thế nào là ca dao-dân ca?( chú thích *-sgk)
-HS đọc chú thích sgk.( GV giải nghĩa từ khó) 
? Ca dao-dân ca được sáng tác theo thể thơ nào?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HS đọc bài 1
? Đây là lời của ai nói với ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy? 
H : Là lời mẹ ru con, nói với con.- Dựa vào ND và cách dùng từ : con ơi 
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
? Công lao to lớn ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào? Hãy PT ý nghĩa của hình ảnh ấy ?
G : Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động
? Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì ?
- Ngôn ngữ âm điệu của bài ca dao có gì hay?
H : Dùng ngôn ngữ : Người đọc như thấy được lời ru như dòng sữa của mẹ truyền vào máu thịt, cơ thể người con.
-Đọc bài 4
? Đây là lời của ai, nói với ai? 
H : Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu -lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau 
? Tình cảm anh em thân thương trong bài 4 được diễn tả như thế nào? 
G: 2 câu đầu như 1 định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa. Từ phân định “nào phải” làm rõ nghĩa câu 1. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng chung bác mẹ” nêu rõ tình cảm ruột thịt: cùng huyết thống, sống chung dưới 1 mái nhà, cùng vui buồn có nhau. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng thân” là kết quả của cụm từ “cùng chung bác mẹ”. Là hình ảnh so sánh
? Hình ảnh so sánh có tác dụng gì?
? Bài ca dao nhắn nhủ chúng ta điều gì?
? 2 bài ca dao trên cùng hướng về chủ đề gì?
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao sử dụng?
? Nội dung của 2 bài ca dao đó đề cập đến những tình cảm của ai, đối với ai? 
HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 3: tìm hiểu tổng kết
HS đọc theo hướng dẫn
Giải thích dựa vào chú thích
Trả lời
HS đọc
Trả lời
Nhận xét
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
Trả lời
Đọc bài 4
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
Suy nghĩ, phát biểu
Nêu suy nghĩ, phát biểu
Trả lời
Đọc ghi nhớ
Lắng nghe
Nhắc lại kiến thức
I. Tìm hiểu chung:
1.Đọc:
2.Chú thích: sgk
*. Khái niệm Ca dao - dân ca: SGK (35 )
*Từ khó: sgk
3.Thể loại: thơ lục bát.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1/ Bài1: Là lời mẹ ru con, nói với con
 Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đụng
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
-> Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ và nhắc nhở kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
 Công cha - Núi ngấtt trời 
 Nghĩa mẹ - Nước biển đông
-> Dùng hình ảnh so sánh, ví von quen thuộc của ca dao vừa cụ thể, vừa sụ́ng động.
- Cù lao chín chữ : Cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái
- Dùng ngôn ngữ có âm điệu của lời ru khiến cho nội dung chải chuốt, ngọt ngào. 
2-Bài 4 :
 Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, 1 nhà cùng thân
 Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, 2 thân vui vầy.
- Tình cảm anh em là sự gắn bó thiêng liêng như chân, tay
-Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó,keo sơn, không thể chia cắt 
=> Bài ca là tiếng hát tình cảm về tình anh em yêu thương gắn bó đem lại hạnh phúc cho nhau.
3.Ý nghĩa của hai bài ca dao:
-T́nh cảm đối với ông bà,cha mẹ.anh em và t́nh cảm của ông bà,cha mẹ đối với con cháu luôn là những t́nh cảm sâu nặng,thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
III. Tổng kết: Ghi nhớ- sgk (36 )
1.Nghệ thuật:
-Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng,tăng cấp.
-Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
2.Nội dung: (ghi nhớ-sgk/36)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của 1 trong 2 bài ca dao
Suy nghĩ, viết
IV. Luyện tập
- Viết đoạn
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Em hãy hát một bài hát ru về tình cảm gia đình và cho biết: Ngày nay, những câu ca dao về tình cảm gia đình còn được các nhạc sĩ gửi gắm vào ca từ nữa không? Kể tên một vài bài hát.
Hát
Liên hệ thực tế
Kể tên
 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1‘)
- Học thuộc các bài ca dao đă học.
- Chuẩn bị bài: “ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước”.
 + Đọc văn bản và trả lời phần đọc-hiểu văn bản - Sưu tầm một số bài ca dao,dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
*Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	 
Tiết 10
Những câu hát về tình yêu quê hương - đất nước - con người
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương ,đất nước,con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu và phân tích ca dao,dân ca trữ t́nh.
- Phát hiện và phân tích những h́nh ảnh so sánh,ẩn dụ,những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ t́nh về t́nh yêu quê hương,đất nước,con người.
3. Thái độ : Tình cảm quê hương, đất nước và con người.
4. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
* Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
- Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : 
- Soạn giáo án. 
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa
2. Học sinh : 
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
1- Ổn đinh tổ chức: ( 1phút)-ktss. 
2- Kiểm tra bài cũ:)Lồng ghép trong bài mới. 
3- Bài mới: (44’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 3 phút)
- Gv trình chiếu 8 bài ca dao, dân ca.
 Yêu cầu: HS đọc và phân loại các bài ca dao, dân ca trên vào 3 nhóm: ca dao dân ca về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước.
- GV nhận xét phần thi của từng nhóm ->chốt đáp án.
->GV dẫn vào bài: Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao - dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn đạt riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Tiết học này sẽ giới thiệu với chúng ta 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- HS làm theo nhóm 4 HS (2’)
- Hình thức: Thi xem nhóm nào phân loại nhanh nhất. 
- Các nhóm trình bày vào bảng phụ.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 25 phút)
*Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
GV : Hướng dẫn đọc : giọng ấm áp, tươi vui, biểu hiện tình cảm thiết tha, gắn bó.
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
HS đọc chú thích.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết VB
-Gọi 1hs nam, 1hs nữ đọc bài ca dao 1.
- Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào : a,b,c,d – sgk-39 ? 
H : b- Bài ca có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao- dân ca.
? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp ?
? Vì sao, chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi - đáp? 
G : Hỏi - đáp về... là hình thức để đôi bên thử sức, thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. 
HS đọc 2 câu thơ đầu bài 4.
?Hai dòng thơ đầu có gì đặc biệt về từ ngữ ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng và ý nghĩa gì ?
G : Hai dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt về từ ngữ : 
+ Phần đầu của 2 câu đầu, các điệp từ, đảo ngữ ở đây như muốn thể hiện, đứng ở phía nào nhìn, ngắm cũng thấy cánh đồng rộng lớn mênh mông. 
+ Phần cuối của 2 câu đầu, tác giả đảo lại nhóm từ “mênh mông... – bát ngát...” để thể hiện cảm xúc dạt dào trước không gian bao la.)
HS đọc 2 câu cuối.
? Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu cuối bài ?
G : Hình ảnh so sánh cô gái dưới ánh nắng ban mai được miêu tả như “chẽn lúa đòng đòng”là lúa mới trổ bông, hạt còn ngậm sữa, gợi sự....
- Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? 
H : Lời của cô gái đi thăm đồng bày tỏ tình yêu ruộng đồng. Cũng có thể là lời của chàng trai muốn bày tỏ tình cảm với

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam moi chuan_12764500.doc