Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: soạn giáo án, đọc thêm TLTK, sơ đồ tự làm.

2. Học sinh: tìm hiểu thông tin về tác giả, tập tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.

c. Các hoạt động dạy học

1. ổn định trật tự (1 phút):

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)::

? Sau khi học xong văn bản “Cô bé bán diêm”, em rút ra đ­ợc bài học gì về tình ng­ời.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

- Thời gian: 1 phút

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 29
 Ngày soạn: 06/10/2015
 Ngày dạy :12/10/2015
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
A. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng, thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện, luyện viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ
3. Thỏi độ:	Giáo dục ý thức luyện tập tích cực, tự giác.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực hợp tỏc.
B. Chuẩn bị
1. Giỏo viờn: một số đoạn văn tự sự có miêu tả và biểu cảm.
2. Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
C. Các hoạt động dạy học
1. ổn định trật tự(1 phỳt)
2. Kiểm tra bài cũ(5 phỳt): 
? Khi tự sự, người kể cũn sử dụng yếu tố bổ trợ nào? Vai trũ của miờu tả và biểu cảm trong văn tự sự?	
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức, 
- Thời gian: 15 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
* Gv cho sự việc và nhân vật:
* Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ?
* Hs tiến hành làm các yêu cầu của Gv bằng cách xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho từng sự việc và nhân vật.
- Hãy tiến hành dựng đoạn theo các bước gợi ý sau:
a. Lựa chọn ngôi kể.
b. Xác định thứ tự kể.
c. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết.
d. Viết đoạn 
GV kiểm tra, uốn nắn
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian:20 phỳt
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn hs làm theo các bước ở phần 1.
- Hs tiến hành làm- gv kiểm tra - cho điểm.
- Hs viết đoạn ( 10 - 15 phút).
- Gv gọi hs đọc - gv nhận xét và cho điểm.
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn kể về việc lão Hạc sang báo tin bán chó.
HS so sánh với bài làm của mình, nêu nhận xét.GV tổng kết, nhận xét
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1/Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
2/ Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ.
3/ Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, Tết
- Ngôi kể : thứ ba hoặc thứ nhất.
- Thứ tự kể : câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao.
- Yếu tố miêu tả: 
1. Lọ hoa đẹp ntn?
2. Bà cụ có hình dáng ra sao? Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đờng ntn?
3. Đó là món quà ntn( hình dáng, đặc điểm)
- Yếu tố biểu cảm:
1. Khi làm vỡ thái độ, tình cảm của em ntn?
2. Tình cảm, thái độ của em khi thấy bà cụ qua đường như vậy.
3. Cảm xúc bất ngờ, vui sướng của em khi nhận được quà.
II. Luyện tập. 
Bài: 1.
Yêu cầu:
+ Hs phải nhập vai ông giáo để kể lại giây phút lão Hạc sang nhà mình báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng hết sức đau khổ (chuyển ngôi kể).
+ Vận dụng quy trình nêu ở mục 1 để sáng tạo trên cơ sở truyện ngắn đã học.
+ Tìm đoạn văn tương ứng của NC
+ Nhận xét và đánh giá để làm rõ đặc điểm và yêu cầu của đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Bài 2: So sánh với đoạn văn rong tác phẩm
4.Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 2 phỳt
+ Đọc thêm: (SGK trang 84-85): GV hướng dẫn học sinh đọc bài đọc thờm, rỳt kinh nghiệm khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miờu tả và biểu cảm.
5. Hướng dẫn về nhà(1 phỳt): 
- Học kĩ bài nắm chắc nội dung kiến thức, về nhà tiếp tục luyện tập viết đoạn.
- Soạn bài " Chiếc lá cuối cùng": tìm đọc về tác giả, tác phẩm; trả lời các câu hỏi SGK: Đọc và túm tắt đoạn truyện, trả lời cỏc cõu hỏi sgk T 90
 Kớ duyệt ngày thỏng 10 năm 2015
 T.T
Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 8
Tiết: 30
 Ngày soạn: 08/10/2015
 Ngày dạy :14/10/2015
Văn bản
Chiếc lá cuối cùng
 	 ( O. Hen ri )
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại mĩ, thấy được lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo và nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống, cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
