Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 112 đến 115 - Trường THCS Lê Lợi

1. Mục tiêu bài dạy:

 1.1. Kiến thức

- Giúp H nắm được đây là 1 v.b n/l : lí lẽ hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của nhà văn

1.2. Kĩ năng

 - Rèn k/năng đọc, phân tích cảm thụ v.b n/l .

1.3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu.

2. Chuẩn bị:

 SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 3. Phương pháp:

 - Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, giảng bình, hđ nhóm, cá nhân.

4.Tiến trình bài dạy:

4.1.ổn định tổ chức lớp.

4.2.KTBC:

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 112 đến 115 - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại: đây là cuộc tham thoại của những nhân vật nào ? Nội dung của cuộc tham thoại là gì? Vai trò xã hội của từng nhân vật trong cuộc hội thoại?
H: - Cuộc thoại của người cô và bé Hồng:
+ Người cô vai trên.
 Theo quan hệ thân tộc.
+ Bé Hồng vai dưới.
- Cả hai nói về người mẹ bé Hồng. Người cô cố ý gieo và đầu bé Hồng ý nghĩ hoài nghi k/miệt ruồng rẫy người mẹ đáng thương của nó .
G: Cho H thảo luận câu hỏi SGK để tìm hiểu lượt lời và đặc điểm của nó(3’):
?Trong cuộc hội thoại đó mỗi nhân vật có bao nhiêu lượt ? (Mỗi lần nói của người tham gia hội thoại được đánh dấu bằng dấu gạch ngang ở đầu dòng).
H: - Người cô bé H nói 6 lượt lời (bao gồm cả lần tươi cười kể chuyện cho H nghe)
 - Bé H được nói 2 lượt .
g Trong cuộc thoại này ai cũng được nói.
? Trong hội thoại người được quyền nói phải là người có điều kiện gì?
H: - Người tham gia hội thoại mới có quyền được nói và mới có lượt lời dành cho người đó. 
G: - Mỗi lần người cô hoặc bé H tham gia hội thoại g1 lượt lời.
? Vậy em hiểu lượt lời là gì ?
H: - Mỗi lần nói của người tham gia hội thoại gọi là 1 lượt lời. (lượt lời của mỗi người do người tham gia hội thoại xd, dựa vào tình huống giao tiếp cụ thể .) Nhưng trong khi hội thoại nhiều khi đến lượt lời của mình, ngưòi tham gia hội thoại lại không nói.
? Trong cuộc thoại này bao nhiêu lần lẽ ra bé H được nói nhưng lại im lặng khi đến lượt mình?
H: - Lẽ ra hai lần được nói nhưng lại im lặng khi đến lượt lời của mình:
 + Lần 1:  tôi cúi đầu không đáp.
 + Lần 2:  tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất.
? Theo em, trong hội thoại bé H im lặng khi đến lượt lời của mình có phải là cách thực hiện một lượt lời không? vì sao?
H: - im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là cách thực hiện một lượt lời g vì muốn bộc lộ thái độ của mình đối với người đối thoại .
? Sự im lặng của bé H thể hiện thái độ của H đối với những lời nói của người cô ntn?
H: - Bộc lộ thái độ bất bình đau đớn xót xa trước lời nói cay độc của người cô khi bà nói những lời cay độc của người cô về người mẹ đáng thương và kính yêu của bé H.
? Bất bình như vậy , nhưng sao không ngắt lời người cô khi bà nói những lời cay độc mà em không muốn nghe?
H: - Hồng ý thức được, em là người vai dưới phải biết giữ lịch sự tôn trọng lượt lời của người cô, nên em không cắt lời cô trong khi đối thoại.
