Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 10

Tiết : 39

Văn bản:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: . Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.

- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường.

- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểm và phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học.

3. Thái độ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và các loại rác thải khác một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	
Tiết :	37	
Tiếng Việt
Nói quá 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm và giá trị biểu cảm của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày; các biện pháp nói quá cơ bản.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong đọc hiểu; tạo lập văn bản và trong giao tiếp hàng ngày.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ nói quá đúng và hiệu quả trong các tình huống giao tiếp
B.Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ : ? Kể tên 1 số biện pháp tu từ đã học ở lớp 6 và lớp 7?
?Hãy chỉ và phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ sgk và trả lời các câu hỏi.
?: Cách nói của các câu tục ngữ, cao dao trên có đúng sự thật không, thực chất của việc nói quá sự thật đó nhằm mục đích gì?
?: So sánh 2 cách viết trên cách viết nào tăng sức biểu cảm?
?: Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là nói quá?
?: Nói quá có phải là nói dối sai sự thật không?
Học sinh chú ý bảng phụ theo dõi VD
- Không đúng sự thật.
- Nhấn mạnh.
- Tăng tính biểu cảm
- Suy nghĩ trả lời.
- Nói tác dụng của nói quá. KL: Nói quá là phóng đại mức độ, quy mô
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
1. Nói quá là gì?
a. VD: sgk
b. Nhận xét
a, Đêm tháng năm - chóng sáng.
Ngày tháng mười - chóng tối.
b, Mồ hôi thánh thót.
Mồ hôi nhiều
c. Ghi nhớ
2. Tác dụng của nói quá:
- Nói quá làm rõ hơn bản chất của đối tượng.
- Gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Bài tập nhanh: Bảng phụ
	Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá các VD sau:
Đêm nằm thì gáy o o 
Chồng yêu chồng bảo gáy cho vui nhà
Phân tích cách nói quá này chằm biểu hiện 1 sự thật.
Tình yêu và sự đam mê đã làm cho người chồng nhìn nhận về người vợ không chính xác, thậm chí là sự nhìn nhận, suy nghĩ, hành động khác hẳn mọi người.
Bảng phụ:
VD: a. Người đen như cột nhà cháy.
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
b. Điểm 10 của mình nhiều vô kể.
- Tính tình cậu ấy ruột để ngoài da..
? Đọc ví dụ và xác định biện pháp nói quá? Lấy ví dụ?
? Trong bài này cần ghi nhớ những gì?
Chia nhóm.
Y/c học sinh lên bảng điền
Chia nhóm.
- Phân tích VD
- Rút ra kết luận.
- Lấy ví dụ minh họa.
Học sinh đọc, ghi nhớ
Học sinh làm việc theo nhóm
a. Sỏi đáthành cơm: Thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động).
b. Đi lên đến tận trời: Vết thẳng chẳng có nghĩa lý gì, không phải bận tâm.
c. Thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh quyền sát đối với người khác.
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b. Bầm gan, tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. Nở từng khúc ruột.
đ. Vắt chân lên cổ.
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
Trơn như mỡ.
Nhanh như cắt
Lừ đừ như ông từ vào đền
Lúng túng như thợ may mất kim.
II. Một số biện pháp nói quá:
1. Nói quá kết hợp so sánh.
- Ăn như rồng cuốn.
2. Dùng những từ ngữ phóng đại.
- Ăn nhiều vô kể.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: 
Bài 4: 
4. Củng cố: 
1. Nói quá là gì? tác dụng của nói quá.
2. Một số biện pháp nói quá.
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Làm bài tập - Đọc bài mới.
*****************************************
Tiết 38	
Văn học
ôn tập truyện kí việt nam
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Trong thời gian 45 phút, giúp học sinh hệ thống hóa các truyền ký Việt Nam đã học từ đầu học kỳ trên các mặt: đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Từ đó bước đầu thấy được một phần quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu thể kỳ XX.
2.Kĩ năng: Rèn các kỹ năng ghi nhớ hệ thống hóa, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét kết luận về các tác phẩm cụ thể trong quá trình ôn tập.