2. Kĩ năng:	 Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm, phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
3. Thỏi độ: Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ.
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc, năng lực thưởng thức văn học.
B. Chuẩn bị
1. Giỏo viờn: soạn giáo án, đọc thêm TLTK, sơ đồ tự làm.
2. Học sinh: tìm hiểu thông tin về tác giả, tập tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.
c. Các hoạt động dạy học
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2. Kiểm tra bài cũ(5 phỳt):: 
? Sau khi học xong văn bản “Cô bé bán diêm”, em rút ra được bài học gì về tình người.	
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu chung về tỏc giả, tỏc phẩm
- Thời gian: 5 phỳt
Gv yêu cầu hs đọc chú thích (*) sgk và trả lời câu hỏi:
 GV yờu cầu HS trỡnh bày những nột chớnh về tỏc giả, tỏc phẩm.
- Gv cung cấp thêm thông tin về tg, tp ( ảnh chân dung, tp tiêu biểu, tư tưởng sáng tác...) qua cuốn " Từ điển văn học ".
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 27 phỳt
- Gv yêu cầu hs dựa vào phần tự đọc ở nhà để nêu cách đọc văn bản?
- GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc nối tiếp đến hết. (có nhận xét ).
- Hãy giải thích các chú thích trong văn bản ?
- Xác định nhân vật chính và tóm tắt lại văn bản ?
- GV cho HS nhận xột.
- GV khỏi quỏt.
- Hs chú ý vào phần 1 của văn bản để tìm chi tiết trả lời câu hỏi :
? Nhân vật Giôn xi đang ở vào hoàn cảnh như thế nào?
Hoàn cảnh ấy khiến cô có tâm trạng và suy nghĩ gì? (Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói của Giôn xi khi nhìn tấm mành )
- HS nêu ấn tượng của mình về nhân vật.
- Gv bổ sung
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: O Hen- ri ( 1862- 1910 ).
- Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Những tác phẩm của ông luôn toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động.
- Những tỏc phẩm chớnh( sgk)
2.Tác phẩm: 
- Văn bản là đoạn trích phần cuối truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng "
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc, chú thích.
- Đọc to, rõ thể hiện được sự chán chường, thất vọng của Giôn xi khi thấy những chiếc lá rơi và nỗi vui mừng, phấn khởi tràn đầy nghị lực của cô khi thấy chiếc lá cuối cùng. - Chỳ thớch( sgk)
*Tóm tắt: Giôn xi ốm nặng, nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng và nghĩ lúc đó cô cũng sẽ chết theo. Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn thoát khỏi ý nghĩ về cái chết và tự đấu tranh khỏi bệnh.Sau đó bạn gái đã cho cô biết đó là bức tranh của cụ Bơ men vẽ trong đêm mưa gió và cụ đã chết. 2. Phân tích 
a. Nhân vật Giôn xi.
- Bị bệnh sưng phổi rất nặng (mạng sống mười phần chưa chắc đã giữ được 1, chỉ còn chỗ dựa duy nhất là lòng yêu đời và nghị lực sống
-> chán nản, tuyệt vọng và tin rằng mình sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng lìa cành-> khi bảo Xiu kéo tấm mành lên, cô rất lạnh lùng, thản nhiên như chờ đón cái chết đã định sẵn.
* Tâm trạng chán nản, không tin vào sự sống của mình, vô cùng tuyệt vọng, yếu đuối chờ đợi phút chia tay với cuộc đời=> một cô gái rất yếu đuối không còn ý chí, nghị lực sống.
4.Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 4 phỳt 
Gv nhấn mạnh hoàn cảnh của nhõn vật Giụn- xi và tõm trạng chỏn nản tuyệt vọng của cụ, HS nghe, hiểu nội dung chính. 
5. Hướng dẫn về nhà(2 phỳt):: 
- Tóm tắt truyện
- Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm , tỡm hiểu nhõn vật Bơ- men và ý nghĩa tỏc phẩm nghệ thuật tuyệt tỏc của cụ.
- Đỏnh giỏ giỏ trị nội dung và nghệ thuật của truyện, rỳt ra bài học cho bản thõn.
Tuần: 8
Tiết: 31
 Ngày soạn: 08/10/2015
 Ngày dạy :15/10/2015
CHUYỂN TIẾT 27: 
Văn bản: Chiếc lá cuối cùng
 	 ( O. Hen ri )
c. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định trật tự ( 1 phỳt ):
2. Kiểm tra bài cũ( 5 phỳt ): 
- Tóm tắt ngắn gọn truyện.
- Nêu hoàn cảnh sống của Giụn- xi trong đoạn truyện.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tỡm hiểu văn bản.
 - Thời gian: 28 phút
GV giới thiệu chuyển tiếp bài học.
