Giáo án Môn: Mĩ thuật lớp 5 - Bài 14: Trang trí đường diềm ở đồ vật

Hướng dẫn học sinh cách trang trí:

- Giáo viên mời học sinh nhắc lại quy trình cách vẽ trang trí đường diềm

- Giáo viên mời học sinh nhận xét và bổ sung

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cách trang trí đường diềm vào đồ vật

- Giáo viên treo hình vẽ nét cái ly lên bảng cho HS xem và hướng dẫn cách trang trí

 + Khi muốn trang trí , các em cần làm gì thì mới trang trí đường diềm vào được?

- Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh:

 + Các em cần chọn vị trí để trang trí, rồi mới chọn họa tiết trang trí trên đồ vật.

 + Vẽ họa tiết vào vị trí đã chọn, bây giờ chúng ta sẽ làm gì để bài trang trí được đẹp hơn?

- Giáo viên nhận xét và tổng hợp:

 + Tìm và chọn vật muốn trang trí

 + Định dạng nơi cần trang trí, kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường cong cách đều

 

doc10 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Mĩ thuật lớp 5 - Bài 14: Trang trí đường diềm ở đồ vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Mĩ thuật – Lớp 5
BÀI 14: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
Học sinh biết cách vẽ đường diềm ở đồ vật.
Học sinh vẽ được đường diềm vào đồ vật.
Học sinh tích cực suy nghĩ, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
Sự chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa và Sách giáo viên
Sưu tầm một số bài vẽ đồ vật có trang trí đường diềm
Họa tiết trang trí
Bảng phụ vẽ đồ vật cần trang trí hướng dẫn HS cách vẽ
Một số bài vẽ của HS năm trước.
Sự chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa và vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
Bút chì, gôm, màu, thước kẻ,.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp trực quan.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3. Giới thiệu - dạy bài mới: ( 32 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài (3 phút)
- Giáo viên vẽ hai đường thẳng song song lên bảng và lấy một số họa tiết trang trí lên bảng và mời 1 học sinh lên bảng và sử dụng những họa tiết đó trang trí vào giữa hai đường thẳng đó.
- Khi hoàn thành giáo viên đặt câu hỏi:
 + Bạn vừa hoàn thành xong bài vẽ trang trí gì đây?
- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài:
 + Đúng rồi, đây là bài vẽ trang trí đường diềm và hôm nay, lớp mình sẽ sử dụng những đường diềm như thế này để trang trí vào đồ vật. Ta vào bài hôm nay
- Giáo viên mời học sinh đọc lại tựa bài và Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
 Hoạt động 1 (5 phút)
* Hướng dẫn Học sinh quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ những đồ vật có trang trí đường diềm và yêu cầu Học sinh quan sát vào hình1- SGK trang 45
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
 + Đường diềm thường dùng để trang trí cho những đồ vật nào?
 + Đường diềm khi trang trí vào đồ vật sẽ làm cho đồ vật như thế nào?
 + Những họa tiết thường dùng để trang trí trên đường diềm thường là những hình nào?
 + Các họa tiết đó được sắp xếp như thế nào?
+ Màu sắc của những họa tiết trang trí trên đồ vật thì ra sao?
+ Đường diềm được trang trí ở đâu trên đồ vật?
- Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh:
 + Trang trí đuờng diềm thường ở trên viền của váy áo, hay các đồ vật như bát, đĩa, trang trí làm cho đồ vật đó đẹp hơn.
 + Khi lựa chọn họa tiết trang trí, cũng như màu sắc trên đồ vật, các em cần lựa chọn cho phù hợp với đồ như chất liệu, hình dáng và tính năng sử dụng của đồ vật.
 +Những hoạ tiết gióng nhau thường được trang trí hàng ngang hàng dọc, các hoạ tiết khác nhau có thể trang trí xen kẻ
-Giáo viên cho học sinh xem tranh có họa tiết đường diềm ở đồ vật.
Hoạt động 2 ( 15 phút) 
* Hướng dẫn học sinh cách trang trí:
- Giáo viên mời học sinh nhắc lại quy trình cách vẽ trang trí đường diềm