? Vậy để giữ lịch sự và tôn trọng lượt lời người khác trong hội thoại, em thường xử sự ntn?
H: -Trình bày. GV cho H phân biệt nói tranh, nói cướp lời, nói chêm vào lời người khác .
? Trong hội thoại , việc sử dụng lượt lời góp phần bộc lộ tính cách , tâm lí của người tham gia hội thoại . Qua tìm hiểu lượt lời của người cô và bé H đã giúp em hiểu gì về tình cảm tâm lí của 2 nhân vật này ?
H: - Người cô tàn nhẫn ích kỉ.
 - Bé H giàu lòng yêu thương mẹ, biết kìm nén tình cảm , cảm xúc, lịch sự , tế nhị trong giao tiếp.
? Qua tìm hiểu ví dụ, rút ra những điều cần ghi nhớ trong bài học?
H: - Trình bày ghi nhớ :SGK.
Ghi bảng
I. Lượt lời trong hội thoại:
 1. Phân tích ngữ liệu:
- Trong cuộc hội thoại: 
 + Người cô được nói 6 lượt lời.
 + Bé H được nói 2 lượt lời.
- Im lặng khi đến lượt lời của mình để biểu thị thái độ.
- Để giữ lịch sự, tôn trọng người đối thoại:
 + Tránh cắt lời hoặc chêm lời người khác.
 + Không nói tranh lượt lời.
2. Ghi nhớ: sgk/ 93
 Hoạt động 2: Hướng H luyện tập. II. Luyện tập. 
Bài tập 1:
 a/ Nhân vật có số lượt lời nhiều nhất:
- Chị Dậu và cai lệ.
 b/ Vai trò xã hội của các nhân vật:
- xét về địa vị xã hội : cai lệ là người vai trên, chị Dậu là ngươig vai dưới.
 c/ Tính cách:
- Cai lệ : hống hách , tàn nhẫn.
- Chị Dậu : Thương chồng, có t2 mạnh mẽ chống lại cường quyền áp bức.
Bài 2:
 a/ Tham gia cuộc thoại của cái Tí và chị Dậu phát triển ngược nhau
Lúc đầu: cái Tí nói nhiều, hồn nhiên. Chị Dậu im lặng .
Về sau : cái Tí nói ít hơn chi Dậu.
 b/ Diễn biến cuộc thoại phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật:
Lúc đầu: cái Tí vô tư , nói nhiều vì nó chưa biết sắp bị bán đi. Chị Dậu đau xót về việc bán con g im lặng.
Về sau: cái Tí biết bị bán nên buồn tủi , ít nói. Còn chị Dậu vì phải thuyết phục con nên nói nhiều hơn.
 c/ Việc tả cái Tí hồn nhiên, hiếu thảog nổi bật nỗi đau của chị Dậu và nổi bật bất hạnh của cái Tí.
Bài 3:
Cuộc thoại giữa người mẹ và nhân vật tôi. 
Người mẹ nói 2 lượt lời , người con hai lần im lặng khi đén lượt lời của mình :
 	+ 1. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện.
+ 2. Ân hận xúc động.
Baì 4:
Cả hai nhân vật đều đúng , nhưng đúng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau:
+ Im lặng thể hiện sự tôn trọng người khác , để đ/bảo tế nhị trong giao tiếp giữ bí mật im lặng là vàng .
+ Im lặng trước h/n sai trái, trước b/công là hèn nhát, dại khờ.
4.4.Củng cố 
- GV cho H nhắc lại nội dung 2 bài học(Hội thoại)
 4.5. Hướng dẫn học bài.
- Hoàn thành bài tập. Viết đoạn văn đối thoại 
- Soạn bài “luyện tập đưa yếu tố biểu cảm ”
5.Rút kinh nghiệm.
 ------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 113	
 Văn bản: Đi bộ ngao du.
 (Trích Ê-min hay về giáo dục.)
 ™ Ru-xô. ˜
1. Mục tiêu bài dạy:
 1.1. Kiến thức
- Giúp H nắm được đây là 1 v.b n/l : lí lẽ hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của nhà văn
1.2. Kĩ năng
 - Rèn k/năng đọc, phân tích cảm thụ v.b n/l .
1.3. Thái độ:
 - Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu.
2. Chuẩn bị:
 SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 3. Phương pháp:
 - Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, giảng bình, hđ nhóm, cá nhân.
4.Tiến trình bài dạy:	
4.1.ổn định tổ chức lớp.
4.2.KTBC:
* Kiểm tra 15 phút:
Đề bài :
 Xuất sứ cảu văn bản “ Thuế máu” ? Nêu nét đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Thuế máu”.
Đáp án, biểu điểm:
 * Xuất sứ : văn bản Thuế máu trích từ chương I của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. ( 2đ)
 * Nội dung : ( 3đ)
 - Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa thủ đoạn tàn ác của thực dân
 - Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.	
 * Nghệ thuật( 4đ)
 - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, độc đáo, gây ấn tượng.
 - Kết hợp hiệu quả các ptbđ: NL, TS, BC,MT.
 - NT trào phúng,châm biếm sắc sảo, tài tình.
 - Từ ngữ, h/ả sinh động, gợi tả, gợi cảm.
- phép liệt kê, tương phản, câu hỏi tu từ được sdụng thành công.
- Luận cứ phong phú, xác thực, hùng hồn.
=> Lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Trình bày sạch sẽ : 1đ
Tổng : 10 điểm
4.3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
¯/ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tg, tp.
? Giới thiệu khái quát về thân thế và sự nghiệp văn 
chương của nhà văn Ru-xô?
H: -Trình bày sách giáo khoa.
? Hãy gthiệu về thiên tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục?
H: - Là thiên luận văn tiểu thuyết s.tác 1762
 - Nội dung đề cập đến việc giáo dục 1 em bé từ khi mới chào đời đến khi khôn lớn trưởng thành. Đó là Êmin, 1 n.vật tưởng tượng được nuôi dưỡng từ khi thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường d/chủ và tự do mà trí tuệ và n.cách, thể lực ngày càng phát triển tốt đẹp.
- Tác phẩm gồm 5 g.đoạn l.tiếp của quá trình giáo dục.
? G.thiệu vị trí của v.b “đi bộ ngao du” trong t.p “Êmin hay về giao dục” ?
H: -T.bày.
GV hướng dẫn H đọc bài : to, rõ ràng, dứt khoát.
GV đọc đoạn 1ă 2 h/s đọc hai đoạn còn lại. 
? Em hiểu ngao du là gì? Từ đó em hiểu đi bộ ngao du là ntn?
H: - Đi du lịch đó đây bằng hình thức đi bộ. 
? Tìm 1 từ chỉ phg tiện đi lại mà người đi bộ không muốn phụ thuộc?
H: - Chú thích từ “phu trạm”.
¯/ Hoạt động 2: Hướng dẫn H phân tích. 
? V.b được viết theo phương thức b/đạt nào? Vì sao?
H: - Nghị luận ,vì t.g s.dụng lí lẽ + dẫn chứng để xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, q.điểm đi bộ ngao du thú vị và bổ ích hơn đi ngựa.
? Để làm s.tỏ v.đề đó, t.g đã lập luận bằng 3 l.điểm, mỗi l.điểm được trình bày bằng 1 đ.văn . Hãy tóm tắt ngắn gọn 3 l.điểm ?
H: 1. Đi bộ được hoàn toàn tự do.
 2. là dịp trau dồi t2.
 3. rất tốt cho s.khoẻ.
? Các l.điểm có quan hệ ntn với v.đề cần giải quyết trong bài n/luận ?
H: - Các l.điểm c.xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra là lợi ích của đi bộ ngao du.
? Xác định bố cục của bài ?
- 3 phần tương đương với 3 luận điểm.
? Trật tự sắp xếp các luận điểm trong bài có hợp lí không?
H: - Hợp lí chặt chẽ, tự nhiên, phù hợp với lôgích của cuộc sống con người. 
