Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 13

 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:

a. Kiến thức: - Nắm được chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

b. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết văn; sửa những lỗi học sinh hay mắc phải khi sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong giao tiếp.

- Tích hợp với những văn bản tự sự đã học.

c. Thái độ: - Giáo dục tình yêu đối với sự phong phú của Tiếng Việt

2. Năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tổ chức hoạt động nhóm.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
- Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh. Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm xen lẫn tự sự một cách hợp lý.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
4. Nhận xét 
a. Ưu điểm : 
- Biết viết bài văn tự sự xen yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách hợp lý. Qua câu chuyện, các em đã hầu hết đã tái hiện cơ bản cuộc sống, sự khốn khổ và tâm hồn trong sáng của lão Hạc. Nhiều em đã biết đưa ra những phát biểu mang tính suy ngẫm. Nhiều em đã lựa chọn một con đường sống khác cho Binh Tư
- Đa số học sinh đã viết đúng chủ đề của bài
- Bố cục của bài có đủ 3 phần: MB, TB, KB. Trong kết cấu 3 phần đã thể hiện rõ tính thống nhất về chủ đề của văn bản, các phần có mối quan hệ chặt chẽ làm rõ chủ đề sự việc chính và nhân vật chính. Các sự việc, chi tiết hướng vào chủ đề.
- Cách xây dựng đoạn văn khá tốt: mỗi đoạn trình bày 1 ý hoàn chỉnh
- Cách diễn đạt mạch lạc
- Các bài làm tốt: Lan, Thủy (8A); Quỳnhb (8C)...
b. Nhược điểm :
* Chủ đề: có bài lạc sang kể về sự việc lão Hạc bán chó: Tuấn, Tùng (8C) 
* Bố cục: có bài bố cục chưa hợp lý, gắn 1 phần của TB sang phần MB: Yếu tố biểu cảm chưa rõ, kể lan man không rõ chủ đề, không nêu được chủ đề ở mở bài:
* Xây dựng đoạn văn : Phần TB tách đoạn chưa hợp lý, thường gộp cả vào thành một đoạn, có thể phân ra: Tùng; Hiền; Kiên
* Tính liên kết : Các phần các đoạn đã liên kết chưa chặt chẽ, phần KB chưa có từ ngữ mang tính khái quát.
* Hành văn: Có bài chưa xác định dùng từ chưa tốt, vốn từ còn nghèo , lủng củng, sơ sài, sai lỗi chấm câu, chính tả:viết tắt bừa bãi: Tuấn, Quý, Tùng (8B). 
5. Chữa lỗi trong bài: ví dụ:
Lỗi sai
Sửa lại
-Sai chính tả: lão hạc, binh tư, ông Giáo, giúp kinh nghiệm, no lê, xang nhà 
-Dùng từ sai: không làm tính sấu,
-Lỗi diễn đạt: Tôi đã thấy lão vật vã, đầu tóc rũ rượi, bọt miếp miệng trùi ra. Cái chết của lão Hạc thật đau đớn, thảm thương.
GV cho học sinh sửa lại .
Lão Hạc; Binh Tư, ông giáo, rút kinh nghiệm, no nê, sang nhà. 
Không làm việc xấu
GV cho học sinh thảo luận cách sửa .
Gọi đại diện lên viết lại các câu đã sửa.
6. Đọc một số bài văn hay 
- Đọc bài của: Lan (8A), Quỳnh (8B)
3.2 Trả bài kiểm tra văn:
A. Đề bài: (Bài kiểm tra)
B. Đáp án - biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm :
Câu 
1
2
3
4
5
Mức độ tối đa
C
Tập hồi kí
C
A
1- b; 2- a; 3- c; 4- d
Mức độ không đạt
Chọn phương án khác hoặc không chọn phương án nào
Phần II: Tự luận.
Câu 1:
a. Về phương diện nội dung:
 - Đảm bảo đủ nội dung sự việc chính
- Kể ngắn gọn, chắt lọc tình tiết chính.
* Đoạn văn tóm tắt: LH có 1 người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót.Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông coi hộ mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
b. Về phương diện hình thức:
- Lời kể rõ ràng,mạch lạc.
- Không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, đặt câu. 
Câu 2:
a. Về phương diện nội dung
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu: tình yêu thương chồng; sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.
- Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
+ GT t/g Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn”.
+Vị trí đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”- NTT.
+. Hoàn cảnh của chị Dậu: nghèo nhất nhì thuộc hạng cùng đinh trong làng, chồng chị bị trói ở đình vì còn thiếu một suất sưu của người em chồng chết từ năm ngoái.