- Giáo viên mời học sinh nhận xét và bổ sung
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cách trang trí đường diềm vào đồ vật 
- Giáo viên treo hình vẽ nét cái ly lên bảng cho HS xem và hướng dẫn cách trang trí
 + Khi muốn trang trí , các em cần làm gì thì mới trang trí đường diềm vào được?
- Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh:
 + Các em cần chọn vị trí để trang trí, rồi mới chọn họa tiết trang trí trên đồ vật.
 + Vẽ họa tiết vào vị trí đã chọn, bây giờ chúng ta sẽ làm gì để bài trang trí được đẹp hơn?
- Giáo viên nhận xét và tổng hợp:
 + Tìm và chọn vật muốn trang trí
 + Định dạng nơi cần trang trí, kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường cong cách đều
 + Chia khoảng cách vẽ họa tiết và tìm mảng hình chính, phụ. Sau đó vẽ họa tiết vào các mảng hình
 + Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt
- Giáo viên vẽ minh hoạ trên bảng để học sinh hình dung được các bước trang trí.
Bước 1: Tìm và chọn vật muốn trang trí
Bước 2: Định dạng nơi cần trang trí, kẻ hai đường thẳng song song hoặc hai đường cong cách đều.
Bước 3: Chia khoảng cách vẽ họa tiết và tìm mảng hình chính, phụ. Sau đó vẽ họa tiết vào các mảng hình.
Bước 4: Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt
Hoạt động 3 ( 10 phút)
* Hướng dẫn HS thực hành:
- Giáo viên yêu cầu Học sinh vẽ vào vở tập vẽ hoặc giấy tập vẽ.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tập trung làm bài theo hướng dẫn
- Khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát lớp, nhắc nhở học sinh cố gắng vẽ nhanh và đúng
- Giáo viên động viên, nhắc nhở học sinh làm bài.
- Giáo viên giúp đỡ một số học sinh vẽ còn lúng túng.
- Động viên, khích lệ những em học sinh khá phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo.
Hoạt động 4 (2 phút)
* Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên chọn một số bài cho Học sinh cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
- Gv nhận xét, bổ sung và nêu lí do vì sao đẹp vì sao chưa đẹp.
- Học sinh tập trung quan sát và 1 học sinh lên bảng sử dụng họa tiết đó để trang trí
- Học sinh quan sát và trả lời:
 + Bài trang trí đường diềm
- Học sinh lắng nghe
-Học sinh đọc lại tựa bài và quan sát.
- Học sinh tập trung quan sát
- Học sinh lắng nghe và trả lời:
 + Trang trí cho chén, đĩa, ly, khăn,...
 + Làm cho đồ vật được đẹp hơn
 + Là hình hoa, lá, con vật, các hoa văn dân tộc,....
 + Nhắc lại, xen kẽ, đối xứng.
 + Màu sắc rất đẹp, có đậm có nhạt
 + Trên các bộ phận của đồ vật đều trang trí được
- Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhắc lại theo trí nhớ
- Học sinh nhận xét – bổ sung
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh chú ý quan sát – lắng nghe và trả lời:
 + Chọn vị trí để trang trí
- Học sinh chú ý lắng nghe
 + Chọn màu để vẽ màu vào họa tiết
- Học sinh tập trung lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lấy vở tập vẽ hoặc giấy vẽ ra.
- Học sinh chú ý quan sát mẫu
- Học sinh lắng nghe và tập trung thực hành.
- Học sinh tập trung làm bài.
- Học sinh nhận xét về:
+ Cách bố cục (hài hoà, cân đối.)
+ Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp)
+ Vẽ màu (có đậm, có nhạt.)
- Hs nhận xét và xếp bài theo cảm nhận riêng.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Về nhà các em hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài sau
+ Đọc và tìm hiểu bài 15: Vẽ tranh: Đề tài quân đội.
+ Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
 + Chuẩn bị vở tập vẽ hoặc giấy vẽ, bút chì, gôm,....
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
LỚP 5
Giáo viên: Trần Anh Vân
Lớp: Cao đẳng Tiểu học B – K38
Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non
Tên: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Năm học: 2015 – 2016

File đính kèm:

  • docBai_14_Trang_tri_duong_diem_o_do_vat.doc