Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 33

 Tiết : 130

 Tiếng Việt: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức TV học kì II.

2. Kĩ năng: Tăng khả năng sử dụng TV trong giao tiếp.

3. Thái độ: Thêm trân trọng và yêu mến tiếng nói dân tộc

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án

 - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33	
Tiết 129: Văn học 	
Trả bài kiểm tra văn
 A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học ( nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật các văn bản tác phẩm văn học, chưa kiểm tra các văn bản nhật dụng) đã học ở học kì II lớp 8.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa lỗi của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự học.
 B. Chuẩn bị :
 1.Thầy : Bài kiểm tra đã chấm.
 2. Trò : Học ôn lại kiến thức.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 3. Bài mới : Hđ 1: Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài ( trong tiết KT 113)
 Đề : ( Trong tiết KT 113)
 I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
1b, 2c, 3a
Ngắm trăng
Đi đường
Đúng
Tự do thưởng ngoạn, tìm hiểu, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần.
II. Phần Tự luận:
Câu 1: 3đ
Tư tưởng nhân nghĩa của NT trong hai câu văn trên có sự tiếp thu và thay đổi so với Nho giáo: lấy nhân dân, dân tộc làm gốc. – 1đ 
Nhân nghĩa là yên dân, muốn yên dân phải trừ bạo ngược để cuộc sống của nhân dân được yên ổn, hòa bình. – 2đ
Câu 2: 5đ
1. yêu cầu: hình thức – viết đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch.
Nội dung luận điểm: “Trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở khu rừng Pắc Bó, ta vẫn thấy được phong thái ung dung và niềm vui của Bác”.
2. Triển khai: Tìm dẫn chứng trong văn bản “TCPB”, đưa ra những lời nhận xét đánh giá. Sắp xếp theo trình tự hợp lý.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn gian khổ.
+ Con người hòa hợp với thiên nhiên với phong thái ung dung, tư thế đường hoàng.
+ Tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh
3. Biểu điểm:
- 4 – 5: Đảm bảo diễn đạt tốt, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2, 5 – 3,5: Đảm bảo thể hiện được luận điểm, biết cách triển khai, còn lỗi lập luận, chính tả
0 – 2đ: Thiếu hoặc không đảm bảo luận cứ, hệ thống lập luận thiếu hợp lý, mắc lỗi nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Hđ 2: Gv nhận xét chung về tình hình bài làm của lớp : ưu, nhược điểm chính các mặt nội dung và hình thức.
 1. Nội dung : 
 a. Ưu điểm :- Nhiều em hiểu bài sâu bài làm tốt : Hường, Thúy, ánh, Yến (8C); Huệ (8D)  
 - Bài tự luận đi đúng kiểu bài, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
 b. Nhược : - Một số em chưa đọc kĩ đề bài "bài làm chưa đầy đủ: Đông, Minh, Tùng (8B)
 - Các câu trắc nghiệm còn xác định nhầm: Hairb, Tùng, Minh (8B) 
 - Câu tự luận làm còn chưa đầy đủ , một số chỉ viết chống đối,bài làm còn sơ sài, lý lẽ , dẫn chứng hời hợt, không sâu sắc, không thuyết phục: Tuấn, Cúc, Thoa, Đông (8B) 
 2. Hình thức : 
 a. Ưu điểm : - Đa số các em trình bày sạch sẽ, chữ viết sáng đẹp: Hường, Hưng, Kiên, Thúy, Hường, Yến...
 - Câu tự luận trình bày đủ và rõ ràng hơn.
 b. Nhược điểm :- Nhiều bài trình bày chưa sac đẹp, chữ viết xấu ( Công, Tùng, Tuấn...)
 - Câu tự luận chưa có bố cục rõ ràng .
 - ý thức tự giác và tích cực trong làm bài chưa cao.
 - Nhiều em chưa hoàn thành bài viết .
Hđ 3: Chữa một số lỗi tiêu biểu các loại:
 1. Chính tả : Sứng "Xứng . Chiều đại " Triều đại
 Diêng " Riêng Nhĩa " Nghĩa
 2. Dùng từ : 
 - Cho thấy ( Kiên); Thế vậy (Sơn)
 3. Câu :
- Bài cáo này đã viết nên những từ nằm trong bài cáo Bình Ngô Đại Cáo. ( Tùng ).
 Hđ 4: Gv cùng hs đọc bình một số bài, đoạn văn có những ưu điểm về từng mặt.
Đọc bài: ánh.
Thống kê điểm kiểm tra : 
Lớp
Sĩ số
>8
7.9 - 7
6,5 - 5
<5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
8C
8D
4. Củng cố:
Gv trả bài.
 Gọi điểm.
Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn:
 - Ôn lại kiến thức liên quan.
 - Soạn kĩ tiết ôn tập.
 - Chuẩn bị giờ sau tổng kết phần văn.
**********************************************
 Tiết :	 130	
	Tiếng Việt:	Kiểm tra Tiếng Việt A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức TV học kì II. 
2. Kĩ năng: Tăng khả năng sử dụng TV trong giao tiếp.
