Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 5

Tiết 20

Tập làm văn

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: - Học sinh được ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự , tích hợp với các văn bản tự sự đã học

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.

3. Thái độ: - Có ý thức sửa lỗi và tự hoàn chỉnh cách viết văn của mình.

B. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu, khuyết điểm bài viết của học sinh.

- Học sinh : xem lại cách làm bài văn tự sự.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Tiết 17 Tiếng Việt: 
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng: - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
3. Thái độ: - Thêm tự hào về sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ TV trên khắp mọi miền tổ quốc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên :Soạn bài;sưu tầm một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
-Học sinh sưu tầm từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: 
1.Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? tác dụng?
2.Đặt câu có sử dụng từ tượng thanh .
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ địa phương.
-Gọi học sinh đọc ví dụ , chú ý các từ in đậm.
? bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn 
?Tại sao.
? Trong ba từ trên, những từ nào được gọi là từ địa phương 
? Tại sao .
- Giáo viên giải thích:từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi.
? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ địa phương mà em biết 
? Vậy em thấy thế nào là từ ngữ địa phương 
- Cho học sinh đọc ghi nhớ 
-Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao.
Từ “ngô” là từ toàn dân .
Hai từ ''bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương . --vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hoá.
- Học sinh nghe, nhận biết.
- Học sinh khái quát.
-Học sinh đọc ghi nhớ .
I. Từ ngữ địa phương: 
1.Ví dụ :
2. Nhận xét:
Từ “ngô” là từ toàn dân .
Hai từ ''bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương . 
Từ toàn dân
Từ địa phương
lợn
heo
ổi
ủi
3. Kết luận:
*Ghi nhớ (SGK )
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu biệt ngữ xã hội.
-Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK .
?Tại sao tác giả dùng hai từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng
? Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu.
?Các từ “ngỗng”, “trúng tủ”có nghĩa là gì.
? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này.
*Các từ:mợ ,ngỗng ,trúng tủ là những biệt ngữ xã hội. 
?Vậy em hiểu biệt ngữ xã hội là gì.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ 
? Tìm những từ tầng lớp vua quan phong kiến thường dùng.
Cho h/s thảo luận câu hỏi.
-Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật, dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp (hai người cùng tầng lớp xã hội )
-Tầng lớp trung lưu thường sử dụng các từ này .
-“ngỗng”:điểm 2
-“trúng tủ”: đúng phần đã học thuộc lòng.
- Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ này.
HS trảlời kháI quát
HS đọc ghi nhớ
trẫm (cách xưng hô của vua); khanh (cách vua gọi các quan) long sàng (giường vua); ngự thiện (vua dùng bữa)
II. Biệt ngữ xã hội :
1.Ví dụ :
2. Nhận xét: 
mẹ để miêu tả những suy nghĩ
từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp 
3. Kết luận:
*Ghi nhớ: SGK tr57
Hoạt động 4: HD tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần lưu ý điều gì? Tại sao.
? Trong tác phẩm văn thơ, các tác giả có thể sử dụng lớp từ này, vậy chúng có tác dụng gì.
? có nên sử dụng lớp từ này 1 cách tuỳ tiện không? Tại sao.
* Không nên lạm dụng
? Lấy VD những câu thơ văn, lời nói có sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội mà em biết.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Nhấn mạnh ghi nhớ
+ Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp (Người đối thoại, người đọc); tình huống giao tiếp (nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật); hoàn cảnh giao tiếp (thời đại đang sống, môi trường học tập, công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi
- Dân chợ búa: Hôm nay tôi kiếm được 1 lít (100 000đ) đấy.
- Chuyện vui: Cô gái đi xe va vào đâu đất(mô); gẫy mấy cái sao (răng) kia cả cái mông (tê) Tránh sử dụng (sai) do hiểu sai.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 1-Ví dụ:
2-Nhận xét:
-Khi sử dụng cần lưu ý :đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
