Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 18
Tiết : 71
Tập làm văn:
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ BẢY CHỮ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức về thể thơ bảy chữ và thực hành tập làm thơ bảy chữ theo một số gợi ý và hướng dẫn của giáo viên.
2. Kĩ năng: - Nhận biết thể thơ bảy chữ và cách làm thơ bảy chữ.
3. Thái độ: -Tạo hứng thú mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ trong học tập văn học.
B.CHUẨN BỊ: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
-Thầy: - Giáo án
- Bảng phụ
C: PHƯƠNH PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
Tuần : 18 Tiết : 69 trả bài kiểm tra học kì. A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức trọng tâm trong chương trình ngữ văn 8, tập 1 về cách sử dụng và tạo lập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; văn bản thuyết minh; xây dựng đoạn văn; các biện pháp tu từ và cách sử dung các biện pháp tu từ... 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn, bài văn và cách tìm hiểu giá trị và cách sử dụng các biện pháp tu từ. 3. Thái độ: - ý thức tự giác học tập. B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ. - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Yêu cầu học sinh đọc lại đề Yêu cầu học sinh trình bày các nội dung đáp án. I. Yêu cầu cụ thể về nội dung: 1. Câu 1: a. – BPTT: Nói quá Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp và tầm vóc lớn lao, kì vĩ của hình ảnh Bác Hồ. - BPTT: Nói giảm nói tránh. Tác dụng: Giảm nhẹ, tránh phần nào nỗi đau thương mất mát trước sự ra đi vĩnh viễn của Bác Hồ. b. Khi sử dụng các biện pháp tu từ NQ hoặc nói giảm nói tránh cần chú ý: sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để đạt hiệu quả giao tiếp; phân biệt nói quá với nói khoác; nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. 2. Câu 2: a. Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. - Bài thơ giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. b. Bài thơ làm theo thể: thất ngôn bát cú Đường luật. - Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. - Bố cục bốn phần: 2 câu đề; 2 câu thực; 2 câu luận; 2 câu kết. Câu 3: * Về kĩ năng: Biết cách tạo lập văn bản tự sự. Kể theo ngôi thứ nhất. * Về kiến thức: - Sự việc chính: các câu chuyện khác nhau về con người hoặc con vật, đồ vậtnhưng cần đảm bảo nội dung sau: + Kỉ niệm đó xảy ra khi nào, gắn với ai hay với sự việc gì? + Tại sao đó lại là kỉ niệm khiến em xúc động và nhớ mãi. + Suy nghĩ và cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm này. II. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Biết cách xây dựng đoạn văn; bài văn theo bố cục ba phần: Mở bài; thân bài và kết bài. - Xác định được biện pháp tu từ; tác dụng và cách sử dụng các BPTT đó. - Giới thiệu được tên tác phẩm, tác giả, nội dung chính của văn bản; giới thiệu cơ bản về thể thơ TNBC ĐL. - Kể được kỉ niệm sâu sắc, có ý nghĩa. Xây dựng văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Có cố gắng trong diễn đạt, lựa chọn từ ngữ ... 2. Nhược điểm: - Chưa nắm vững về cách tìm ra giá trị của các BPTT; về nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Còn mắc nhiều lỗi chính tả; diễn đạt và lựa chọn từ ngữ chưa hợp lý. - Bố cục chưa đầy đủ theo đúng 3 phần. - Câu văn, đoạn văn còn rời rạc, thiếu liên kết. - Còn sử dụng những đại từ thiếu lịch sự: thằng; cái (Hường)... III. Chữa lỗi diến đạt - Chính tả: - tiếng chống trường; dá như; chùm ổi nủng nẳng. - Dùng từ: thằng Thiện; cái Hường; Lỗi câu: - Ai cũng có những kí ức riêng tôi có một kỉ niệm không thể nào quên. - tiếng trống trường; giá như; trùm ổi - bạn Thiện (Hường). Ai cũng có những kí ức tuổi thơ. Toi cũng vậy, tuổi thơ trôi qua đã để lại cho tôi một kỉ niệm không thể nào quên. Chữa cụ thể trong các bài làm. Bài tốt: Yến, Kiên (8A) Bài kém: Tùng, Cúc, Công, Đạt . IV. Trả bài. Học sinh xem xét, trao đổi bài và chữa những lỗi cụ thể. Đọc một số bài tốt: Hường, Thuý (8A); Huệ (8B) V. Thống kê Lớp giỏi Khá Tbình Yếu đạt 8A % 8B 4. Củng cố Giáo viên trả bài- gọi điểm. Nhận xét giờ trả bài. 5. Hướng dẫn: - Xem lại lí thuyết. - Xem lại bài và chú ý rút kinh nghiệm cho bài viết và chuẩn bị cho bài kiểm tra sau. - Chuẩn bị tiết: Tập làm thơ bảy chữ. ********************************************* Tiết : 70 Tập làm văn: Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ. A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. 