3. Thái độ: Thêm trân trọng và yêu mến tiếng nói dân tộc
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ :Không
 3. Bài mới :
 Ma trận:
Mức độ
Phạm vi
kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Kiểu câu
0.5
(C1a,2)
1.5
(C1,2)
0.25
(C1b)
1.5
(C1,2)
2
(C,2)
1
(C2)
Hành động nói
0.5
(C1)
0, 5
(C3)
0.5
(C1)
1
(C1)
Hội thoại
0,25
(C4)
Lựa chọn trật tự từ trong câu
0.5
(C5,6)
Tổng
3.25
2.75
3
1
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Đọc đoạn trích sau:
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
a. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu nào?	
b. Dấu hiệu hình thức nào giúp ta nhận biết được kiểu câu đó?	
Câu 2: Trong các trường hợp sau, đâu là dấu hiệu của câu nghi vấn.
A. Sử dụng từ ngữ như: hay, hả, gì, gì, sao. 
B. Sử dụng từ ngữ như: hãy, đừng, chớ. 
C. Thường sử dụng những từ ngữ: không, chưa, chẳng
D. Thường có những từ ngữ: ôi, trời ơi, than ôi, thay.
Câu 3: Hãy nỗi cột A và cột B sao cho phù hợp giữa hành động nói với cách thực hiện hành động nói của câu:
A. Cách thực hiện
B. Hành động nói
a. Cách dùng trực tiếp.
1.Hành động nói được thực hiện bằng kiều câu có chức năng của kiểu câu khác.
b. Cách dùng gián tiếp
2.Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với mỗi hành động đó.
Câu 4. Điền từ ngữ chính xác để hoàn thiện khái niệm về hội thoại: “.là vị trí xã hội của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.”
Câu 5: Lựa chọn trật tự từ thích hợp với hoàn cảnh và yêu cầu giao tiếp sẽ đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai.
Câu 6: Trong những nhận định sau, nhận định nào không đúng với vai trò của việc lựa chọn trật tự từ.
Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, hiện tượng.
Thể hiện đúng hoàn cảnh giao tiếp.
Liên kết câu trong văn bản.
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
II. Phần tự luận:
Câu 1(3đ) Đọc đoạn trích và xác định kiểu câu, hành động nói và cách dùng của các câu trong đoạn trích sau:
Chị Dậu run run: 
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất
Câu 2: (5đ). Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về chân lý độc lập mà Nguyễn Trãi trình bày trong văn bản “Nước Đại Việt ta” – trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi.
B. Đáp án – biểu điểm:
Phần trắc nghiệm: 0,25 đ/1 đáp án.
Câu 1: a. Câu cảm thán; b. Dấu hiệu: dấu chấm than và từ “mà sao”
Câu 2: A	Câu 3: a.2; b.1	câu 4: Vai xã hội	câu 5: Đúng 	câu 6: B
Phần tự luận:
Câu 1: 0,25đ/1đáp án. 
Câu
Kiểu câu/0,25đ
Hành động nói/0,25đ
Cách dùng/0,25đ
1
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
2
Trần thuật
Trình bày
Trực tiếp
3
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
Gián tiếp
4
Cầu khiến
Van xin (đề nghị)
Trực tiếp
Câu 2:
Hình thức: Đoạn văn. Có câu chủ đề.
Nội dung: trình bày được suy nghĩ của mình về chân lý độc lập của NT trong văn bản “Nước Đại Việt ta”.
Đó là một lời tuyên ngôn toàn diện và sâu sắc về chủ quyền của một dân tộc độc lập.
Trình bày suy nghĩ của mình về lời tuyên ngôn đó và tác giả Nguyễn Trãi.
Điểm 4,5 – 5,5: Trình bày những suy nghĩ sâu sắc về lời tuyên ngôn độc lập của Nguyễn Trãi và biết cách nhận diện, trình bày và vận dụng các kiểu câu đã học vào đoạn văn.
Điểm 3,5 – 4,5: Phát hiện ra và nêu suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, lời đánh giá chưa thực sự sâu sắc. Còn có lỗi diễn đạt. Biết cách nhận diện và vận dụng câu.
Điểm dưới 3.5: Diễn đạt lủng củng, bài viết sơ sài. Chưa vận dụng được các kiểu câu.
4. Củng cố: 
Nhắc lại yêu cầu của bài
Nhắc nhở thời gian thu bài.
5. Hướng dẫn:
	- ÔN tập, hệ thống lại kiến thức. 
	- Chuẩn bị ôn tập văn (tiếp).
***************************************************
 Tiết :131	Tập làm văn 	
Trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận CM, giải thích về cách sử dụng từ ngữ , đặt câu và đặc biệt về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận mà vẫn không làm biến chất, lạc thể loại của bài văn nghị luận.
 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức tự học, nhận biết thiếu xót trong bài viết và sửa lỗi.
 B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án, bài đã chấm
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới : 