-Trong văn thơ, tác giả coa thể sử dụng lớp từ nàyđể tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
+ Không nên lạm dụng 
* Ghi nhớ: 
Hoạt động 5: Luyện tập
? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết, nêu từ ngữ địa phương tương ứng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giữa các đội
- Giáo viên đánh giá tuyên dương đội làm tốt.
? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó.
Hoạt động 6: Hướng dẫn – củng cố,
IV. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Nghệ Tĩnh:
+ nhút: 1 loại dưa muối
+ chộ: thấy
+ chẻo: 1 loại nước chấm
+ tắc: 1 loại quả họ quít
+ ngái: xa
- Nam Bộ:
+nón: mũ, nón
+vườn: vườn, miệt vườn 
+ thơm: quả dứa
+ chén: cái bát
+ ghe: thuyền 
+ mận: quả doi
+ trái: quả
+ cá lóc: cá quả
+ vô: vào
- Thừa Thiên - Huế:
+ đào: quả doi
+ mè: vừng
+ Sương: gánh
+ bọc: cái túi áo
+ tô: cái bát
2. Bài tập 2
- Sao cậu hay học gạo thế? (học thuộc lòng một cách máy móc)
- Phải học đều, không nên học tủ mà nguy đấy (đoán mò 1 số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì đến các bài khác)
- Nói làm gì với dân phe phẩy (mua bán bất hợp pháp)
- Nó đẩy con xe ấy rồi. (bán)
3. Bài tập 3:
a(+); b(-); c(-); d(-); e(-); g(-)
4. Củng cố: 
- Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ của bài; xem trước bài ''Trợ từ, thán từ''
- Làm bài tập 4, 5 tr59 - SGK
-Soạn bài “Tóm tắt văn bản tự sự ”theo hướng dẫn sgk. Đọc lại văn bản “Sơn tinh Thuỷ tinh” - Ngữ văn 6,tập 1.
*********************************************
Tiết 18 Tập làm văn : 
Tóm tắt văn bản tự sự 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp nói chung.
3. Thái độ: - Có ý thức đọc – tóm lược văn bản trong mục đích giao tiếp, học tập
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên : Soạn bài ,sách tham khảo. 
- Học sinh: Soạn bài , đọc lại văn bản ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...( lớp 6).
C:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ:
? tác dụng của việc liên kết đoạn văn.
? Có mấy cách liên kết đoạn văn? Giải bài tập 3 (SGK - tr55)
? Kể ngắn gọn truyện ''Sơn tinh, thuỷ tinh''
3. Bài mới:
Họat động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Em hãy kể tên các văn bản tự sự đã học.
? Hiểu như thế nào về văn bản tự sự?
? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự.
? Ngoài ra tác phẩm tự sự còn có những yếu tố nào khác.
? Khi tóm tắt cần dựa vào những yếu tố nào là chính.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập mục I.2 trong SGK (tr60)
- Giáo viên phân tích qua ví dụ ''Sơn tinh, Thuỷ tinh''
? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
- Cho h/s đọc ý 1 ghi nhớ
? Nội dung đoạn văn trên nói về văn bản nào.
? tại sao em biết được điều đó.
? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của văn bản.
? Vậy em hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt 
- Gọi học sinh đọc ý 2 của ghi nhớ
? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào.
* Đọc kỹ văn bản
* Chọn sự việc và nhân vật chính
* Sắp xếp cốt truyện tóm tắt tác phẩm 1 cách hợp lý
* viết văn bản tóm tắt 
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ ( ý 3)
- Đọc toàn bộ ghi nhớ
G v chốt lại nội dung cần ghi nhớ.
- Học sinh kể tên
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- Văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các mặt, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố chi tiết phụ khác sinh động.
- Những yếu tố quan trọng nhất: sự việc và nhân vật chính(cốt truyện và nhân vật chính)
- Những yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết phụ...
- Học sinh thảo luận theo nhóm (1 bàn)
+ Đáp án : b
Học sinh đọc ghi nhớ.
- Nói về văn bản ''Sơn tinh, Thuỷ tinh''
- biết được nhờ vào các nhân vật chính và sự việc chính và các chi tiết tiêu biểu
- Học sinh thảo luận nhóm (bàn)
*Phần tóm tắt đã nêu được các nhân vật và sự việc chính.
- Khác:
+ nguyên văn truyện dài hơn
+ Số lượng nhân vật và và các chi tiết trong truyện nhiều hơn
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn
văn bản tóm tắt bảo đảm đúng mục đích ,yêucầu tóm tắt, trung thành với văn bản, có tính hoàn chỉnh và cân đối.
Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* Dựa vào sự việc và nhân vật chính để tóm tắt.
*ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự bằng lời văn của mình.
3. Kết luận:
 *Ghi nhớ
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự 
a) Yêu cầu;