- Cảm thụ những nét riêng, độc đáo của từng tác phẩm
3. Thái độ: Giáo dục các em ý thức tự học, tích lũy kiến thức trong quá trình học.
B. chuẩn bị: 
Thầy: soạn bài, hệ thống kiến thức.
Trò Lập bảng hệ thống các văn bản truyện kỹ đã học theo mẫu SGK
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của học sinh.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam đã học theo mẫu sau:
+ Giáo viên chia hs làm 4 nhóm, từng nhóm thống nhất đáp án (5 phút).
+ Đại diện nhóm lên bảng điền vào các cột mục (mỗi nhóm điền 1 bài (văn bản). Nhóm khác nhận xét).
+ Sau cùng giáo viên đưa bảng phụ đáp án chuẩn
+ Học sinh đã được chuẩn bị chu chu đáo từ ở nhà. 
- hs đối chiếu.
1. Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí VN
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung 
chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1. “Tôi đi học” 1941 - Thanh Tịnh (1911 - 1988)
2. “Trong lòng mẹ” 1990 - Nguyên Hồng (trích)
3. “Tức nước vỡ bờ” 1939 – N T Tố (1893 - 1954)
4. “Lão Hạc” 1943 - N Cao (1915 - 1951)
Truyện ngắn
Hồi ký
 Tiểu thuyết
 Truyện ngắn
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Tự sự (xen trữ tình)
- Tự sự
- Tự sự (xen trữ tình)
- Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học.
- Nỗi đau của chú bé mồ côi mẹ.
- Tình yêu thương mẹ của chú bé.
- Phản ánh chế độ tàn ác thực dân nửa PK.
- Ca ngợi sức sống tiềm tàng người phụ nữ nông thôn.
- Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ
- Tự sự kết hợp với chữ tình: kể xen miêu tả và biểu cảm.
- Hình ảnh so sánh gợi cảm.
- Lời văn đằm thắm, êm dịu đậm chất thơ.
- Hình ảnh ss, liên tưởng độc đáo, cảm xúc chân thật, nồng nàn.
- Miêu tả chân thực.
- Khắc họa nhân vật.
- Khắn họa tâm lý nhân vật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, chân thực đậm chất chiết lý và chữ tình.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh so sánh và phân tích những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản trong bài 2, 3, 4.
GV kết luận: Đó chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước cách mạng Tháng 8 – dòng văn học bắt đầu khởi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ những năm 30 và đầu những năm 40 của thể kỷ XX, đem lại cho văn học Việt Nam những tên tuổi nhà văn và tác phẩm kiệt xuất: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển.
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam về nhiều mặt: đề tài, chủ đề, thể loại đến xây dựng nhân vật, ngôn ngữ.
- Giáo viên đưa ra những câu hỏi nhỏ.
- Giáo viên nhìn vào bảng thống kê chốt lại kiến thức. 
* Hoạt động 3: Học sinh trả lời câu hỏi 3 sgk đã được chuẩn bị ở nhà.
Giáo viên cho học sinh viết thành đoạn văn cụ thể theo các yêu cầu trên. Cho học sinh đọc, giáo viên nhận xét, gợi mở thêm.
Học sinh thảo luận so sánh và phân tích những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản trong bài 2, 3, 4.
- Học sinh trả lời dựa vào bảng thống kê.
Học sinh cần xác định:
- Đoạn văn (hoặc nhân vật) mà em yêu thích nhất trong 3 văn bản đã học.
+ Đó là đoạn văn? trong VD? Của tác giả?
+ Lý do yêu thích.
+ Về nội dung tư tưởng.
+ Về hình thức nghệ thuật.
+ Lý do khác.
- Cách thức trình bày:
HS viết đoạn văn trình bày nội dungcụ thể theo yêu cầu trên
2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”
a. Giống nhau:
1. Về thể loại: Đều là văn tự sự (truyện ký hiện đại).
2. thời gian sáng tác: Trước cách mạng (giai đoạn 1930 - 1945).
3. Đề tài, chủ để: Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
4. Giá trị tư tưởng: Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, chân trọng những tình cảm, những phẩm chất cao đẹp của con người, lên án những gì tàn các xấu xa).
5. Giá trị nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực) cách kể chuyện và miêu tả, tả người, tả tâm lý cụ thể, hấp dẫn.
b. khác nhau: (chính là nét riêng của mỗi văn bản).
Câu hỏi 3 - SGK
IV. Củng cố:
1. Em hiểu truyền ký là gì? (thể loại và ký)
2. Kể tên những văn bản truyện ký đã học (4 văn bản).
V. Hướng dẫn: 
- Nhớ lại các văn bản truyện ký Trung Đại đã học ở lớp 6.
- So sánh với các truyện ký hiện đại đã học ở lớp 8.
- Đọc và soạn “Thông tin ngày trái đất năm 2000”.
**************************************************
Tiết :	39	