+. Chị Dậu là một người vợ giàu tình yêu thương chồng: chăm sóc chu đáo, ân cần khi chồng trong cơn nguy kịch. Hành động của chị “ròn rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm” rồi “đón lấy cái Tửu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với nguời chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ.
- Hành động đứng ra đối phó với bọn tay sai để bảo vệ người chồng ốm yếu là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu chồng trong chị. Từ nhẫn nhịn van xin để bọn chúng không hành hạ người chồng ốm yếu đến đấu lí cứng cỏi rồi đấu lực kiên quyết, hành động đó của chị đều nhất quán ở một mục đích, không để cho bọn chúng hành hạ thêm nữa người chồng yêu quí của chị.
→ Chi Dậu là người phụ nữ nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt:
+ Khái quát lại đoạn trích: vẻ đẹp tâm hồn chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân VN trước CMT8.
+ Liên hệ.
b. Về phương diện hình thức
+ Viết thành đoạn văn ngắn hoàn chỉnh.
+ Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
+ Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 
4. Nhận xét 
a. Ưu điểm : 
	- Đa số nhớ và hiểu về những tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã học.
- Đa số học sinh đã đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
- Cách xây dựng đoạn văn khá tốt: mỗi đoạn trình bày 1 ý hoàn chỉnh
- Cách diễn đạt mạch lạc.
- Tóm tắt tốt văn bản.
- Các bài làm tốt: Lan, Thủy (8A); Quỳnhb (8C)...
b. Nhược điểm :
* Nhiều em còn không nhớ thông tin tác giả, tác phẩm, không nắm được những biện pháp nghệ thuật và nội dung tiêu biểu. Không tóm tắt được cốt truyện và cảm nghĩ về nhân vật còn chưa sâu sắc. Kiên, Ân, Tài.
* Tính liên kết : Các phần các đoạn đã liên kết chưa chặt chẽ, phần KB chưa có từ ngữ mang tính khái quát.
* Hành văn: Có bài chưa xác định dùng từ chưa tốt, vốn từ còn nghèo , lủng củng, sơ sài, sai lỗi chấm câu, chính tả:viết tắt bừa bãi: Tuấn, Quý, Tùng (8C). 
5. Chữa lỗi trong bài: ví dụ:
Lỗi sai
Sửa lại
-Sai chính tả: chị dậu, lão hạc, binh tư -Dùng từ sai: uất quá
-Lỗi diễn đạt: Lão có một người con trai, một con chó vàng. Vợ chết, con trai bỏ đi nên lão rất cô đơn.
GV cho học sinh sửa lại .
Chị Dậu, lão Hạc, Binh Tư,
- cảnh quan.
GV cho học sinh thảo luận cách sửa .
Gọi đại diện lên viết lại các câu đã sửa.
6. Đọc một số bài văn hay - Đọc bài của: Lan (8A), Thương (8C)
7. Kết quả kiểm tra. 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Đạt
Tập làm văn
8A
36
8C
35
Văn 
8A
36
8C
35
4. Củng cố: 
Nhắc nhở HS làm bài tốt hơn
 	Gọi điểm
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Xem lại cách viết văn bản tự sự, tóm tắt văn bản tự sự, học tập cách viết văn bản tự sự qua các văn bản tự sự đã học.
- Ôn tập lại kĩ năng viết bài văn bộc lộ cảm xúc và nghị luận về về tác phẩm và nhân vật văn học.
******************************************************************************
 	Ngày soạn: 09/11/2014
Tiết :	50	Văn bản:	
BÀI TOÁN DÂN SỐ
 (Thái An) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: 
- Biết đọc hiểu một văn bản nhật dụng.
- HS nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
- Kết hợp những kiến thức thực tế, giúp học sinh thấy được thực trạng gia tăng dân số Việt Nam, những mặt mạnh và mặt yếu.
b. Kĩ năng: - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp phương thức tự sự với lập luận trong việc thể hiện nội dung, tạo nên sức thuyết phục trong bài viết bài viết; vận dụng vào việc viết bài văn TM.
Thấy được cách trình bày một vấn đề đời sống có tính chất toàn cầu được thể hiện rõ ràng, xúc tích trong văn bản.
c. Thái độ: - Giáo dục hs tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình để hạn chế sự bùng nổ và tốc độ gia tăng dân số.
2. Năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tổ chức hoạt động nhóm.
B.CHUẨN BỊ: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.	 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	 
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 36/ vắng:	
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 35/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu tác hại cơ bản của thuốc lá? trong gia đình em nếu có người hút thuốc là thì em sẽ làm gì?