? Thử thay đổi trật tự sắp xếp các luận điểm trong bài ? Hãy giải thích tại sao lại thay đổi như vậy?
H: - Trình bày lí do tại sao lại thay đổi vị trí luận điểm .
? Theo em tại sao nhà văn Ru-xô lại đặt luận điểm “ đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và t2” xuống cuối cùng ?
(Phải chăng trật tự sắp xếp các luận điểm trong bài là thể hiện khát vọng tự do và khát vọng trau dồi tri thức của Ru-xô? )
H: - Trình tự sắp xếp các l.điểm trong bàiăk/vọng tự do và trau dồi tri thức của Ru-xô.
? Đọc lại đoạn văn thể hiện luận điểm này?
H: - Đọc.
? Xác định câu chủ đề, câu nêu luận điểm ?
H: xác định: “đi bộ ngao duhơn đi ngựa”
? Tác giả làm sáng tỏ câu chủ đề (câu nêu luận điểm )bằng lí lẽ và dẫn chứng nào ?
H: - Liệt kê : 1-đi bộ ngao du ta được hoàn toàn tự do
 2-có điều kiện để quan sát
 3-chẳng phụ thuộc vào ai
? Chủ đề của đoạn này rất l.hoạt khi là ta, khi là tôi, là Ê-min. Hãy phát hiện sự khác nhau giữa các từ nhân xưng đó .
(Khi nào dùng từ ta, tôi, E-min ?)
H: - Khi nào muốn bộc lộ 1 chân lí kq mang ý nghĩa chung cho tất cả mọi người tác giả dùng từ “ta” . Vì ông cho rằng mọi người cũng có cảm nhận như mình khi nói về hứng thú đi bộ ngao du.
- Những nhận định kq ấy được thể nghiệm bằng sự từng trải cá nhân nhà văn. Nên khi nói về những cảm nhận hứng thú của riêng mình về đi bộ ngao duătác giả xưng “tôi”
- Còn E-min là sự phân thân của cái tôi . Những trải nghiệm của cái tôi được thể hiện dưới dạng kể chuyện về E-min, em đang nói những hứng thú tuyệt diệu do đi bộ ngao du mang lại vì ở chỗ nào em cũng được giải trí, được làm việc, nghỉ ngơi.
? Sự kết hợp các mạch xưng hô ta, tôi, E-min có tác dụng làm cho lời văn ntn?
H: Tránh được sự khô khan sinh động, tạo sắc thái đa dạng, hấp dẫn cho lời văn, làm cho lời văn mang đậm âm điệu sắc thái cá nhân.
?Em có nhận xét gì về việc dùng lí lẽ + dẫn chứng trong quá trình lập luận ? Từ đó nhận xét cách lập luận của nhà văn trong luận điểm này? 
H: - lí lẽ khách quan, chân thực. 
 - dẫn chứng phong phú giàu chất liệu cuộc sống của chính nhà văn.
 - Trình bày, lập luận chặt chẽ bằng lí lẽ + dẫn chứng phong phú ăđi bộ ngao du hoàn toàn tự do
? Hiện lên c/dung t2 của Ru-xô ntn?
H: - Trình bày.
Ghi bảng
A. Giới thiệu chung
 1.Tác giả: (1712-1778).
 - Nhà văn , nhà hđ xã hội, 
nhà triết học vĩ đai của
 nước Pháp TK 18.
2. Tác phẩm:
- Văn bản “Đi bộ ngao du” thuộc q’ 5 của thiên tiểu thuyết “Ê-min hay về giáo dục”-1762.
B. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc và chú thích.
 2.Thể loại, bố cục
- PTBĐ : nghị luận
- Bố cục : 3 phần
’Sắp xếp chặt chẽ, TN, phù hợp với logich của cuộc sống.
3. Phân tích.
a. Đi bộ ngao được hoàn toàn tự do:
- Lập luận chặt chẽ kết hợp lí lẽ + t/c’ , lí luận và chất liệu cuộc sống t2 của nhà văn.
’Ru-xô quí trọng tự do.
4.4. Củng cố 
 ? Lợi ích của việc đI bộ ngao du qua luận điểm 1 của văn bản ?
4.5. Hướng dẫn học bài.
 	 - Học bài cũ: nắm chắc các luận điểm
 	- Chuẩn bị bài tiết tiếp theo
5. Rút kinh nghiệm:
 -----------------------------------------------
Ngày soạn