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- GV: Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi kéo mành lên lúc trời hửng sáng , Giôn xi phát hiện ra điều gì ? 
Phát hiện đó đã tác động tới Giôn xi như thế nào ? Vì sao ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Qua sự hội sinh của nhân vật em rút ra được cho mình bài học gì?
- Hs bộc lộ- Gv bổ sung
- Hs nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
 - Gv bổ sung
- Hs giới thiệu vài nét về nhân vật
- Gv bổ sung
? Cụ Bơmen đã làm gì để cứu ssống Giôn xi? Nhận xét của em về hành động đó?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Gv nêu vấn đề: Tại sao tác giả không để cụ Bơ men nói một lời nào về ý định của mình và cũng không miêu tả cảnh cụ vẽ chiếc lá?
- Hs thảo luận nhóm trả lời- Gv bổ sung
- Người hoạ sĩ già đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh nào ?
- Hoàn thành bức tranh, cụ Bơ men đã phải trả giá như thế nào ?
- Tại sao bức tranh đó, Xiu lại cho là một kiệt tác ? . (hs tự lí giải )
- Hs thảo luận để tìm ra đáp án
- Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả ? (Giôn xi tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, Bơ men đang khoẻ lại chết; Giôn xi bị xưng phổi gắn cuộc sống với chiếc lá cuối cùng, Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng lại chết vì bệnh xưng phổi )
- Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu những điều sâu sắc nào về tình cảm con người và vai trò của nghệ thuật chân chính ?
- Qua nghệ thuật kết thúc độc đáo của truyện cùng nội dung sâu sắc, cho em hiểu gì về tác giả O Hen ri ? 
Hoạt động 2: Luyện tập
- Thời gian: 7 phỳt
HS trình bày, Gv nhấn mạnh, chốt ý
a. Nhân vật Giôn xi ( tiếp).
- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
->Tự thấy mình là con bé hư, có tội vì đã muốn chết-> muốn ăn, soi gương, tiếp tục mơ ước vẽ Vịnh Naplơ. Vì cô đã cảm nhận được trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ.
=> Nhựa sống lên men, nghị lực sống lại hồi sinh, Giôn xi đã bước một bước quyết định qua ranh giới của cái chết để đến lãnh địa của sự sống.
=> lời khuyên với mọi người: Cần có niềm tin và nghị lực sống để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
- Lời kể chậm kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm đã góp phần thể hiện rõ diễn biến tâm lí nhân vật.
b. nhân vật Bơ men
- Cụ Bơ men là một họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, thất bại trong nghệ thuật, chuyên làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ để kiếm tiền, mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.=> điểm đáng quy: dù phải vất vả kiếm sống nhưng chưa bao giờ cụ từ bỏ ước mơ của mình, luôn dành tình cảm tốt đẹp cho 2 nữ họa sĩ trẻ ( Hs tìm chi tiết trong văn bản).
- Lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão=> hành động cao cả, sự hi sinh thầm lặng
- Tạo bất ngờ cho các nhân vật trong truyện, gây hứng thú cho người đọc, khắc sâu sự hi sinh âm thầm của cụ Bơ men.
- Mục đích vẽ tranh: cứu sống Giôn xi
- Hoàn cảnh vẽ : âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
- Bị viêm phổi nặng và đã chết vì bị sưng phổi.
- Hình ảnh chiếc lá:
+ Sinh động, giống thật.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngời.
+ Được vẽ bởi một hoạ sĩ lao động nghệ thuật quên mình.
- Sự kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập tạo lên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho người đọc. 
3. Tổng kết.
- Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
- Nhà văn có tài với những kết thúc truyện bất ngờ và có tấm lòng yêu thương, quý trọng người nghèo khổ.
III. Luyện tập:
- Suy nghĩ về hỡnh ảnh “chiếc là cuối cựng “
 trong truyện?
- Qua đó, em có cảm nhận gì về lòng nhân áI và nghị lực sống của con người?
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 3 phỳt
Gv khái quát giá trị của tác phẩm, treo sơ đồ (tự làm) và phân tích sơ đồ hệ thống lại kiến thức của văn bản: Hình ảnh chiếc lá cuối cùng là minh chứng cho tình yêu thương, lòng nhân ái và đức hi sinh cao cả, đồng thời gửi gắm thông điệp về tình yêu đời, yêu cuộc sống
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút): 
- Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bức hoạ chiếc lá cuối cùngmà cụ Bơ - men đã vẽ trong đêm mưa bão.
- Tìm hiểu trước bài " Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ". 