1. Ví dụ 
- văn bản ''Sơn tinh, Thuỷ tinh''
- các nhân vật chính và sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu
2. Nhận xét:
3. Kết luận
*Ghi nhớ SGK 
Học sinh đọc ghi nhớ
b) Các bước tóm tắt 
- Học sinh trao đổi thảo luận nhóm, phát biểu:
+ Bước 1: đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó
+ Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính
+ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo 1 trình tự hợp lý
+ bước 4: viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
 IV. Củng cố: 
? Bài học hôm nay cần nắm mấy nội dung, đó là những nội dung nào?
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc 3 ý trong ghi nhớ?
- Chuẩn bị phần: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự .Chuẩn bị kiểm tra.
	*********************************************
Tiết 19 	Ngày :
 	Tập làm văn: 
luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Tích hợp với các văn bản văn và các kiến thức về tiếng Việt đã học.
3. Thái độ: - Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Thực hiện yêu cầu tiết luyện tập.
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt là gì.
G/v treo bảng phụ ghi sẵn bài tập. Cho học sinh lên bảng làm bài.
? Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí.
A.Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí.
B.Lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
C.Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
D.Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm để nắm chắc nội dung của nó.
 3.Bài mới:
Họat động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
-Sai chính tả:chí thức, lắm tay,trắc có lẽ,đứng nên,con đường nàng,nộng lẫy
-Dùng từ sai;cảnh quang,
-Câu văn chưa rõ ý:Để dự buổi lễ khai trường đầy bỡ ngỡ của những cô cậu học trò như chúng tôi.
-Lỗi diễn đạt:Như ngày đó là một ngày cuối cùng mà tôi nhìn thấy những con chim nhỏ bé mà ngày xưa tôi lỡ bắn chết cha, mẹ chúng nó.
-Sai chính tả :núc em đi, ngịch ngợm, cây tre bóng mát,no sợ...
-Câu văn dài lan man: Hàng năm cứ vào cuối thu lòng tôi mơn man nhớ về buổi tựu trường mà ngày ấy mẹ tôi đưa tôi đi học trên con đường làng ngày ấy lúc tôi đi qua cổng làng lòng tôi rất háo hức.
GV nêu yêu cầu của BT 2
Nêu yêu cầu đối với HS
Đọc một số bài văn hay 
- Học sinh làm bài tập 1 SGK - tr63
Học sinh thảo luận nhóm sắp xếp theo thứ tự hợp lí và trình bày.
- Học sinh viết bản tóm tắt 
- Học sinh trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc (2 hoặc 3 học sinh cùng bàn)
- Học sinh đọc bản tóm tắt 
- Học sinh khác nhận xét
- Nhân vật chính là chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu
- Đây là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình); các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
1. Bài tập 1 
- Bản tóm tắt đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính nhưng trình tự còn lộn xộn, thiếu mạch lạc, vì thế muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các sự việc.
 b Lão Hạc có 1 người con trai, 1 mảnh vườn và 1 con chó vàng.
 a. Con trai lão đi đồn điền cao su lão chỉ còn lại cậu Vàng, lão làm thuê kiếm sống nhưng rồi bị ốm nặng.
 d. Vì muốn giữ vườn cho con lão phải bán chó lão buồn bã đau xót
 c Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
 e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó
 i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
 h.- Lão bỗng nhiên chết cái chết dữ dội
g. kả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
2. Bài tập 2 
- Nhân vật chính là chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu
- Học sinh viết phần tóm tắt:
 Anh Dậu bị ốm nặng run rẩy chưa kịp húp được ít cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo. Anh Dậu bất tỉnh, chúng còn mỉa mai. Chị Dậu nhẫn nhịn nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ chồng chị và cả bản thân chị thì chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu không cân sức cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị -> khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ.
3. Bài tập 3:
- Đây là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình); các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. 
4. Củng cố:
 Viết đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch để triển khai câu chủ đề sau: Mùa đông đã về.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Xem lại cách viết văn bản tự sự, học tập cách viết văn bản tự sự qua các văn bản tự sự đã học.