 1. 8A:“Đọc bài thơ “Quê hương”, chúng ta thấy rõ vẻ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương mình”. Hãy chứng minh nhận định trên qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
2. 8B: Môi trường hiện nay đang có nguy cơ ô nhiễm nặng nề. Em có suy nghĩ gì sự ô nhiễm môi trường tại địa phương, nơi mình đang sinh sống.
 I. Tìm hiểu đề :
 - Kiểu bài: Nghị luận.
 - Nội dung: 1. vẻ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương .
2. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
 - Hình thức: cấu trúc 3 phần . Dự định một số đoạn cho mỗi phần, ý.
 Các yếu tố xen kẽ : miêu tả, tự sự và biểu cảm.
 II Dàn ý: 
Dàn ý đề bài 1: Mở bài: Giới thiệu kháI quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần chứng minh.
Thân bài:
* LĐ1: Vị trí làng chài.
* LĐ2:Vẻ đẹp làng chài: Khi ra khơi
	Khi trở về
	Vẻ đẹp của con người: Vẻ đẹp, chiều sâu.
	Chiếc thuyền,,,
*LĐ2: Tình yêu quê hương của tác giả:
	Nỗi nhớ: màu sắc
	Hương vị
	=> Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
=> Những cảm nhận sâu sắc về cáI hồn của quê hương làng chài -> tạo nên mối giao hoà diệu kì giữa con người với quê hương.
Dàn ý đề bài 2: 
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề môi trường tại địa phương.
Thân bài:
Môi trường địa phương đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng nề.
Tất cả đều do ý thức của người dân sinh sống tại đây.
Môi trường ô nhiễm mang lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Biện pháp cấp bách để giải quyết vấn đề.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ, của mình.
con người với quê hương
B Nhận xét ưu, nhược điểm:
 1 Nội dung : 
* ưu điểm : - Phần lớn các em xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
 - Một số em viết bài tốt, giải thích rõ ràng, thuyết phục, lý lẽ và dẫn chứng phù hợp như : Yến, Thúy, ánh (8A), Thắng, Hiếu (8B)  
 *Nhược điểm : - Một số em xác định được nội dung đúng, xong đi giải thích chưa thuyết phục , luận đề , luận điểm chưa rõ.
 - Nội dung còn dàn trải : Tùng, Châu Anh, M.Thảo (8A); Hải a, Tùng (8B)
 2 Hình thức : 
 * Ưu điểm : - Nhiều bài viết có bố cục rõ ràng, diễn dạt lưu loát như : Yến, Hường (8A); Thắng, Hiếu (8B) 
 -Chữ viết sạch đẹp .
 - Câu, từ, lỗi chính tả ít.
 * Nhược : - Chữ viết xấu, cẩu thả : Tùng, Châu Anh, Chung, Kiên (8A); Hải a, Tùng, Công, ánh (8B)
 - Diễn đạt không thoát.
 - Một số bài viết lạc hướng, không xác định giới hạn về phạm vi địa lý : Hải a, Tùng, Công, ánh (8B)
Chữa một số lỗi điển hình : 
Lỗi sai
Chữa lỗi
a Chính tả 
tế hanh, 
làng trài 
 Tế Hanh
làng chài 
b Dùng từ: 
 lãng mạng, 
lãng mạn
c Câu : 
Với bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
1. Bỏ với:Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
2. Với bài thơ Quê hương, Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
4 Đọc một số bài điển hình: Yến, (8A);Thắng(8B). 
5 Thống kê điểm:
Lớp
Sĩ số
>8
7.9 - 7
6,5 - 5
<5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
8A
8B
4. Củng cố:
Gv nhận xét giờ trả bài. 
 Trả bài- gọi điểm- hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
5. Hướng dẫn:
 - Học lại lý thuyết.
- Ôn lại kiểu bài nghị luận.
********************************************
 Văn học : Tổng kết phần văn
 ( Cụm văn bản nghị luận)
 A Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp HS hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng- thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung ,riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ của các văn bản.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng, tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong bài ôn tập.
 3. Thái độ : Tích cực , tự giác trong học tập.
 B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học.
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1: 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của một số hs; nhận xét.
Nêu yêu cầu tổng kết.
Cho hs thảo luận thống nhất trong tổ về bảng thống kê đã chuẩn bị từ ở nhà.
 1. Bảng hệ thống các VB nghị luận.
STT
Tên VB, tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1.
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) 1010- Lí Công Uẩn ( 974-1028)
Chiếu
Chữ hán
Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nd về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của DT Đại Việt đang trên đà lớn mạnh
