Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 11: Câu ghép

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

Ở lớp 7, các em đã được học qua loại câu ghép. Ở chương trình lớp 8, các em sẽ tiếp tục học kĩ hơn về loại câu này. Cụ thể trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

(Phân tích tình huống mẫu nhằm tạo động lực thúc đẩy HS học tập một cách chủ động, HS tự tìm tòi cách giải quyết câu trả lời dựa theo hướng dẫn của GV)

- GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn mục I/Sgk/111.

- GV ghi ba câu in đậm lên bảng phụ.

- Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.

Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 11: Câu ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Tiếng Việt
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Về kiến thức:
- Biết được khái niệm của câu ghép.
- Biết được cách nối các vế câu ghép.
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm và thái độ nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
 2. Về kĩ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép.
- Rèn kĩ năng dùng câu chính xác.
 3. Về thái độ: 
- Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp với đặc điểm của chúng.
Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).
- Năng lực thẩm mỹ (cảm thụ và sáng tạo).
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phân tích ngôn ngữ, vấn đáp, thuyết giảng, phân tích tình huống mẫu, học theo nhóm, thực hành có hướng dẫn. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ, chuẩn bị tư liệu giảng dạy (SGK, video, giáo án điện tử), thiết kế bài học.
- Học sinh: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh ?
- Khi nào không cần nói giảm nói tránh ?
Khi cần nói năng lịch sự, có văn hóa.
Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật.
Khi muốn thuyết phục người nghe.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Ở lớp 7, các em đã được học qua loại câu ghép. Ở chương trình lớp 8, các em sẽ tiếp tục học kĩ hơn về loại câu này. Cụ thể trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
(Phân tích tình huống mẫu nhằm tạo động lực thúc đẩy HS học tập một cách chủ động, HS tự tìm tòi cách giải quyết câu trả lời dựa theo hướng dẫn của GV)
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn mục I/Sgk/111.
- GV ghi ba câu in đậm lên bảng phụ.
- Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm. 
Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lanh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học. 
- GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện mục 3/I Sgk/112 (trình bày kết quả phân tích 3 câu trên theo mẫu). 
(Phương pháp phân tích tổng hợp - nhằm giúp học sinh rút ra khái niệm và cấu tạo ngữ pháp của câu ghép)
=> Qua tìm hiểu các ví dụ, cũng như những kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết:
+ Câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép ?
+ Em hãy cho biết thế nào là câu ghép và nó có cấu tạo ngữ pháp như thế nào ?
- GV kết luận. 
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn mục I Sgk/111. 
- GV yêu cầu HS hãy tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn. 
(Phương pháp vấn đáp, đàm thoại - nhằm giúp HS nắm được các cách nối các vế câu ghép) 
- GV: Trong mỗi câu ghép trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
- GV: Hãy cho biết câu ghép sau sử dụng cách nối gì để nối các vế câu. 
- “Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học” (câu 3).
- GV: dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, em hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép ?
- GV kết luận. 
* Hoạt động 3: Luyện tập
(Thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm - nhằm giúp HS tạo niềm hứng thú học tập, HS giúp đỡ nhau tìm hiểu và vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập câu ghép)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm 1 yêu cầu.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV mời 2 HS lên bảng thực hiện phần a,d. 
- GV yêu cầu các HS dưới lớp cùng thực hiện, nhận xét và đọc các câu còn lại.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. 
- GV nhận xét, hướng dẫn HS cách chuyển đổi câu theo yêu cầu 3a, 3b để HS tự thực hiện các câu còn lại.
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV gọi 3 HS lên bảng đặt câu.
- GV nhận xét.
- GV kết luận.
* Hoạt động 4: Củng cố bài học
- GV tổ chức trò chơi học tập “Nhanh như chớp”: trong vòng 30 giây, GV gọi 1 HS bất kì, HS phải trả lời câu hỏi được nêu ra, nếu trả lời đúng sẽ có thưởng. 
(Phương pháp tia chớp - nhằm giúp HS ôn lại kiến thức vừa học, tạo bầu không khí thoải mái cho lớp học.)
 + Câu ghép là gì ?
 + Nêu cách nối các vế câu ?
 + Em hãy đặt một câu ghép ?
 + Em hãy đặt một câu ghép với cặp từ hô ứng “vừa - đã” ?
==> GV nhận xét, đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
- 3 HS phân tích câu theo yêu cầu (mỗi HS 1 câu).
- Các HS khác nhận xét. 
+ Cụm C-V “những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi” làm bổ ngữ cho động từ quên.
+ Cụm C-V “mấy cành hoa tươi / mỉm cười” làm bổ ngữ so sánh cho động từ nảy nở. 
- Chú ý lắng nghe. 
- HS trình bày kết quả phân tích 3 câu trên theo mẫu. 
- Nhận xét. 
- HS trả lời: 
 + Câu 2: câu đơn.
 + Câu 3: câu ghép. 
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ SGK/112. 
- HS quan sát đoạn văn mục I Sgk/111. 
- Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn.
- HS khác nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- 2 HS trả lời: 
 + Câu 1: QHT “và” + dấu phẩy. 
 + Câu 2: QHT “vì” + QHT “và”. 
- QHT “vì” + dấu hai chấm.
- Nêu ví dụ, nêu những cách dùng để nối các vế câu. 
- Đọc ghi nhớ Sgk/112. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
- HS trao đổi ý kiến trong nhóm 4 HS, ghi lại kết quả vào bảng phụ và cử đại diện nhóm trình bày. 
- Các HS ở nhóm khác nhận xét. 
- 2 HS lên bảng thực hành.
- Các HS còn lại cùng thực hiện các câu còn lại và nhận xét. 
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện chuyển đổi câu 3a.
- HS khác nhận xét. 
- HS tiến hành đặt câu.
- HS khác nhận xét. 
- HS chơi trò chơi. 
Đặc điểm của câu ghép: 
Bài tập:
VD: Mục I Sgk/111.
- Câu 1: 
 + Tôi quên (cụm C-V nòng cốt câu).
 + Những cảm giác trong lòng sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi (cụm C-V làm thành phần phụ). 
 + Mấy cành hoa tươi / mỉm cười  (cụm C-V làm thành phần phụ). 
=> Cụm C-V nòng cốt câu bao chứa các C-V làm thành phần phụ; các cụm C-V làm thành phần phụ bị bao chứa trong cụm C-V nòng cốt. 
- Câu 2: 
 + Mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp (Câu có 1 cụm C-V). 
- Câu 3: Câu ghép có 3 cụm C-V.
 + Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi,
 + Chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn:
 + Tôi / đi học. 
* Ghi nhớ: Sgk/112.
Cách nối các vế câu: 
VD: Mục I Sgk/111. 
- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường / rụng nhiều và trên không có những đám mây / bàng bạc , lòng tôi / lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (Câu 1)
- Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi / không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết. (Câu 2) 
*Ghi nhớ Sgk/112 
Luyện tập:
Tìm câu ghép, nêu cách nối các vế câu:
Câu 3: U van Dần, u lạy Dần ! (Dấy phẩy)
 Câu 5: Chị con cps đi u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! (Dấu phẩy)
 Câu 6: Sáng ngày người tư đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. (Dấu phẩy)
Câu 7: Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (QHT “nếu” + Dấu phẩy)
Câu 1: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (Dấy phẩy).
 Câu 2: Gía những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy ma cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (QHT “giá” + Dấu phẩy).
Câu 2: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (không dùng từ nối, sử dụng dấu hai chấm)
Câu 3: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão bởi vì lão lương thiện quá. (QHT “bởi vì”). 
Đặt câu với cặp quan hệ từ:
Vì bạn ấy chăm chỉ học tập nên kết quả bài kiểm tra rất tốt.
Nếu các em chưa hiểu bài thì cô sẽ giảng lại lần nữa.
Tuy gia đình của em còn gặp nhiều khó khăn nhưng em sẽ cố gắng khắc phục để đến trường đều đặn.
Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn vẽ rất đẹp. 
Chuyển đổi câu ghép:
Bạn ấy chăm chỉ học tập nên kết quả bài kiểm tra rất tốt.
==> Kết quả bài kiểm tra rất tốt vì bạn ấy chăm chỉ học tập.
Đặt câu với mỗi cặp từ hô ứng: 
Tôi vừa đi nó đã đến.
Ba mẹ bảo sao con làm vậy.
Cô giáo càng vỗ vé càng khóc khóc nhè. 
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học.
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh SGK/114118
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docxBai 11 Cau ghep_12840661.docx
Giáo án liên quan