2. Kĩ năng: Nhận biết thể thơ bảy chữ và cách làm thơ bảy chữ. 3. Thái độ:- Tạo hứng thú mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ trong học tập văn học. B.Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú. 3. Bài mới. Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ? Trình bày về thơ bảy chữ theo sự hiểu biết của em? Trình bày về kết cấu của một câu thơ, một khổ thơ? Học sinh trình bày khái niệm thơ bảy chữ theo những kiến thức đã được tìm hiểu. Giáo viên giải thích: Trong câu thơ thất ngôn( 7 tiếng) : Tuy nhiên một bài thơ trường thiên thường không theo bố cục như vậy. 1 Khái niệm thơ bảy chữ. Bao gồm: + Thơ bảy chữ cổ phong:( thất ngôn bát cú: 8 câu, thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu , bảy chữ). + Thơ mới 7 chữ: Nhịp 4/3. 2 Luật cơ bản. - Nhất , tam, ngũ , bất ,luận; nhị , tứ , lục phân minh. + Các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng bằng trắc tuỳ ý. + Các tiếng 2,4, 6 phải phân minh. ( Phân biệt rõ ràng, chính xác; VD : T- B- T hoặc B- T- B) . Tức là : Tiếng thứ 2 và tiếng thứ 6 phải đối thanh với tiếng thứ 4. + Trong một bài cổ phong thường có bố cục 4 phần: P1: giới thiệu vào vấn đề P2: tả thực về sự vật, hiện tượng P3: bàn luận, chuyển mạch. P4: kết luận, biểu thị tư tưởng. Phân tích mẫu. Bài thơ: “ Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương. Thân em vừa trắng lại vừa tròn B B B T T B B Bảy nổi ba chìm với nước non. T T B B T T B Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn T T T B B T B Mà em vẫn giữ tấm lòng son. B B T T T B B -Thể khởi đầu bằng tiếng thứ 2 vần bằng: Câu 1,2 bằng trắc đối nhau( Đối ). Câu 2,3 bằng trắc giống nhau ( Niêm) Câu 3,4 bằng trắc đối nhau ( Đối ). Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Vần: Vần chân, bằng:“ on” 7 (1) – 7 ( 2) – 7 (4). Bài thơ “ Đi” – Tố Hữu. Thể khởi đầu bằng tiếng thứ 2 lại trắc . a, - Giáo viên cho HS chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần, luật bằng trắc. Giáo viên gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK. Gv chốt tổng kết về luật thơ bảy chữ: b, Chỉ ra chỗ sai luật: Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai. 3. Luyện tập. * Nhận diện luật thơ: + ngắt nhịp 4/3 . + Vần có thể trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng. + Gieo vần: Tiếng cuối câu 2 và 4 hoặc tiếng cuối câu 1. Bài thơ “ Tối” chép sai. Sau “ Ngợn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. “ ánh xanh xanh” vốn là “ ánh xanh lè” chữ xanh sai vần. 4. Củng cố: Muốn làm bài thơ bảy chữ chúng ta phải xác định những yếu tố nào? Giáo viên khái quát kiến thức bài học. 5. Hướng dẫn: - Xem kĩ kiến thức. - Thực hành làm thơ bảy chữ. ********************************************* Tiết : 71 Tập làm văn: Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ. A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức về thể thơ bảy chữ và thực hành tập làm thơ bảy chữ theo một số gợi ý và hướng dẫn của giáo viên. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể thơ bảy chữ và cách làm thơ bảy chữ. 3. Thái độ: -Tạo hứng thú mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ trong học tập văn học. B.Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Muốn làm 1bài thơ bảy chữ chúng ta phải xác định được những yếu tố nào? Định hướng: - Phải xác định số tiếng và số dòng: 8 chữ 7 câu. Xác định bằng, trắc cho từng tiếng: Tiếng 2,6 phải đối với tiếng 4. Xác định đối, niêm giữa các dòng: C1,2 : đối, C2,3 : niêm. Xác định các vần trong bài. Cách ngắt nhịp trong bài. 3. Bài mới. Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt -Học sinh đọc bài thơ dở dang. Học sinh xác định luật bằng trắc 2 câu còn lại. HS suy nghĩ và thay các tiếng. + Nhấn mạnh việc nói dối. + Chế giễu chú cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ toàn đá , bụi. ( ở 2 câu này chữ “ mặt” không đúng sự luật . Tuỳ sáng kiến học sinh sửa lại cho đúng). Học sinh suy nghĩ và thay các tiếng. - Chuyện nghỉ hè, chia tay bạn bè. Tập làm thơ. Tôi thấy người ta có bảo rằng. Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng. 2 câu tiếp: B B T T B B T T T B B T T B Định hướng: Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ. Có dạy cho đời bớt cuôi chăng. Hay: Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn còn thằng. Hoặc : Cung trăng chỉ toàn đát cùng đá, Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. Hoặc : Cõi trần ai cũng chường mặt nó. Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. b Hai câu thơ SGK. B B T T T B B T T B B T T B Hai câu tiếp phải là : T T B B B T T B B T T T B B Nắng đấy rồi mưa như trút nước Bao người vẫn vội vã đi về . Hoặc : Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. c Tự làm thơ bảy chữ. - GV gọi một số HS đọc bài làm của mình. - HS khác nhận xét, GV nêu ưu, nhược điểm rồi sửa lại. 4. Củng cố: - Nắm chắc luật bằng trắc. - Cách gieo vần, ngắt nhịp. - Số câu, số tiếng. 5. Hướng dẫn: - Tập làm một số bài thơ 7 chữ. - Ôn lại kiến thức đã học. ********************************************* Tiết : 72 Văn Bản : ông đồ Vũ Đình Liên A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S: 1. Kiến thức: -Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ ,nay bị lãng quên. -Niềm cảm thương chân thành một lớp người đang tàn tạ và nuôiks tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. -Vẻ đẹp giản dị và ngân vang lời thơ năm tiếng . 2. Kĩ năng: -Rèn kĩ năng phân tích thơ cho hs. 3. Thái độ: - Thêm trân trọng và yêu mến những nét đẹp tinh hoa của văn hóa cổ truyền. B.Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp D:Tiến trình dạy - học. 1.Tổ chức: 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:.. 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:.. 2. Kiểm tra bài cũ: không Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?Nêu những hiểu biết của em về tác giả. ?Những hiểu biết của em về bài thơ. Gv hướng dẫn đọc.Đọc mẫu .Gọi hs đọc. ? “Ông đồ”được giải thích như thế nào. ?xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (Bài thơ dựng lại ông đồ xưa và nay,từ đó tác giả bày tỏ niềm thương cảm chân thành của mình). ?theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần.Nội dung từng phần. ?Đọc khổ thứ nhất và cho biết khái quát nội dung. Chú ý đoạn 1. ? Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời điểm nào? ?Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “mỗi năm hoa đào nở”,điều đó có ý nghĩa gì. ? Từ ngữ nào diễn tả sự xuất hiện của ông? ?Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “mỗi năm hoa đào nở”,điều đó có ý nghĩa gì. ?Sự lặp lại của thời gian “mỗi năm hoa đào nở” và con người “lại thấy ông đồ già” với hành động “bày mực tàu giấy đỏ-Bên phố đông người qua” có ý nghĩa gì. ?Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất. ?Theo dõi khổ thơ thứ 2: ý chính của khổ thơ là gì. ?Tài viết chữ của ông đồ được gợi qua chi tiết nào. ?Hình dung của em về nét chữ của ông đồ từ hình ảnh so sánh. “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” ?Nét chứ ấy tạo cho ông một địa vị như thế nào trong con mắt người đời. ?Hai khổ thơ vừa đọc tạo thành một đoạn văn bản cho thấy ông đồ từng được hưởng một cuộc sống như thế nào. GV bình: tuy không đươc thành công trên con đường khoa cử, không trở thành một người gõ đầu trẻ và phải bán chữ nơi phố đông nhưng ông vẫn vui bởi ông được sáng tạo và có ích với mọi người được người đời trọng vọng, yêu mến ?Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa ,em đọc được cảm xúc của người viết lời thơ này. Từ khổ thơ thớ ba,hãy cho biết : ?ý chính của khổ thơ . Từ ngữ nào được lặp lại? Thể hiện điều gì? ?Những lời thơ nào buồn nhất. ?Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng của nó. ?Đọc khổ thơ thứ 4,cho biết :Khổ thơ này nói điều gì. ?Hình dung của em về ông đồ qua lời thơ:Ông đồ vẫn ngồi đấy /Qua đường không ai hay. ?Lá vàng rơi trên giấy /Ngoài trời mưa bụi bay”gợi lên một cảnh tượng như thế nào. *Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu .Mưa bụi bay là dấu hiệu của mùa đông .Như vậy ông đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa. ?Hình ảnh “Ông đồ vẫn ngồi đấy”gợi cho em có cảm nghĩ gì. *Khổ thơ thứ 4 này có sức lây lan nỗi buồn còn là nhờ nhạc điệu đặc biệt của nó .ở đây có sự phố hợp các dọng thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần rất chỉnh của thể ngũ ngôn khiến nỗi buồn trở nên dàn trải ,ngân vang trong lòng người đọc. Đọc khổ thơ cuối ,cho biết: ?Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu. ?Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì. ?Theo em ,có cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn đó của tác giả. ?Cái nhìn ấy chuyển vào bên trong xúc cảm để nhà thơ viết tiếp hai câu thơ cuối:Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? ?Hãy diễn giải ý thơ:hồn của những người muôn năm cũ. ? “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ”.em đọc được nỗi lòng nào của nhà thơ. Bằng những câu thơ cuối cùng ,tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào. Vũ Đình Liên(1913-1996) Là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. -Ông nổi tiếng trong phong ttrào thơ mới với bài thơ -Thể thơ ngũ ngôn trường thiên. -Biểu lộ hồn thơ nhân hậu giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng. -Ông đồ :người dạy học chữ nho xưa. -Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. -Ba phần: +khổ 1-2:Hình ảnh ông đồ thời xưa. +Khổ 3-4:Hình ảnh ông đồ thời nay. +Khổ 5:Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ. - Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc. HS tự bộc lộ - Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui ,hạnh phúc của mọi người. -Sự xuất hiện đều đặn ,hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết –mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho. ->Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên .Ông vẫn ngồi đó vẫn ngồi chỗ cũ bên hè phố ,nhưng âm thầm lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người . >Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như phượng múa rồng bay mà là rơi rụng của những chiếc lá vàng .Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời hắt vào. Hs bộc lộ : Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả một lớp người đã trở nên lỗi thời...Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ ,bị rơi vào quên lãng. -Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến . -Con người thì không thế ,họ có thể trở thành xưa cũ .ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ . HS tự bộc lộ HS thảo luận và trả lời HS tự bộc lộ HS tự bộc lộ I-Tìm hiểu chung. 1-Tác giả: “Ông đồ”. 2-Tác phẩm: II-Đọc- Hiểu văn bản. 1-Đọc ,chú thích. 3-Bố cục: 4-Phân tích: a. Đoạn 1, 2. - Hoa đào: - Mỗi – lại -Sự xuất hiện đều đặn, hài hoà( giữa thiên nhiên và con người ,con người với con người ,có sức gợi niềm vui hạnh phúc.) - Ông đồ viết chữ. -Hoa tay.... Như phượng múa... -> nghệ thuật so sánh. ->Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng ,bay bổng ,sinh động và cao quý. ->Người đời quý trọng và mến mộ. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài. -> cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc ,ông được sáng tạo có ích với mọi người ,được mọi người trọng vọng... ->Nhà thơ quý trọng ông ,quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc:mến mộ chữ nho. b. Đoạn 3 - 4 -Nỗi buồn của ông đồ vắng khách. _ mỗi – sự thưa thớt dần của những người thưởng thức chữ đẹp Giấy đỏ buồn Mực đọng - nghiên sầu. ->Phép nhân hoá giấy đỏ buồn ,nghiên sầu như có linh hồn cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng,bơ vơ. ->mượn pháp nhân hoá giấy, nghiên để diễn tả nỗi cô đơn ,hiu hắt của ông đồ. -Hình ảnh một con người già nua ,cô đơn ,lạc lõng giữa phố phường. -Đó là một cảnh tượng thê lương ,tiều tuỵ. 3.Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ. -Giống nhau :đều xuất hiện hoa đào nở. -Khác nhau :nếu ở khổ thơ đầu ,ông đồ xuất hiện nhưthường lệ (lại thấy ông đồ già)thì ở hai khổ thơ cuối cùng không còn hình ảnh ông đồ.(Không thấy ông đồ xưa). -Tình xót thương. -Hồn :tâm hồn ,tài hoa của con người có chữ nghĩa. -Những người muôn năm cũ :các nhà nho xưa. -Tâm hồn ,tài hoa của các nhà nho xưa. -Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời ,nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay . -Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ lãng quên. III .Tổng kết . Ghi nhớ –sgk. IV. Luyện tập. Nêu cảm nghĩ của em về tâm trạng ông đồ trong thời kì tàn lụi. 4. Củng cố: hệ thống bài thơ. -Hs đọc diễn cảm. 5. Hướng dẫn: Đọc thuộc lòng Viết bài cảm nhận về bài thơ. Soạn “Hai chữ nước nhà” theo hướng dẫn sgk. G/v nhận xét, cho điểm Ngày ... tháng ... năm 2010 Kí duyệt Nguyễn Thị Thu Thuỷ
File đính kèm:
- Tuan 18.doc