 3. Bài mới : Thuộc một câu thành ngữ, ca daovề quan điểm của cha ông ta về vấn đề con cái
“Trọng nam khinh nữ”
“Trời sinh voi trời sinh cỏ”
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV giới thiệu - dựa chú thích sgk.
Gv giới thiệu hướng dân giọng đọc phù hợp
Gv đọc mẫu - hs đọc tiếp.
Em hiểu thông thái? cấp số nhân?
Văn bản thuộc kiểu vb nào?
VB được chia mấy phần? Nội dung mỗi phần
HS chú ý phần ĐVĐ (MB). Phần mở bài tg mở ra vấn đề gì?
Em hiểu thế nào là cổ đại? dân số? KHHGĐ?
 Khi nói về 3 vấn đề trên thái độ tg? Sáng mắt ra là như thế nào?
 Nhận xét cách nêu vấn đề của tg?
Y/c hs chú ý phần TB
 Trong TB tg làm sáng tỏ vấn đề bằng mấy luận điểm?
 Mở đầu tg đưa ra bài toán, giữa những hình ảnh có gì tương đồng để so sánh?
Tốc độ gia tăng dân số như thế nào? cấp số nào?
Luận điểm 2? Con số đó nói lên điều gì? Nừu cứ tăng theo sự gia tăng đó thì dân số như thế nào?
Việc đưa ra số liệu phụ nữ sinh con trên thế giới nhằm mục đích gì?
Luận điểm 3? Châu lục nào có tỷ lệ gia tăng? bằng biểu thức địa lý cho biết kinh tế?
Cách hạn chế?
Nhận xét mqh về sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội? 
Số liệu: 2000 2003
Chí Linh 145.487 148.125
Hải Dương 1,6 tr 1,67 tr
Việt Nam 79 tr 81 tr
?Em có cảm nghĩ gì về con số này? cảnh báo điều gì?
Qua cả 3 luận điểm trên em có nhận xét gì cách lập luận của tác giả?
HS chú ý đoạn cuối VB.
Kết bài nói cho ta điều gì?
Biện pháp tốt nhất?
Chính phủ Việt Nam có biện pháp gì?
Em nhìn thấy những áp phíc, khẩu hiệu nào?
Tại sao phần kết tg trích dẫn câu nói “Tồn tại hay không tồn tại”?
 Lời giải của bài toán này là gì?
 VB được viết theo phương thức biểu đạt? sử dụng phương pháp nào?
Điều tg muốn gửi đến người đọc?
1. Sự gia tăng dân số TG có ảnh hưởng gì đến nhân loại?
2. Quan niệm “Trời sinh voi trời” nay có phù hợp?
Hai em đọc
Hs dựa chú thích sgk.
Văn bản nhật dụng.
- Cổ đại: thời xa xưa.
- Dân số: con người sống trên lánh thổ.
- KHHGĐ: sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển có kế hoạch.
3 luận điểm
- Tăng theo cấp số nhân. Mỗi con người tượng trưng 1 hạt thóc.
Tuyên truyền giáo dục.
- Dân số tăng tỷ lệ thuận đói nghèo.
tb: 2.821 trẻ em/ 1 ngày.
117 trẻ em/1 giờ
(tường minh bằng con số -> thuyết minh)
(giáo dục vị thành niên, đặc biệt là phụ nữ)
- Từ sự kết hợp lập luận.
- pp thuyết minh.
Học sinh ghi nhớ
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích.
2. Thể loại (kiểu bài).
3. Bố cục: (3 phần)
4. Phân tích:
a. Nêu vấn đề:
- Vấn đề dân số và KHHGĐ được đặt ra từ thời cổ đại.
-> Nhẹ nhàng, hấp dẫn, gợi trí tò mò.
b. Chứng minh, giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ.
- Nêu bài toán cổ.
- Từ bài toán cổ liên tưởng đến bài toán dân số.
- Chứng minh bằng luận điểm 
c. Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại:
- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nhận thức.
5. Tổng kết:
- Hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ gia tăng dân số.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
4. Củng cố: 
1. Vì sao nói phát triển giáo dục, nâng cao dân trí thì người mẹ đóng vai trò quan trọng để giải quyết bài toán dân số?
2. Trong hiện tại và tương lai, em tự thấy cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số của nhà nước ở địa phương mình?
5. Hướng dẫn: - Học bài.
- Soạn “Vào nhà ngục”
***************************************************************	
Tiết :	51 	Tiếng việt	 	Ngày soạn: 09/11/2014
	DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: - Nắm được chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
b. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết văn; sửa những lỗi học sinh hay mắc phải khi sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong giao tiếp.