Văn bản:
Thông tin về ngày trái đất năm 2000 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: . Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. 
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. 
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểm và phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học. 
3. Thái độ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và các loại rác thải khác một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường
B.Chuẩn bị: - H/S : Đ ọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.	 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2.Kiểm tra bài cũ :
 1. Em còn nhớ khái niệm văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào?
2. Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nhật dụng nào? về những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa nào? cho vài ví dụ?
3. Bài mới : * GT vào bài:
- Vấn đề chung về môi trường.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
- ý thức bảo vệ môi trường như thế nào?
- “Ngày trái đất” là ngày gì? TS nước ta lần đầu tiên tham gia năm 2000 với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”? cần tìm những câu trả lời thỏa đáng trong bài học này.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên nêu yêu cầu đọc: ?Nêu xuất xứ văn bản?
Đọc rõ ràng, mạch lạc.
3 học sinh nối nhau đọc 1 lần văn bản.
? Em hiểu ô nhiễm? Polime? Khởi xướng?
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn, mỗi đoạn biểu đạt nội dung gì
? Theo em bài này thuộc kiểu loại văn bản nào? đề cập đến vấn đề gì?
- Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Việt Nam cùng hoạt động “Một ngày” để tỏ rõ sự quan tâm chung này
Hs đọc đoạn 1 và 2 sgk.
? Dùng bao bì bằng túi ni lông có nhiều cái lợi như đã nêu nhưng lợi bất cập hại. Vậy những cái hại của bao bì ni lông là gì? vì sao. Nx phương pháp thuyết minh của đv này?
GV: - Ni lông nhiều nơi công cộng gây mật mỹ quan.
- Rác thải gói trong túi ni lông -> gây độc hại.
- Túi ni lông, nhựa dưới hồ-> cá chết nhiều.
?Việc xử lý bao bì ni lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào? hạn chế biện pháp ấy.
GV: Giá thành tái chế quá đắt, gấp 20 lần sản xuất 1 bao bì mới-> nan giải.
?Em hãy đưa ra 1 đánh giá về mặt lợi và hại của việc dùng bao bì ni lông?
GV: bao bì ni lông xử lý khó, giá thành rẻ, tiện lợi -> nan giải với nhiều nước trên thế giới.
? Trong khi loài người chưa loại bỏ được, chưa có giải pháp thay thế giải pháp trước mắt chúng ta phải làm gì? tính ưu việt của những biện pháp đó là gì?
? Các biện pháp trên có thực hiện được không, đã giải quyết tận gốc chưa? vì sao?
?: Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình?
?: Theo dõi đoạn cuối: Từ nào được dùng đi dùng lại? 3 từ đó có ý nghĩa gì?
?Từ “Hãy” có ý nghĩa và tác dụng gì trong việc liên kết và kết thúc văn bản?
? Hãy thảo luận và nêu những hiện trạng đang tồn tại tại nước ta.
Dựa vào chú thích để giải thích.
Học sinh trao đổi và trình bày 3 đoạn.
1.-> Từng khu vực: sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của Ngày Trái Đất.
2.-> Trẻ sơ sinh: tác hại nhiều mặt và và nghiêm trọng
3.-> Môi trường: những việc cần làm
-> Còn lại và lời kêu gọi.
Học sinh cùng suy nghĩ trả lời
học sinh cùng phân tích và bổ sung ý kiến.
Học sinh nêu một số biện pháp mà bản thân biết
Học sinh khái quát tổng hợp và chốt ý
Học sinh thảo luận và nêu rõ từng biện pháp.
- Chủ yếu tác động vào ý thức con người.
- Triệt để là không sản xuất.
Học sinh liên hệ cụ thể.
Học sinh phân tích, suy luận và nâng cao vấn đề.
3 từ hãy tương ứng, thích hợp với 3 câu (ý) nêu ở phần đầu.
Học sinh đọc và suy ngẫm ghi nhớ.
Các vấn đề môi trường: chất thải công nghiệp: Mi won; Vedan.
I. GT chung:
- Lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất năm 2000.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Bố cục:
4. Xác định kiểu văn bản:
Văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên.
5. Phân tích:
a. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế không dùng bao bì ni lông.
Tính không phân hủy của nhựa plastic.
+ Lẫn vào đất cản trởTV.
+ Tắc đường dẫn nước thải.
+ Muỗi nhiều, dịch bệnh.
+ Chết các vi sinh vật.
+ Ni lông màu ô nhiễm thực phẩm.
- Chôn lấp: không phân hủy