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan, dân.
2.
Hịch tướng sĩ( Dụ chư tì tướng hịch văn) 1285-Trần Quốc Tuấn( 1231?- 1300)
Hịch
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc k/c chống Mông – Nguyên, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
áng văn chính luận xuất sắc,lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chan chứa tình cảm thống thiết, rung động lòng người.
Quan hệ thần – chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán , vừa khuyên răn vừa khơi dậy lương tâm danh dự.
3.
Nước Đại Việt ta( Trích Bình Ngô đại cáo) 1428 – Nguyễn Trãi ( 1380-1442)
Cáo
Chữ Hán.
Nghị luận trung đại
ý thức DT và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập...
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn xác thực, ý tữo ràng sáng sủavà hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức DT.
Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
4.
Bàn luận về phép học( Luận học pháp) 1791- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ( 1723-1804)
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Mục đích việc học để làm người có đạo, có tri thức, làm hưng thịnh đất nước. 
Phương pháp: học đi đôi với hành
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
Tấu: Văn bản của quan , tướng, dân viết trình vua chúa.
5.
Thuế máu( Trích chương I, Bản án chế độ thực dân Pháp) 1925- Nguyễn ái Quốc ( 1890-1969)
Phóng sự chính luận.
Nghị luận hiện đại.
Chữ Pháp
Bộ mặt xảo trá, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa(1914-1918)
Tư liệu phong phú xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại, mâu thuẫn trào phúng.
Lần đầu tiên trên thế giới chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống, cụ thể và chính xác.
6.
Đi bộ ngao du (Trích Ê min hay về giáo dục -1762) - I. Ru Xô( 1712- 1778)
NL nước ngoài 
Chữ Pháp
ĐBND ích lợi nhiều mặt. Tự do thưởng ngoạn, tìm hiểu tri thức, sảng khoái tinh thần 
Lí lẽ và dẫn chứng rút từ ngay kinh nghiệm cuộc sống
Nghị luận trong tiểu thuyết.
 Hoạt động 2:
H: Văn nghị luận là gì?
H: Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại?
H: Chứng minh 6 VB nghị luận trên đều viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?
2 a Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến- luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận.
b 
 Nghị luận trung đại
- Khuôn vào những thể loại riêng : Chiếu, hịch, cáo, tấu... với kết cấu bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ.
Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu.
 Nghị luận hiện đại.
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng trong thể văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết, phóng sự – chính luận, tuyên ngôn.
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực
c
+ Lí: Luận điểm , ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ.
+ Tình: Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra.
+ Chứng cứ: Dẫn chứng- sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
 Hoạt động 3: Những nét giống nhau và khác nhau về nd tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản : Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước ĐạiViệt ta:
 + Những điểm chung, riêng về nd tư tưởng :
 * Điểm chung: -ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước.
 -Tinh thần DT sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
 * Điểm riêng: - ở Chiếu dời đô là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh.
 - Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc Mông- Nguyên.
 - Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập. 
 + Những điểm chung, riêng về hình thức thể loại:
Điểm chung : - Văn bản nghị luận trung đại. 
 - Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
* Điểm riêng: Chiếu, hịch, cáo.
 Hoạt động 4: Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 6 sgk.
4. Củng cố:
H: Theo em những vấn đề trọng tâm cần nắm được trong nd tổng kết các văn bản nghị luận của tiết học là gì?
 H: Đọc thuộc lòng diễn cảm một số đoạn, bài,
5. Hướng dẫn:
 - Học bài.
 - Làm BT và ôn tập tiếp VB “ Văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng”.
	Ngày18/ 4/ 11 
	Kí duyệt

File đính kèm:

  • doctuan 33.doc
Giáo án liên quan