Ngày giảng : Tiết 114
Văn bản: Đi bộ ngao du.
(Trích Ê-min hay về giáo dục.)
 ™ Ru-xô. ˜
1. Mục tiêu bài dạy:
 1.1. Kiến thức
- Giúp H nắm được đây là 1 v.b n/l : lí lẽ hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của nhà văn
1.2. Kĩ năng
 - Rèn k/năng đọc, phân tích cảm thụ v.b n/l .
1.3. Thái độ:
 - Giáo dục cho HS ý thức học tập, nghiên cứu.
2. Chuẩn bị:
 SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 3. Phương pháp:
 - Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, giảng bình, hđ nhóm, cá nhân.
4.Tiến trình bài dạy:
4.1.ổn định tổ chức lớp.
4.2.KTBC:
? Theo em, đi bộ ngao du sẽ đạt được lợi ích nào.
- Yêu cầu cần đạt: - Lợi ích của đi bộ ngao du.
+ Người đi được hoàn toàn tự do.
+ Những điều thú vị của người ngao du: Đi bộ 
- Ưa lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
- Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả (dòng sông, khu rừng, hang động, mỏ khoáng sản ).
- Chẳng phụ thuộc vào ngựa hay gã phụ trạm.
-> Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi.
4.3. Bài mới
Hoat động của thầy và trò
Ghi bảng
? Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản cho biết tác giả đã trình bày luận điểm nào ?
H: - Trình bày, GV ghi bảng.
? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ dẫn chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?
H: - dùng bút chì liệt kê các lí lẽ dẫn chứng.
? Tại sao tác giả lại khẳng định đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go ?
(? Em hiểu gì về Ta-lét, Pla-tông )
H: - họ là những nhà toán học, triết học vĩ đại của Hi Lạp thời cổ. Họ là những người luôn quan sát, suy ngẫm, tìm tòi trong lúc dạo chơi.
 - Vậy khẳng định đi bộ ngao du là đi như Ta-lét  là đi dạo đó đây, là luôn quan sát, nghiền ngẫm ,tìm tòi từ th nhiên rộng lớn, bởi thnhiên là một trường học lớn, là cả 1 kho tàng tri thức .
? Theo tác giả nếu đi như Ta-lét sẽ thu nhận được những kiến thức gì?
H: - Thu nhận kiến thức về nông nghiệp về TN học cứ như ngọn gió ùa vào cửa sổ trí tuệ mà con người luôn khao khát. Đây là một cách học gần gũi vói thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiênkhác xa với cách học giáo điều hình thức .
? Những kiến thức đã thu được khác với kiến thức của các nhà triết gia phòng khách ntn?
H: - Phòng sưu tập của Ê-min là cả trái đất.Cái mà các nhà triết học phòng khách tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó. Nghiã là mọi vật phải đứng đúng chỗ như nó đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà sinh động, 1 sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể làm tốt hơn.
? Vậy để nói về sự hơn hẳn các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du tác giả đã dùng cách nói ntn? 
? Trong đoạn văn này tần số của “tôi” và “ta”rất ít. Nhưng thay vào đó là 2 chữ “ai” và “Ê-min”. Em cho biết c dùng của từ ngữ này?
H: - Hai chữ “ai” cũng mang nghĩa tương tự như chữ “ta” trong dạng thức câu nghi vấn .