- Đốt: gây chất đi ô xin độc hại.
- Tái chế: gặp nhiều khó khăn.
- kết hợp liệt kê với phân tích.
-> Dùng bao bì ni lông tiện lợi trước mắt nhưng hại lớn dài lâu.
b. Những biện pháp:
+ Hạn chế dùng.
+ Thông báo cho mọi người hiểu về hiểm họa của nó.
c. ý nghĩa của vấn đề (lời kêu gọi)
+ Hãy cùng nhau quan tâm.
+ Hãy bảo vệ trái đất.
+ Hãy cùng nhau hành động.
-> Lời kêu gọi khẩn thiết có ý nghĩa to lớn và trọng đại: trách nhiệm chung toàn nhân loại.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
4. Củng cố: 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh, vậy, thử nêu lên những yêu cầu của kiểu loại văn bản này?
2. Ngay sau bài học hôm nay em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
5. Hướng dẫn: - Học bài.
- Chuẩn bị kiểm tra văn học.
- Soạn “Ôn dịch thuốc lá”
********************************************
Tiết :	40	
Nói giảm nói tránh 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và giá trị biểu cảm của hai biện pháp tu từ này. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích và sử dụng biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp; Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức trong khi sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh vào quá trình tạo lập văn bản và đặc biệt trong giao tiếp nhằm tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
B.Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. 
	 	-Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C: Phươnh pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
 2.Kiểm tra bài cũ : 
1. Nói quá là gì? tác dụng của nói quá? Phân biệt nói quá với nói khoác?
(nói quá: là biện pháp tu từ, tăng giá trị biểu cảm. Nói khoác: không phải là biện pháp tu từ, không mang giá trị tích cực).
2. Xác định các biện pháp tu từ và chỉ rõ biện pháp nào là chính.
a. Chí ta lớn như biển đông trước mặt.
b. Mặt nhẵn như quầy hàng thịt.
c. Người cao như cây sào chọc khế.
(so sánh tu từ và dùng các từ ngữ phóng đại).
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cấu học sinh đọc ví dụ sgk.
? Giải thích ý nghĩa về cách dùng từ in đậm trong VD?
? TS ngưới viết ở đây không dùng bằng từ “chết” mà lại dùng từ ngữ khác?
? Vì sao tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?
? Cách nói nào nhẹ nhưng tế nhị hơn?
? Qua các VD em hiểu nói giảm nói tránh là gì? nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
? Trong thực tế có phải lúc nào cũng cần nói giảm, nói tránh không?
Hãy tìm trong những văn bản đã học về 1 VD nói giảm, nói tránh? Phân tích giá trị
GT: “Đi đời”- bị giết, nói đi đời tránh gây cảm giác ghê sợ, vừa hàm ý xót xa luyến tiếc.
GV: vừa phân tích VD, vừa phát vấn học sinh suy nghĩ và trả lời rút ra các cách nói giảm nói tránh. 
Y/ c học sinh lên bảng điền. 
Y/ C học sinh làm tại chỗ (cá nhân)
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: đại diện trình bày
Trao đổi nhóm
Tránh cg đau buồn.
Cách nói 2 nhẹ nhàng.
Học sinh rút ra khái niệm và tác dụng.
Cũng có lúc cần nói đúng sự thât, nói thẳng nói thật
Học sinh phân tích
 a. Đi nghỉ c. Khiếm thị d. Có tuổi
b. Chia tay nhau e. Đi bước nữa 
Câu a2, b2, c1, d1, e2
- Chị xấu quá!...chị có duyên đấy
- Anh già quá!...anh vẫn còn nhanh nhẹn lắm!
- Giọng hát chua loét - giọng hát chưa được ngọt lắm!
- Cấm cưới to – xin cười nhỏ một chút!
- Anh cút đi – có lẽ để khi khác sẽ nói chuyện này nhỉ?
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng với biện pháp đó: 
1. VD: sgk
2. Nhận xét:
- Tránh dùng từ chết để giảm đau buồn.
- Tránh từ ngữ thô thiển.
- Tránh nói căng thẳng, nặng nề.
* Ghi nhớ: sgk
VD: cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
II. Cách nói giảm, nói tránh:
- Dùng từ đồng nghĩa.
VD: chết -> đi, về, qua đời.
- Dùng cách nói phủ định.
VD: Bài thơ của anh không hay lăm (dở).
- Dùng cách nói tỉnh lược (nói trống).
VD: anh ấy như thế thì không được lâu nữa đâu. Anh ấykhông sống được lâu nữa đâu.
III. Luyện tập
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3: 
4. Củng cố: 1. Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì?
2. Có những cách nói giảm, nói tránh như thế nào?
5. Hướng dẫn: - Đọc kỹ bài.
- Làm bài tập.
- Đọc “câu ghép”.

File đính kèm:

  • doctuan 10 8.doc
Giáo án liên quan