Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2017-2018 - Hồ Thanh Tâm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là trợ từ, thán từ? Lấy ví dụ minh họa?

2.Bài mới

 a. Đặt vấn đề

 Tình thái từ là một khái niệm mới được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn theo chương trình cải cách năm 2002. Đây là một vấn đề khá phức tạp của tiếng việt trong phạm trù từ vựng. Vậy tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

 b. Bài mới

Hoạt đông 1: Chức năng của tình thái từ

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2017-2018 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRIỆU VÂN
TỔ: VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
BÀI: TÌNH THÁI TỪ
LỚP 8A
Giáo viên: Hồ Thanh Tâm
NĂM HỌC 2017-2018
Tiết 27 	Ngày soan: 19/10/2017
TÌNH THÁI TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- Khái niệm và các loại tình thái từ .
	- Cách sử dụng tình thái từ .
2.Kĩ năng :
 - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ : 
 - Giáo dục ý thức học tập.
 - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: 
- Soạn bài 
- Nghiên cứu bài
- Máy chiếu procheter
2. Chuẩn bị của trò: 
- Học bài cũ trợ từ, thán từ
- Làm bài tập
- Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP& KTDH:
 	- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình. 
 	- Kĩ thuật động não. 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là trợ từ, thán từ? Lấy ví dụ minh họa?
2.Bài mới
	a. Đặt vấn đề
	Tình thái từ là một khái niệm mới được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn theo chương trình cải cách năm 2002. Đây là một vấn đề khá phức tạp của tiếng việt trong phạm trù từ vựng. Vậy tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
	b. Bài mới
Hoạt đông 1: Chức năng của tình thái từ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Học sinh đọc ví dụ trên máy chiếu
- Các câu sau thuộc các kiểu câu gì ?
 a. Mẹ đi làm rồi à ? ( nghi vấn )
 b. Con nín đi ! ( cầu khiến ) 
 c. Thương thay cũng một kiếp người ! (cảm thán ) 
- Nếu bỏ các từ in đậm trong ví dụ (a), (b), (c) đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? Tại sao?
- Vậy từ : à , đi , thay dùng trong câu để làm gì ? 
- Từ “ạ’’trong ví dụ (d) biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
Giáo viên chốt: Các từ trên ta gọi là tình thái từ. Vậy em hiểu như thế nào là tình thái từ ?
- Theo em có mấy loại tình thái từ ?
GV gọi một học sinh đọc ghi nhớ 1 /sgk /81.
Bài tập nhanh : Xác định tình thái từ trong các câu sau :
Anh đi đi .
Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ ? 
Chị đã nói thế ư ? 
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ : sgk / 80
a . à → cấu trúc câu hỏi .
b . đi → cấu trúc cầu khiến.
c . thay → cấu trúc cảm thán.
d . ạ → sắc thái tình cảm (kính trọng,lễ phép.)
2. Ghi nhớ : sgk /81
Hoạt đông2: Sử dụng tình thái từ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Học sinh đọc ví dụ trên máy chiếu 
GVH : Ví dụ (a), (b) thuộc thể loại câu gì ? Người hỏi với thái độ như thế nào ? Xác định vai của người hỏi ? 
- Vd ( c, d ) thuộc thể loại câu gì ? Người cầu khiến với thái độ ntn ? 
- Từ đó, nêu cách sử dụng tình thái từ ?
 Gọi một học sinh đoc ghi nhớ 2 / sgk/81.
Bài tập nhanh : Cho câu : Nam học bài .
Dùng tình thái từ  để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên ?
 - Nam học bài à ? 
 - Nam học bài nhé !
 - Nam học bài đi !
 - Nam học bài hả ?
 - Nam học bài ư ?
*HS thảo luận trả lời nhanh trong vòng một phút 
II Sử dụng tình thái từ 
1.Vd /sgk /81.
2.Nhận xét : 
- a → hỏi thân mật (bằng vai).
- ạ→ hỏi lễ phép ( trên vai).
- nhé → cầu khiến, thân mật.
- ạ→ cầu khiến, kính trọng .
3. Ghi nhớ : sgk/81.
Hoạt đông 3: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1/ sgk /81.
HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2/ sgk /82. 
HS trao đổi nhóm.
Đại diện nhóm trình bà-.GV nhận xét - sữa chữa .
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3/ sgk /83. 
HS làm bài tập vào vở.
GV nhận xét - sữa chữa
III. Luyện tập 
BT1/ sgk /81: Xác định tình thái từ : 
Các câu dùng tình thái từ : b,c ,e ,i.
BT 2 /sgk / 82. Giải thích nghĩa của tình thái từ :
a/ Chứ : Nghi vấn.
b/ Chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định .
c/ Ư : hỏi với thái độ phân vân.
d/ Nhỉ : thái độ thân mật. 
e/ Nhé : dặn dò, thái độ thân mật. 
g/ Vậy : thái độ miễn cưỡng.
h/ Cơ mà : thái độ thuyết phục .
BT 3 /sgk/ 83. Đặt câu có tình thái từ. 
- Nó là học sinh giỏi mà !
- Đừng trêu nữa, nó khóc đấy !
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị !
- Em chỉ nói vậy để anh biết thôi !
- Con thích được tặng cái cặp cơ !
- Thôi đành ăn cho xong vậy 
3. Củng cố phần KT- KN:
 	- Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ?
 	- Em hãy nêu cách sử dụng tình thái từ? Cho ví dụ.
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. Dặn dò : 
 	- Học bài cũ. 
 	- Làm tiếp các bài tập còn lại.
 	- Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai 7 Tinh thai tu_12846657.docx