( Yêu cầu mỗi hs tự tìm hiểu dàn ý của văn bản, làm trước các bài tập ở phần luyện tập). 
 Kớ duyệt, ngày thỏng 10 năm 2015
 T.T
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 8
Tiết: 32
 Ngày soạn 09/10/2015
 Ngày dạy :15/10/2015
Lập dàn ý cho bài văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách lập ý và bố cục của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm 
2. Kĩ năng: Rèn cho HS cách xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợ với miêu tả và biểu cảm, kĩ năng viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
3. Thái độ:	 Giáo dục ý thức lập dàn ý trước khi viết bài.
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực hợp tỏc.
B. Chuẩn bị
1. Giỏo viờn: đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến bài học
2. Học sinh: tìm hiểu dàn ý củavăn bản, tập lập dàn ý theo các đề bài trong SGK
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2. KTBC(5 phỳt):
- Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học
- Thời gian: 20 phỳt	
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc văn bản " Món quà sinh nhật ".
- Bài văn trên có thể chia làm ba phần, hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần ?
- Hs thảo luận tìm các yếu tố sau:
- Truyện kể về việc gì ? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy ?
- Thời điểm, địa điểm và hoàn cảnh xẩy ra câu chuyện ?
- Chuyện xẩy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
- Câu chuyện diễn ra ntn ( mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc, yếu tố bất ngờ ) ?
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong văn bản? Tác dụng ?
- Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Gv: các nội dung trên chính là dàn ý của một văn bản tự sự.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 15 phỳt
- Hs khái quát dàn ý của một bài văn tự sự
- Gv chốt những ý cơ bản theo ghi nhớ SGK T 95
- Hs đọc ghi nhớ SGK tr 95
- Gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi trong sgk để sắp xếp thành dàn ý.
- Hs tự tìm.
- GV khái quát chung.
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
* Tìm hiểu văn bản " Món quà sinh nhật"
* Bố cục:
-Mb: Từ đầu đến " bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn" (Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật) .
- Tb: Tiếp theo đến "Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói " ( Tập trung kể về món quá sinh nhật độc đáo của bạn ) .
- Kb: Còn lại ( nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật ).
* Chi tiết cụ thể:
- Truyện kể về món quà sinh nhật.
- Ngôi kể : thứ nhất, xưng " Tôi ".
- Thời gian, địa điểm: buổi sáng tại bữa tiệc sinh nhật của " Tôi ".
- Buổi sinh nhật thật vui nhưng bạn thân lại đến muộn.
- Chuyện xẩy ra với hai người bạn: Tôi và Trinh.
- Nhân vật chính: Tôi và Trinh.
- Tính cách:
Tôi: nông nổi, nóng vội.
Trinh: hiền lành, chu đáo.
- Diễn biến : Tạo sự hiểu lầm, đưa giá trị bình thường của món quà, sau đó đưa ra giá trị thực của món quà.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm : hs tìm, gv nhận xét.
- Thứ tự kể : hiện tại nhớ về quá khứ, từ quá khứ lại trở về hiện tại. 
2. Dàn ý của một bài văn tự sự.
*Ghi nhớ ( SGK Tr 95) 
II.Luyện tập.
Bài 1.
MB: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm.
TB: - Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét song em vẫn bị gió rét hành hạ.
- Sau đó , em bé đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm . Năm lần em bé quẹt diêm, mộng tưởng hiện lên, diêm tắt em trở về với thực tại.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm: 
KB: Kết cục em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Còn mọi người qua đường không ai biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy
 4.Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 2 phỳt
- nêu dàn bài của một VBTS? N/vụ của từng phần trong VB ?
5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút): 
- Tập lập dàn ý cho các đề văn tr 103 để nắm chắc phương phỏp làm văn tự sự kết hợp yếu tố miờu tả và biểu cảm.
- Soạn bài " Hai cây phong ": Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi SGK.
Kớ duyệt ngày thỏng 10 năm 2015
 T.T
Nguyễn Thị Thúy

File đính kèm:

  • doc8tuan 8.doc