- Tích hợp với những văn bản tự sự đã học.
c. Thái độ: - Giáo dục tình yêu đối với sự phong phú của Tiếng Việt
2. Năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tổ chức hoạt động nhóm.
B.CHUẨN BỊ: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.	 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	 
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 36/ vắng:	
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 35/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : Vẽ mô hình câu ghép và mqh câu ghép. Phân biệt câu ghép với câu mở rộng. Đặt 2 câu ghép với 2 mqh nguyên nhân, tăng tiến. 
? Viết câu ghép sử dụng dấu hai chấm. Phân tích mối quan hệ giữa các vế.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Trong các đoạn trích, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì? Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích có bị thay đổi không? tại sao?
?Dấu ngoặc đơn dùng với chức năng gì?
Học sinh tìm hiểu VD sgk.
- Không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
I. Dấu ngoặc đơn:
1. VD: sgk
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ: sgk/134
Bài tập nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? tại sao?
a. Nam, lớp trưởng lớp 8B, có một giọng hát thật tuyệt vời.
b. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối xanh tươi mát mặt.
? Tác dụng của dấu 2 chấm ở VD a, b, c?
Các trường hợp phải viết hoa sau dấu hai chấm?
? Em hiểu gì chức năng của dấu hai chấm?
HS tìm hiểu VD sgk
- Báo trước một lời thoại.
- Báo trước lời dẫn.
- Giải thích một nội dung.
- HS đọc ghi nhớ.
II. Dấu hai chấm:
-> Viết hoa
-> Viết hoa
-> Không viết hoa
* Ghi nhớ sgk
Bài tập nhanh: thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng với ý định của người viết:
- Người Việt Nam nói: “Học thày không tày học bạn” nhưng cũng nói: “Không thày đố mày làm nên”.
- Nam khoe với tôi rằng: “Hôm qua nó được điểm 10”.
Y/ cầu học sinh thảo luận
GV HD
Cho học sinh thảo luận về các cách viết.
a. Đánh dấu phần giải thích.
b. Đánh dấu phần thuyết minh.
c. Đánh dấu phần bổ sung.
a. Báo trước phần giải thích.
b. Báo trước lời thoại.
c. Báo trước phần thuyết minh.
Có thể bỏ được dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đv không thay đổi.
a. Cách viết thứ nhất không bỏ được vì phần sau dấu hai chấm là thông tin cơ bản.
b. Cách viết thứ hai có thể bỏ được vì phần trong ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi: hai bộ phận nào?
a. Sai, vì phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giải thích cho 1 ý nào đó thôi, nó không thể bình đẳng với 1 câu có ý nghĩa khác nhau.
b. Phần nằm trong dấu ngoặc đơn được coi là một bộ phận của câu, gọi là phần phụ giải thích hoặc phần phụ chú.
III. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
Bài tập 2: 
Bài tập 3: 
Bài tập 4: 
Bài tập 5:
4. Củng cố: 1. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm dùng chức năng gì?
2. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có thể bỏ không dùng được không? vì sao?
5. Hướng dẫn:
 - Học bài.
- Về nhà làm bài tập.
- Đọc trước “Dấu ngoặc kép”.
***********************************************************
 Tiết :	52	Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: - Giúp hs hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho hs thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần hs biết quan sát, tích lũy tri thức và trình bày có phương pháp là được.
b. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề; kĩ năng quan sát để nắm được những đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý, công dụng của đối tượng và kỹ năng kết hợp các phương pháp làm bài văn thuyết minh có hiệu quả.
- Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản thuyết minh.
c. Thái độ: - Giáo dục tinh thần tìm hiểu đề và định hướng trước khi làm bài văn thuyết minh.
2. Năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tổ chức hoạt động nhóm.
- Năng lực tạo lập văn bản.
B.CHUẨN BỊ: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.	 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	 
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 36/ vắng:	
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 35/ vắng:
2.Kiểm tra:? Kể tên các phương pháp thuyết minh? Thế nào là phương pháp định nghĩa?
 3. Bài mới :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Đọc và nêu nhận xét
? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
?Tại sao em biết đó là văn thuyết minh? 
? Có mấy dạng đề thường gặp, xác định dạng đề sau:
- Thuyết minh về 1 lọ hoa em cắm tặng mẹ nhân ngày 8/3.
- BT nhanh: cho đối tượng “chiếc cặp” hãy tự ra đề theo 2 dạng trên.