 - Ê-min có thể xem là người đại diện cho cái tôi, là thực tiễn sinh động để bổ sung cho lí lẽ của tác giả đã nêu trong 2 câu đối với “ai”_những người đi bộ ngao du để quan sát, nghiền ngẫm , tìm hiểu thiên nhiên làm vốn kiến thức cho mình .
? Từ đó em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong luận điểm này?Tác dụng của cách diễn đạt đó?
H: - lập luận chặt chẽ bằng lí lẽ, dẫn chứng phong phú, có tính hiển nhiên , sử dụng diễn đạt so sánh giàu tính thuyết phục ăKhẳng định đưa con người vào trong tự nhiên , gần gũi với tự nhiên để suy ngẫm , tìm hiểu tự nhiên để mở rộng kiến thức , hiểu biết và phát triển nhân cách.
? Đọc đoạn văn 3? Đoạn văn trình bày luận điểm nào?
H: - Đọc và nêu luận điểm :
Tác giả đưa ra lí lẽ dẫn chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm “đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần”.
- Liệt kê lí lẽ dẫn chứng.
? Trong đoạn văn này tác giả chỉ dùng duy nhất có 1 từ “tôi” trong khi từ “ta” vẫn giữ nguyên7 lần như đoạn đầu. Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy phân tích?
H : - Những gì đọng lại trong tác giả, nảy sinh trong tôi sau chuyến ngao du đi bộ trở về nhà cũng chính là những hứng thú và niềm vui của mọi người “của ta”.
 - ở đây cái ta lấn át cái tôi, bởi cái tôi đã hoà vào cái ta, đã thành cái ta. Chân lí đi bộ ngao du không còn của riêng tác giả mà là của mọi người. Để rồi tác giả khẳng định khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ .
? Nhận xét cách lập luận trong đoạn văn này của tác giả?Hiệu quả của cách lập luận ấy?
H: - Sử dụng hình ảnh so sánh đối lập hai tâm trạng của người đi bộ và người đi xe ngựa .
 - Sử dụng liên tiếp tính từ và câu cảm thán .
 - Lí lẽ sắc bén mang tính khái quát từ sự trải nghiệm của bản thân nhà văn, giàu cảm xúc nhà văn đã thay cho mọi người nói lên những cảm nhận h thú tuyệt vời mà đi bộ ngao du mang lại...
¯/ Hoạt động 3: Hướng dẫn H tổng kết.
Em hãy chốt lại kiến thức cần nhớ về văn bản ?
Đọc ghi nhớ : SGK – GV tổng kết lại bài học.
¯/ Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập. 
- Đọc diễn cảm ? Trình bày sơ đồ lập luận của văn bản?
Đi bộ ngao du
Được h.t tự do 
Là dịp trau dồi tri thức
Để tăng cường sức khoẻ và t2
b. Đi bộ ngao du là dịp trau dồi tri thức:
- Lập luận bằng lí lẽ + dẫn chứng có tính chất h/nhiên + so sánh .
’đi bộ ngao du là dịp con người hoà vào thiên nhiên để suy ngẫm, t.hiểu mở rộng kiến thức hiểu biết và phát triển nhân cách.
c. Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần:
- Lập luận bằng hình ảnh so sánh đối lập, bằng tính từ, câu cảm thán’ cảm nhận hứng thú về đi bộ ngao du mang lại: sức khoẻ được tăng cường, tinh thần sảng khoái.
4 Tổng kết:
 4.1. Nghệ thuật.
 4.2. Nội dung.
4. 3.Ghi nhớ: SGK.
V/ Luyện tập:
4.4. Củng cố 
? Tại sao tác giả lại đặt luận điểm “ đi bộ ngao du được hoàn toàn tự do” lên vị trí đầu trong văn bản?
4.5. Hướng dẫn học bài.
 	 - Học bài cũ: nắm chắc các luận điểm, ND phần ghi nhớ, phân tích được cách lập luận của tg.
 	- Chuẩn bị bài “ Hội thoại”( tiếp theo)
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 115
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm
vào bài văn nghị luận.
 1. Mục tiêu cần đạt.
 1.1 Kiến thức
- Giúp Hcủng cố những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Vận dụng hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, đoạn , bài văn nghị luận
 2. Chuẩn bị:
- SGK + sách giáo viên.
 3. Phương pháp
- Cho H thực hiện từng bước .
 4. Tiến trình bài dạy
 4.1. ổn định tổ chức lớp.
 4.2. KTBC:
 ? Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong bài văn nghị luận ?
Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn.
->vai trò phụ nhưng cần thiết.
4.3. Bài mới:
.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý :
G: Yêu cầu H đọc đề bài sgk.
H: - Đọc . GV ghi bảng.
G: Yêu cầu H lên bảng thực hiện bước tìm hiểu đề .
H: - Thực hiện .
? Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận trên theo em cần triển khai những luận điểm nào?
H: - Trình bày hệ thống lđiểm (căn cứ vào bài tập 1 để xác định các luận điểm)
- Bổ ích cho việc nâng cao kiến thức 
( mở rộng, khắc sâu )
- Bổ ích về tư tưởng, tình cảm (yêu thiên nhiên , qhg đất nước con người,tự hào về dân tộc)
- Bổ ích về thể chất (tăng cường sức khoẻ)
- Đem lại nhiều niền vui cho tuổi trẻ (được vui chơi giữa cuộc sống thiên nhiên và trong cuộc sống xã hội )
? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? vi sao?
H: Cách sắp xếp các luận điểm trên là chưa hợp lí vì hệ thống luận điểm còn trùng chéo (b.c), chưa phù hợp và lô gích với cuộc sống con người. Bởi đi tham quan du lịch là dịp ta quan sát , nghiền ngẫm , tìm hiểu mở rộng kiến thức và cuối cùng là những cảm giác vui buồn nảy sinh sau chuyến du lịch tham quan.
? Nên sửa hệ thống luận điểm ntn cho phù hợp cho vấn đề nghị luận?
H: - Trình bày GV ghi bảng phụ .
G: Cho H xây dựng dàn bài .
H: - lên bảng thực hiện .
 Hoạt động 2: Hướng dẫn H đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận .
? Đọc đoạn văn xác định vị trí của đoạn văn trong văn bản “đi bộ ngao du”_Ru-xô.
H: - đoạn cuối của văn bản Ư trình bày luận điểm: Đi bộ ngao du rất tốt cho sưc khoẻ và tinh thần .
? Tác giả đã đưa yếu tố biểu cảm vào trong doạn văn này bằng cách nào ?
- Bằng dùng từ biểu cảm : biết bao .
- Bằng dùng câu cảm thán (4câu).
- Bằng nghệ thuật dùng hình ảnh tương phản đối lập giã người đi bộ và người ngồi trên xe ngựa.
? Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến thật nhiều niềm vui” thì luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
H: - Trình bày (tìm thêm nhiều niềm vui cho bản thân )
? Đọc đoạn văn nghị luận sgk và cho biết đoạn văn đã thực hiện được hết cảm xúc đó chưa ?
H: - Chưa bộc lộ được hết cảm xúc của em.
? Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó?
H:- Sử dụng câu văn biểu cảm (câu cảm thán, n/v)
 - Sử dụng từ ngữ biểu cảm, hình ảnh đói lập như đoạn văn đã trình bày (Trạng thái tâm lí của Lệ Quyên)
? Em có định dùng từ ngữ , các đặt câu mà sgk gợi ý không? Em cần sửa lại các từ ngữ , cách đặt câu đó không và sử lại ntn?
H: Trình bày cách sử dụng t

File đính kèm:

  • docTuan 28- tiet 109- 112.doc
Giáo án liên quan