- Tiếp tục chữa lỗi trong bài
- Xem trước bài "Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ''.
***************************************
Tiết 20 	 
Tập làm văn 
trả bài tập làm văn số 1 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Học sinh được ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự , tích hợp với các văn bản tự sự đã học
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.
3. Thái độ: - Có ý thức sửa lỗi và tự hoàn chỉnh cách viết văn của mình.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu, khuyết điểm bài viết của học sinh.
- Học sinh : xem lại cách làm bài văn tự sự.
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: không .
3. Trả bài-nhận xét.
1. Đề bài Học sinh nhắc lại đề bài.
(Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình)
2. Yêu cầu:
Y/c HS nhắc lại những yêu cầu của đề
- Thể loại: Văn tự sự
- Nội dung: những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.
- Ngôi kể: Ngôi I.
- Phương pháp: 4 bước: 	+ Tìm hiểu đề
+ Lập ý 
+ lập dàn ý
+ Viết bài
+ Chỉnh sửa
3.Lập ý và lập dàn ý của bài văn
- Lập ý:	-	Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; 
Khi đi trên đường đến trường;
Khi đứng trên sân trường; 
Khi xếp hàng cùng các bạn; 
Khi nhận thày giáo chủ nhiệm;
Khi vào lớp; 
Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên:
 Giáo viên gọi học sinh trình bày dàn bài đã chuẩn bị . 
 Giáo viên nhận xét-Đưa dàn bài tham khảo như viết bài 
a. Mở bài :
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
b. Thân bài :
- Những kỉ niệm có thể kể lại( Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo (cô giáo) chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên.)
- Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự:
+ Thời gian, không gian.
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài :
- Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học. 
4. Nhận xét 
a. Ưu điểm : 
- Biết viết bài văn tự sự xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Đa số học sinh đã viết đúng chủ đề của bài: Tôi đi học
- Bố cục của bài có đủ 3 phần: MB, TB, KB. Trong kết cấu 3 phần đã thể hiện rõ tính thống nhất về chủ đề của văn bản , các phần có mối quan hệ chặt chẽ làm rõ chủ đề'' Tôi đi học''. Các sự việc, chi tiết hướng vào chủ đề.
- Cách xây dựng đoạn văn khá tốt: mỗi đoạn trình bày 1 ý hoàn chỉnh
- Cách diễn đạt mạch lạc
- Các bài làm tốt: Thuý, Thảo, NHường (8A); Thắng (8B)...
b. Nhược điểm :
* Chủ đề: có bài lạc sang kể một kỉ niệm: Tuấn, Tùng (8B) 
* Bố cục: có bài bố cục chưa hợp lý, gắn 1 phần của TB sang phần MB: Yếu tố biểu cảm chưa rõ, kể lan man không rõ chủ đề, không nêu được chủ đề ở mở bài:
* Xây dựng đoạn văn : Phần TB tách đoạn chưa hợp lý, thường gộp cả vào thành một đoạn, có thể phân ra:
-Trên đường đến trường.
-Khi ở trên sân trường.
-Khi nghe gọi tên, vào lớp.
-Khi ngồi trong lớp, học tiết học đầu tiên.
* Tính liên kết : Các phần các đoạn đã liên kết chưa chặt chẽ, phần KB chưa có từ ngữ mang tính khái quát.
* Hành văn: Có bài dùng từ chưa nhất quán ''em'' ''tôi'' , lủng củng, sơ sài, sai lỗi chấm câu, chính tả:viết tắt bừa bãi: Tuấn, Công, Tùng (8B). 
5. Chữa lỗi trong bài: ví dụ:
Lỗi sai
Sửa lại
-Sai chính tả:chí thức, lắm tay,trắc có lẽ,đứng nên,con đường nàng, nộng lẫy, núc em đi, ngịch ngợm, cây tre bóng mát, no sợ...
-Dùng từ sai;cảnh quang,
-Câu văn chưa rõ ý:Để dự buổi lễ khai trường đầy bỡ ngỡ của những cô cậu học trò như chúng tôi.
-Lỗi diễn đạt:Như ngày đó là một ngày cuối cùng mà tôi nhìn thấy những con chim nhỏ bé mà ngày xưa tôi lỡ bắn chết cha, mẹ chúng nó.
GV cho học sinh sửa lại .
trí thức,nắm tay,chắc có lẽ,đứng lên,con đường làng,lộng lẫy.,lúc em đi, nghịch ngợm,cây che bóng mát,lo sợ...
- cảnh quan.
GV cho học sinh thảo luận cách sửa .
Gọi đại diện lên viết lại các câu đã sửa.
6. Đọc một số bài văn hay 
- Đọc bài của : Thuý, yến (8A), Thắng (8B)
7. Kết quả kiểm tra. 
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Đạt
8A
8B
4. Củng cố: Nhắc nhở HS làm bài tốt hơn
 	Gọi điểm
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Xem lại cách viết văn bản tự sự, học tập cách viết văn bản tự sự qua các văn bản tự sự đã học.
- Tiếp tục chữa lỗi trong bài
- Xem trước bài "Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ''.
Ngày tháng năm 2010
Kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Thuỷ

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc