Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh

A. KHỞI ĐỘNG.

Gv:

 - Thầy xin trân trọng giới thiệu: Giờ học hôm nay của lớp chúng ta có các thầy cô giáo trong huyện về dự, đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng .

 - Mời các em ngồi xuống, chuẩn bị sách vở để học bài.

GV: Sau đây các em cùng lắng nghe nghệ sĩ Đình Cương ngâm thơ hai câu ca dao.

Gv: Bật băng lời:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

? Câu ca dao khi được nghệ sĩ ngâm lên, gợi cho em cảm xúc gì?

Hs: Đây là hai câu ca dao em đã đọc và khi nghe nghệ sĩ ngâm thơ em rất thích. Giai điệu du dương, trầm bổng, ngọt ngào, làm cho em càng thấm thía công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

Gv: Hai câu ca dao các em vừa nghe, được làm theo thể thơ lục bát. Vậy điều gì khiến cho câu ca dao trên, làm theo thể lục bát lại có giai điệu ấy. Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em tìm hiểu về thể thơ và cách làm thơ lục bát.

- Các em mở SGK trang 155, ghi bài học.

 Môn: Ngữ văn 7 - Bài 13 - tiết 68: Làm thơ lục bát.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7
Bài 13 - tiết 68: Làm thơ lục bát.
A. KHỞI ĐỘNG.
Gv:
 	- Thầy xin trân trọng giới thiệu: Giờ học hôm nay của lớp chúng ta có các thầy cô giáo trong huyện về dự, đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng .
 - Mời các em ngồi xuống, chuẩn bị sách vở để học bài.
GV: Sau đây các em cùng lắng nghe nghệ sĩ Đình Cương ngâm thơ hai câu ca dao.
Gv: Bật băng lời:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
? Câu ca dao khi được nghệ sĩ ngâm lên, gợi cho em cảm xúc gì?
Hs: Đây là hai câu ca dao em đã đọc và khi nghe nghệ sĩ ngâm thơ em rất thích. Giai điệu du dương, trầm bổng, ngọt ngào, làm cho em càng thấm thía công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
Gv: Hai câu ca dao các em vừa nghe, được làm theo thể thơ lục bát. Vậy điều gì khiến cho câu ca dao trên, làm theo thể lục bát lại có giai điệu ấy. Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em tìm hiểu về thể thơ và cách làm thơ lục bát.
- Các em mở SGK trang 155, ghi bài học.
 Môn: Ngữ văn 7 - Bài 13 - tiết 68: Làm thơ lục bát.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Gv: Để biết cách làm thơ lục bát, trước tiên các em tìm hiểu về luật thơ lục bát.
I. LUẬT THƠ LỤC BÁT.
1. Số câu, số tiếng.
Gv: Bấm máy bài ca dao (SGK)
Gv: Các em chú ý lên bảng. Một em hãy đọc to bài ca dao, các em khác chú ý theo dõi bạn đọc. 
Hs đọc.
Gv: Nhận xét cách đọc: Em đọc to, rõ ràng, nhưng cần chú ý đọc diễn cảm hơn.
Gv: Các em quan sát vào bài ca dao và cho thầy biết bài ca dao có mấy cặp câu? Ở mỗi dòng trong từng cặp có mấy tiếng?
Hs: Bài ca dao có hai cặp câu. Trong mỗi cặp, dòng một có 6 tiếng, dòng hai có 8 tiếng.
Gv: Một dòng có 6 tiếng, một dòng có 8 tiếng, trong từ Hán Việt được gọi là gì?
Hs: Trong từ Hán Việt được gọi là một cặp lục bát.
Gv. Đúng rồi em ngồi xuống. Như vậy: Cặp câu thơ lục bát: câu lục 6 tiếng, câu bát 8 tiếng. Đó chính là đặc điểm đầu tiên của luật thơ lục bát.
Ghi bảng: Cặp câu thơ lục bát: câu lục 6 tiếng, câu bát 8 tiếng.
Gv: Bấm máy (3 bài) 
Bài 1.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
 (Ca dao)
Bài 2. 
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bê đường hôm nao.
 (Ca dao)
Bài 3. 
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
 (Ca dao)
Gv: Các em hãy quan sát lên màn hình, cho biết mỗi bài ca dao có mấy cặp lục bát?
Hs: Số cặp câu trong mỗi bài:
+ Bài 1: Có 1 cặp câu lục bát
+ Bài 2: Có 2 cặp câu lục bát
+ Bài 3: Có 3 cặp câu lục bát
GV: Các em ạ! Một dòng thơ 6 tiếng và một dòng thơ 8 tiếng tạo thành một cặp lục bát. Một cặp lục bát được gọi là một khổ thơ lục bát. Một bài thơ lục bát ngắn chỉ có chỉ có một cặp lục bát. Một bài thơ lục bát dài có nhiều cặp lục bát. Số câu không hạn định.
Gv: (ĐVĐ)
Các em vừa được biết số câu, số tiếng của bài thơ lục bát, vậy bài thơ lục bát có luật bằng trắc và vần như thế nào? 
2. Luật bằng trắc và vần.
Gv: Ở tiết học trước, thầy đã hướng dẫn các em về nhà làm vào phiếu học tập. Tìm hiểu về luật B-T và vần của thơ lục bát. Thầy sẽ thu phiếu học tập để đánh giá bài làm của các em. Thầy lấy một bài bất kỳ để các em nhận xét. Các bài còn lại về nhà thầy sẽ chấm.
Gv: Chiếu một phiếu học tập của một học sinh.
 Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Anh
đi
anh
nhớ
quê
nhà
B
B
B
T
B
B V
2
Nhớ
canh
rau
muống
nhớ
cà
dầm
tương.
T
B
B
T
T
B V
B
B V
3
Nhớ
ai
dãi
nắng
dầm
sương
T
B
B
T
B
B V
4
Nhớ
ai
tát
nước
bên
đường
hôm
nao,
T
B
T
T
B
B V
B
B
- Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 lúc là tiếng bằng, lúc là tiếng trắc.
- Các tiếng chẵn: Tiếng thứ 2, 6 ,8 là tiếng bằng. Tiếng thứ 4 là tiếng trắc.
- Trong câu 2 và 4, tiếng thứ 6 là thanh huyền, tiếng thứ 8 là thanh ngang.
- Tiếng thứ 6 câu 1 vần với tiếng thứ 6 của câu 2, tiếng thứ 8 câu 2 vần với tiếng thứ 6 câu 3, tiếng thứ 6 câu 3 vần với tiếng thứ 6 câu 4.
- Vần ở các tiếng bằng.
Gv: Đây là bài làm của bạnmời em lên bảng đọc và chỉ rõ bài làm của mình. Cả lớp theo dõi và đưa ra nhận xét.
HS trình bày.
Gv: Các em nhận xét bài làm của bạn? 
Hs: Đứng tại chỗ nhận xét.
Bài làm của bạn còn sai về kí hiệu B – T: ở tiếng thứ 3, câu lục thứ 2 từ “ dãi” có thanh ngã phải là tiếng Trắc, mà bạn lại ghi tiếng Bằng. GV sửa trên bài.
Gv: Bạn phát hiện rất nhanh, còn bạn nào có ý kiến khác không? Như vậy các em đã đồng ý với kết quả và nhận xét của bạn. Thầy cũng nhất trí.
Bài làm của bạn khá tốt. thầy cho 9 điểm.
Gv: Các em vừa tìm hiểu cặp thơ lục bát ở phần 1, trong bài ca dao này, câu 1, 3 là câu lục; câu 2, 4 là câu bát
Gv: Bấm máy.
Các em quan sát lên màn hình, đây là sơ đồ về luật bằng trắc và vần đúng của bài ca dao. 
 Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Lục
Anh
đi
anh
nhớ
quê
nhà
B
B
B
T
B
B V
Bát
Nhớ
canh
rau
muống
nhớ
cà
dầm
tương.
T
B
B
T
T
B V
B
B V
Lục
Nhớ
ai
dãi
nắng
dầm
sương
T
B
T
T
B
B V
Bát
Nhớ
ai
tát
nước
bên
đường
hôm
nao,
T
B
T
T
B
B V
B
B
Gv: Các em quan sát trên sơ đồ. ? Nhìn trên sơ đồ kết hợp bài làm ở nhà và nhận xét của bạn, em hiểu luật bằng trắc và vần trong thơ lục bát như thế nào? (HS nói- GV chỉ)
- Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
- Các tiếng chẵn: Tiếng thứ 2, 6 ,8 là tiếng bằng . Tiếng thứ 4 là tiếng trắc.
- Trong câu bát, tiếng thứ 6 là thanh huyền, tiếng thứ 8 là thanh ngang.
- Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo.
- Vần gieo ở các tiếng bằng .
Gv: Đúng rồi, em ngồi xuống. Đó chính là đặc điểm về luật bằng trắc và vần của thơ lục bát, được tập trung thể hiện ở một cặp câu lục bát, gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng.
Gv: Ghi bảng: 
2. Luật bằng trắc và vần.
- Tiếng thứ 2 , 6 , 8 thường là tiếng bằng, tiếng thứ 4 thường là tiếng trắc.
- Trong câu bát, tiếng thứ 6 là thanh huyền, tiếng thứ 8 là thanh ngang.
- Vần: Thường ở tiếng thứ 6 và thứ 8 các câu. 
GV mở rộng:( chỉ trên bài) Các em chú ý:
- Trong câu bát tiếng thứ 6 và thứ 8 đều là tiếng B nhưng không trùng dấu: Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 là phải là thanh ngang( bổng) và ngược lại. Việc sử dụng linh hoạt thanh điệu làm cho bài thơ trở lên du dương trầm bổng, nhẹ nhàng, sâu lắng dễ đi vào lòng người, dễ thuộc, dễ nhớ. Bởi thế ca dao thường làm theo thể thơ này.
- Vần thường ở các tiếng B, tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục, tiếng thứ 6 câu lục lại vần với tiếng 6 câu bát tiếp theo và cứ thế cho đến hết bài.
Gv: Ngoài những đặc điểm trên, luật bằng trắc và vần của thơ lục bát còn có những trường hợp ngoại lệ. Cá em quan sát lên màn hình.
Gv: bấm máy
Thân em như trái bần trôi
B B B T B B
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
T T T B T T B B
Hs: Đọc.
Gv: Các em chú ý vào luật bằng trắc và vần bài ca dao trên có gì khác so với bài ca dao vừa phân tích?
Hs1: Trả lời:
+ Trong câu bát: Tiếng chẵn thứ 2, 6 là tiếng trắc. Tiếng thứ 4 là tiếng bằng. Tiếng thứ 6 là thanh sắc, tiếng thứ 8 là thanh ngang.
Hs2: Trả lời:
+ Tiếng 6 câu lục không vần với tiếng 6 của câu bát mà vần với tiếng 4 câu bát .
Gv: Chốt: Về luật bằng trắc và vần cũng như thanh điệu trong thơ lục bát có sự biến đổi . Đây không phải là sai luật mà gọi là trường hợp biến thể và ngoại lệ của thơ lục bát. Sự thay đổi đó tùy thuộc vào ý tưởng của người sáng tác. 
Gv: Vậy còn nhịp trong thơ lục bát như thế nào?
3. Nhịp
Gv: Bấm bài ca dao.
GV: Các em nghe thầy đọc lại bài bài ca dao, chú ý vào cách ngắt nhịp các câu .
Gv: Đọc.
Anh đi, anh nhớ, quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai, dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai, tát nước, bên đường, hôm nao.
Gv: Các em vừa nghe thầy đọc, vậy cách ngắt nhịp trong từng câu của bài như thế nào?
Hs: 
+ Câu lục nhịp: 2/2/2.
+ Câu bát thứ nhất nhịp: 4/4; Câu bát thứ hai nhịp: 2/2/2/2
Gv: Đúng rồi, em ngồi xuống.
Gv: Đây là cách ngắt nhịp thường có trong thơ lục bát. Nhưng ở một số bài thơ cũng còn cách ngắt nhịp khác.
GV: Bấm máy bài thơ: Tre xanh
 Các em theo dõi bài thơ: Câu lục có thể ngắt nhịp: 2/4; 3/3; 2/4. Câu bát ngắt nhịp: 4/4/; 4/2/2; 4/4..
GV: ? Vậy em có nhận xét gì về nhịp trong thơ lục bát?
HS: Nhịp trong thơ lục bát rất đa dạng và phong phú.
Gv: Ghi bảng : 3. Nhịp: đa dạng, phong phú.
Gv: Các em vừa tìm hiểu những đặc điểm về số câu, số tiếng, luật B – T, vần, nhịp thông qua bài ca dao, vậy qua những đặc điểm đó bài ca dao đã thể hiện tình cảm gì?
Hs: Bài ca dao đã diễn tả nỗi nhớ da diết của người đi xa, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương, gia đình, đất nước.
Gv: Những đặc điểm trên của bài ca dao, chính là đặc điểm chung của thể thơ lục bát mà các em cần ghi nhớ. 
Gv: Vậy để làm được thơ lục bát các em cần ghi nhớ điều gì? 
Hs: thưa thầy để làm được thơ lục bát chúng em cần nhớ được: (Đọc kiến thức trên bảng chính.)
Gv: Đây chính là nội dung phần ghi nhớ sgk. 
Gv ghi bảng: * Ghi nhớ (SGK).
Mời một em đọc phần ghi nhớ trong SGK.
GV: Khái quát tổng thể lại: 
	Các em ạ! Lục bát là một thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam, là sự sáng tạo của ông cha ta để lại, tỏa sáng bằng giai điệu trữ tình đằm thắm. Một bài thơ lục bát hay vừa phải đúng luật, vừa phải lay động, khơi gợi được tình cảm nơi người đọc, người nghe. 
	Như vậy các em đã nắm đươc đặc điểm của thơ lục bát. Và để vận dụng kiến thức đó vào làm thơ lục bát. Thầy trò ta chuyển sang phần II.
C. THỰC HÀNH- VẬN DUNG
II. Luyện tập
1. Bài tập 1/157-SGK.
Gv:? Một em đứng tại chỗ đọc nội dung bài tập 1.? Bài tập yêu cầu các em làm gì?
Hs: Đọc, nêu yêu cầu:
	Bài tập yêu cầu tìm từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm tạo thành bài thơ lục bát theo mô hình ca dao.
Giáo viên: Bấm máy: Trước khi làm bài thầy hướng dẫn:
- Các em đọc kĩ từng câu, cặp câu. Chú ý các câu lục cho sẵn về vần và ý. 
- Tìm những từ, cụm từ, câu hợp vần và ý với câu đã cho, rồi điền vào chỗ trống ở câu bát để tạo thành cặp lục bát hoàn chỉnh.
- Giải thích vì sao em chọn từ, cụm từ, câu đó.
Gv: Chiếu
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi .. mẹ mong.
Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp ..
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,
Gv: Các em quan sát cặp câu thơ thứ nhất và cho thầy biết câu bát còn thiếu mấy tiếng?
Hs: Thưa thầy: câu bát thiếu 2 tiếng.
Gv:? Vậy các em hãy suy nghĩ và tìm cho thầy những tiếng cần điền cho phù hợp?
Hs 1: “như là”
Hs 2: “kẻo mà”
Hs 3: “ở nhà”
Gv: Như vậy trong thời gian ngắn các em đã tìm được các từ cần điền đều hiệp vần 
? Vậy trong các từ trên, em chọn từ nào là phù hợp nhất? và cho biết vì sao em lại chọn từ ấy?
Hs: Em chọn từ “ở nhà” vì nó không chỉ hiệp vần mà còn hợp ý, đó là thể hiện niềm mong mỏi của mẹ khi con học trường xa.
Gv nhận xét: Thầy nhất trí với ý kiến của em. Ngoài ra các em có thể chọn từ “như là” vì cũng hợp ý. Còn từ “ kẻo mà” không phù hợp ý nghĩa của câu thơ.
Gv: Tương tự như trên, các em chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người.
Hs 1: mới nên thân người.
Hs 2: đều đều tiến lên.
Gv? Trong hai cụm từ trên, các em chọn cụm từ nào là phù hợp nhất? và cho biết vì sao em lại chọn cụm từ ấy?
Hs: Em chọn cụm từ “mới lên thân người” vì có từ nên vần với từ “bền’’ ở câu lục ( đều gieo vần ên ), và đảm bảo được ý . Tạo ra cặp lục bát như một bài ca dao ngắn, nhắn nhủ chúng ta phải không ngừng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội. 
Gv nhận xét: Thầy nhất trí với ý kiến của bạn. Vì cụm từ còn lại không đúng vần.
Gv: Chúng ta tiếp tục sang câu tiếp theo. Ở phần bài tập này, các em phải chọn được câu thơ bát phù hợp với câu lục đã cho. Các em suy nghĩ và làm bài.
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,
Lộc non chồi biếc vươn tìm nắng xuân.
Hs: Lộc non chồi biếc vươn tìm nắng xuân
Gv: Vì sao em lại chọn câu thơ này để điền ?
Hs: Thưa thầy vì câu thơ Lộc non chồi biếc vươn tìm nắng xuân có từ tìm vần với từ chim ở câu lục ( đều gieo vần im ), và đảm bảo được ý: ở câu lục có hình ảnh và âm thanh của tiếng chim nên em liên tưởng đến vẻ đẹp mùa xuân. Ở câu bát em miêu tả cảnh mùa xuân làm cho câu thơ thêm hợp ý. 
Gv nhận xét: Thầy đồng ý với ý kiến của em.
Gv? Qua bài tập 1, các em cần chú ý điều gì khi làm thơ lục bát?
Hs: Các tiếng trong các câu phải hiệp vần với nhau theo đúng luật và đảm bảo về ý. 
2. Bài tập 2/157-SGK
Gv: Các em theo dõi bài tập 2 SGK, nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Chỉ chỗ sai của các cặp câu lục bát và sửa lại cho đúng luật.
Gv: hướng dẫn: Sang bài tập 2, thầy hướng dẫn nhanh các em về nhà làm, giờ sau thầy kiểm tra.
	Để làm được bài tập này, các em phải đọc kĩ các câu thơ, sau đó phân tích luật của từng câu rồi so sánh, đối chiếu với yêu cầu về luật của thơ lục bát để rút ra kết luận sai chỗ nào và sửa lại cho đúng. Lưu ý khi sửa các em phải đảm bảo cho câu thơ đúng cả ý . 
Gv: Như vậy, các em đã hiểu được cách làm thơ lục bát đúng luật, đúng ý. Chúng ta sẽ chuyển sang làm bài tập số 3.
3: Bài tập 3 T/157
 Sau đây, các em sẽ thi làm thơ lục bát đúng luật và đúng ý. 
 Thầy chia lớp thành 2 đội chơi . Đội 1: Các bàn dãy trong, Đội 2: Các bàn dãy ngoài. Hai bàn giữa mỗi bàn sang một đội.
 Thầy sẽ xướng câu lục trước, hai đội sẽ xướng câu bát tiếp theo.
 Sau 1 phút đội nào xướng được câu bát trước sẽ thắng và được quyền xướng câu lục tiếp theo, đội khác xướng tiếp câu bát. 
Gv: Để giúp các em làm tốt, các em quan sát lên bảng: Đây là bức tranh của bạn. ..lớp ta vẽ chuẩn bị cho thi báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.
Gv: Em hãy giới thiệu ngắn gọn bức tranh của mình?
Hs: Bức tranh em vẽ về chủ đề tình cảm thầy trò. Trong bức tranh em vẽ có hình ảnh con thuyền, dòng sông, mái trường. Có hình ảnh các em học sinh đang tặng hoa thầy giáo.
Gv: Bức tranh em vẽ khá dẹp, thể hiện được chủ đề rất ý nghĩa.
Gv: Các em quan sát bức tranh của bạn và tập làm thơ lục bát xoay quanh nội dung bức tranh này.
Thầy xướng câu lục trước các em theo dõi:
 Người thầy vất vả hôm mai
GV: 1 phút cho hai đội bắt đầu. GV bấm đồng hồ.
Đội 1: Đã đưa thuyền đến tương lai vững vàng
Gv: Các bạn Đội 1 đã làm rất nhanh, chưa hết 1 phút đã xướng được câu bát. Được quyền xướng câu lục tiếp.- 1 phút bắt đầu. 
Đội 1: Tình thầy còn mãi nặng mang
Gv: Xin mời Đội 2 xướng câu bát tiếp theo - 1 phút bắt đầu.
Đội 2: Cho con kiến thức hành trang cuộc đời
Gv: Các bạn Đội 2 đã làm rất nhanh, chưa hết 1 phút đã xướng được câu bát. Được quyền xướng câu lục tiếp.- 1 phút bắt đầu. 
Đội 2: Ghi sâu công đức thầy ơi
Gv: Xin mời Đội 1 xướng câu bát tiếp theo - 1 phút bắt đầu.
Đội 1: Tim con luôn khắc những điều thầy cô
GV: Các em quan sát và nhận xét câu thơ bát mà Đội 1 đưa ra đã hiệp vần và ý chưa?
Đội 2: Câu thơ bát Đội 1 đưa ra tiếng thứ 6 chưa hiệp vần với tiếng thứ 6 câu lục trên ạ.
GV: Như vậy Đội 1 xướng câu bát sai luật, Đội 2 có quyền xướng câu bát. .- 1 phút bắt đầu. 
Đội 2: Đội em sửa lại là : Tim con luôn khắc những lời thầy cô
GV: Đội 2 các em có thể xướng tiếp câu lục được không?
Đội 2: Giơ tay.
GV: Vì thời gian có hạn nên chúng ta tạm dừng tại đây, về nhà các em làm tiếp. Thầy mời một em đọc đoạn thơ các em vừa làm.
Hs: đọc.
Gv: Bổ sung dấu câu: Trong bài thơ, mỗi ý diễn đạt, các em phải có dấu câu phù hợp. Ví dụ:
Người thầy vất vả hôm mai,
Đã đưa thuyền đến tương lai vững vàng.
Tình thầy còn mãi nặng mang,
Cho con kiến thức hành trang cuộc đời.
Ghi sâu công đức thầy ơi,
Tim con luôn khắc những lời thầy cô.
Gv: Đoạn thơ các em làm vừa đúng luật vừa đúng chủ đề bức tranh và đã thể hiện được tình cảm thầy trò. 
Gv: Như vậy trong 1 thời gian ngắn, cả 2 đội đã viết được những dòng thơ tương đối hay. Tuy nhiên Đội 1 còn sai một câu, Đội 2 đã xướng được câu thơ đúng thay cho đội 1. Đội 2 đã chiến thắng. Đôi 1 các em cần cố gắng hơn. Thầy cho Đội 2: 9 điểm - Đội 1: 8 điểm.
Bài tập 4/157-SGK
Gv: Thầy có bài tập sau :
Gv: Chiếu bài
Đọc và so sánh hai đoạn lục bát sau:
Đoạn 1:
Con mèo con chó có lông
Bụi tre có mắt nồi đồng có quai.
( Đồng dao)
Đoạn 1 :
Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
 ( Ca dao)
Gv: Một em đọ to nội dung, yêu cầu bài tập?
Hs: Đọc:
Gv: Các em quan sát, suy nghĩ cho biết hai đoạn lục bát trên có gì giống và khác nhau? (Chú ý về hình thức và nội dung biểu đạt.)
Hs: Nhận xét: 
	- Giống nhau: về số dòng, số tiếng, luật B - T và cách gieo vần.
	- Khác nhau:
	+ Đoạn 1: Chỉ liệt kê các sự vật và đặc điểm của nó. Chỉ giúp cho người nghe nhận biết được các sự vật quen thuộc.
	+ Đoạn 2: Có sử dụng hình ảnh so sánh ví von, không chỉ vẽ ra con đường vào Xứ Huế rất đẹp mà còn thể hiện được niềm tự hào về quê hương của người sáng tác.
Gv chốt: 
	Đoạn 1: Là những câu văn vần lục bát, không có giá trị biểu cảm.
	Đoạn 2: Là những câu thơ lục bát, có giá trị biểu cảm.
Gv: Vậy muốn làm thơ lục bát hay, vượt lên trên trình độ vè( tức văn vần) thì em cần lưu ý điều gì?
Hs: Phải sử dụng hình ảnh và thể hiện được cảm xúc.
Gv: Có nghĩa là trong thơ ngoài đúng luật phải có hình ảnh, có hồn. Nó đã vượt lên trên vè ( tức văn vần) ở chính giá trị biểu cảm ấy.
Gv chốt: Đó chính là nội dung bài tập 4/157 SGK. Thầy mời 1 bạn đọc bài tập 4.
Gv Bình: Như vậy các em thấy thơ Việt Nam nói chung và thơ lục bát nói riêng không những đẹp về âm thanh mà còn giàu cả về ý nghĩa, hình tượng. Nó diễn tả sâu sắc đời sống tình cảm của nhân dân ta như: tình cảm bạn bè, gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Dù ở phương diện nào, nó cũng rất gần gũi với người dân bởi giai điệu mượt mà, uyển chuyển. Khi thêm vào nhạc điệu những vần thơ đó lại càng đằm thắm thiết tha, như khúc ngâm thơ ban đầu các em đã cảm nhận.
D. MỞ RỘNG, BỔ SUNG
 - Làm bài tập 2/157-sgk: GV hướng dẫn nhanh.
- Sưu tầm những bài thơ lục bát. 
- Tập làm thơ lục bát với chủ đề về: Tình bạn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_giao_thi.docx