HS trao đổi thảo luận trả lời:
1. Xác định đối tượng thuyết minh ở mỗi đề.
2. Phạm vi nội dung.
3. Yêu cầu của mỗi đề bài
GV: Đối tượng ở dạng chung người viết phải biết xác định, lựa chọn đối tượng cụ thể, phù hợp yêu cầu đề, vừa vốn tri thức của mình.
HS đọc VB sgk/138 và trả lời câu hỏi sgk theo nhóm
?Nếu miêu tả xe đạp ta phải chú ý những gì?
?VB sgk có các yếu tố miêu tả không? vì sao?
? Xác định phương pháp thuyết minh trong VB?
?Cách làm BV thuyết minh gồm mấy bước? Hs đọc rõ ghi nhớ sgk.
Hs đọc VD sgk
- Đối tượng thuyết minh.
- Con người, đồ vât, con vật,
- Dựa yêu cầu đề: giải thích, giời thiệu, thuyết minh
- Có 2 dạng
-> Cấu trúc đầy đủ.
- Thuyết minh về 1 chiếc cặp sách của em do được tặng nhân kỳ thi hs giỏi.
(HS trao đổi thảo luận và trả lời)
- Chọn đối tượng mình hiểu biết hơn.
(HS làm tương tự các đề còn lại)
- Trao đổi nhóm đại diện trình bày.
a. Đối tượng: chiếc xe đạp.
b. 3 phần: MB: đ1: giới thiệu chiếc xe đạp.
TB: -> tay cầm: chi tiết về chiếc xe.
KB: còn lại: vai trò của chiết xe.
Phân tích toàn bài: gồm 2 bộ phận.
- Bộ phận chính: hệ thống chuyển động, điều khiển, chuyên chở.
- Bộ phận phụ: chắn bùn, chắn xích, đèn.
(kiểu dáng, màu sắc, vẻ đẹp)
Thích hay không thích.
- Không. Vì mục đích cho người đọc hiểu cấu tạo, nguyên lý vận hành của chiếc xe.
- Phương pháp giải thích và liệt kê.
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
1. Đề văn thuyết minh:
* Xác định đề thuyết minh:
Có 2 loại:
+ Dạng đề có cấu trúc đầy đủ: yêu cầu cả thể loại và đối tượng. (VD bảng phụ).
+ Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ: chỉ đề cập đối tượng chung.
Thuyết minh (12 đề sgk).
* Hướng dẫn tìm hiểu đề:
Đ1: đối tượng: gương mặt thể thao trẻ của Việt Nam.
- Họ tên, môi trường sống
- Quá trình học tập, rèn luyện.
- Thành tích nổi bật.
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
Văn bản “Xe đạp”
(GV ghi bảng phụ)
a. Xác định đối tượng.
b. Xác định cấu trúc:
3 phần
+ MB:
+ TB:
+ KB:
c. Xác định phương pháp thuyết minh.
3 bước:
* Ghi nhớ sgk
III. Luyện tập:
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm. Để 4 nhóm tìm
- Giáo viên thu về nhận xét và tổng kết trên bảng phụ.
Bài tập 1/140:: chọn chiếc nón cụ thể: Nón Huế.
A. Mở bài: 
Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
B. Thân bài: 
Hình dáng
Nguyên liệu
Cách làm
Nơi sản xuất nổi tiếng
Tác dụng của chiếc nón với cuộc sống con người.
C. Kết bài:
1. Lập ý
2. Dàn ý:
- Nón là vật che nắng, che mưa.
- Hình chóp.
- Tre, lá cọ, dây cước, mo tre.
- Dựng vành, ép lá, khâu, tết.
- Huế, ph Vĩnh Phước, Xuân Phú
- Che nắng, mưa, làm duyên, tạo dáng
+ Làm quà tặng.
+ Múa nón.
+ Biểu tượng của người phụ nữ VN.
- Người dân đều có tình yêu nghề.
- Đam mê, tự hào về nghề truyền thống.
4. Củng cố: - Ghi nhớ cách làm bài văn thuyết minh.
a)Phương pháp nêu đinh nghĩa giải thích.
b) Phương pháp liệt kê
c) Phương pháp nêu ví dụ
d) Phương pháp dùng số liệu (con số)
e) Phương pháp so sánh
g) Phương pháp phân loại, phân tích.
5. Hướng dẫn: 
- Hoàn thiện các BT, BT 3 chú ý kiến thức cụ thể, phương pháp dùngn số liệu sự kiện cụ thể
- Xem trước ''Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh''
-Làm dàn bài cho đề văn (Bài viết số 2).
**************************************************
	Tiết : 52	Văn học:	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Văn)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
b. Kĩ năng: 2. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa và tuyể

File đính kèm:

  • docTuan 13 8.doc
Giáo án liên quan