Giáo án môn Mĩ thuật lớp 3

Tuần 11 Thứ tư, ngày 5 tháng 11năm 2013

 BÀI 11 - VẼ THEO MẪU

VẼ CÀNH LÁ

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: HS nhận biết cấu tạo chung của cành lá cây; biết cách vẽ cành lá đơn giản.

- Kỹ năng: Vẽ được cành lá theo mẫu bày (bố cục thuận mắt, tả đượcđặc điểm chính của cành lá, màu sắc theo cảm nhận riêng).

- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vẽ cành lá; thêm yêu thích thiên nhiên, biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, cảnh quan xung quanh.

II. Chuẩn bị.

* GV: - Cành có 2-3 lá đủ cho các nhóm vẽ (cành lá đỗ, cành lá hoa hồng, .).

 - Hình vẽ một số cành lá (trên giấy A2).

 - Minh hoạ.

* HS: - Giấy vẽ, chì, màu. Ngồi theo nhóm 4 người/mẫu.

 

doc49 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch trang trí, phân công công việc cho từng thành viên.
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày bài vẽ.
- Gợi ý nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và tổ chức đánh giá.
- Động viên, khích lệ, khen ngợi HS.
- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Trọng tâm:
 + Sắp xếp bố cục.
 + Hoạ tiết và cách sắp xếp trong hình trang trí.
 + Màu sắc.
- Tham gia đánh giá, chọn bài đẹp
- Biểu dương cá nhân, nhóm tích cực và bài vẽ đẹp nhất.
- Kết luận
( 1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Tự vẽ bài khác vào Vở tập vẽ.
Tuần 14 Thứ tư, ngày 26tháng 11năm 2013
Luyện mĩ thuật
 Luyện vẽ theo mẫu
vẽ con vật quen thuộc
I. Mục tiêu.
 1- Kiến thức: HS biết quan sát, nhận xét đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc; Biết cách vẽ con vật.
 2- Kỹ năng: Vẽ được hình con vật quen thuộc theo khả năng ( sắp xếp hình cân đối trong phần giấy vẽ, mô tả được đặc điểm chính của con vật).
 3- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vẽ con vật; thêm yêu quí và có ý thức chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
 *GV: - 2 ảnh, 4 tranh con vật ( gà, vịt, mèo,chó, thỏ, trâu).
	* HS: - Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
- Giới thiệu bài
- Trò chơi: giả làm tiếng kêu của con vật ( GV gọi tên con vật, cả lớp làm tiếng kêu con vật đó)
- Thực hiện. Người làm sai phải bắt chước một động tác của con vật đó
4’
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý HS nhận xét các con vật qua hình ảnh gắn trên bảng.
- Gợi ý HS liên hệ thực tế.
- Nêu được: hình dáng, kích thước, màu sắc các bộ phận chính của mỗi con vật. So sánh đặc điểm chính giữa các con vật.
5’
- HĐ2: Cách vẽ con vật
- Giảng và minh hoạ hình con vật cho HS nắm được cách vẽ.
* Nắm được trình tự vẽ:
- Vẽ bộ phận chính: mình, đầu sắp xếp vừa phải trên phần giấy vẽ;
- Vẽ thêm bộ phận khác: chân, tai, (cánh), đuôi, ...
- Sửa hình, vẽ thêm cỏ cây, nhà, ...
- Vẽ màu.
18’
- HĐ3: Thực hành 
- Gợi ý thêm với HS yếu.
- Vẽ vào Vở tập vẽ.
5’
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn 8 bài đại diện, gắn lên bảng gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, tổ chức đánh giá.
- Xếp loại bài vẽ cho cả lớp.
- Động viên, khích lệ HS.
- Trọng tâm nhận xét:
 + Sắp xếp bố cục
 + Đặc điểm chính của con vật
 + Màu sắc.
- Chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân có bài vẽ đẹp
3
- Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc con vật nuôi em thích; 
- Chuẩn bị đất nặn để học bài 15.
	 Luyện Mĩ thuật
Luyện năn tạo dáng
 TậP nặn con vật
I. Mục tiêu.
 1- Kiến thức: HS nhận biết đặc điểm của một số con vật nuôi; biết cách nặn hình con vật
 2- Kỹ năng: Nặn được con vật yêu thích theo khả năng.
 3- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp ngộ nghĩnh của các hình khối mô phỏng con vật, thêm yêu mến và biết chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
* GV: - Tranh minh hoạ của bài học ( tranh ĐDDH)
	 - ảnh chụp bài nặn các con vật.
* HS: - Đất nặn, dao gọt, bảng nặn, tăm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(1 phút)
- Giới thiệu bài 
- Liên hệ với bài 14.
- Kể tên các con vật nuôi em thích.
4’
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý HS nhận xét đặc điểm các con vật thông qua ảnh chụp các bài nặn.
- Hướng dẫn HS nhận xét, so sánh bài nặn với hình ảnh thực qua tranh minh hoạ.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận biết: các con vật đều có phần mình và đầu là lớn nhất, có nhiều dáng vận động phong phú.
- Các bài nặn chủ yếu tạo hình rõ đặc điểm chính của con vật, màu sắc do người nặn tự chọn.
- Nêu được đặc điểm các con vật quen thuộc nuôi ở gia đình.
5’
- HĐ2: Cách nặn con vật
- Giới thiệu 2 cách nặn và thị phạm theo cách nặn từng bộ phận rồi ghép lại.
- Theo dõi, nắm được yêu cầu chủ yếu là: chia phần đất phù hợp với các bộ phận cơ thể con vật định nặn, kỹ thuật nhào nặn.
18’
- HĐ3: Thực hành
- Tổ chức nặn theo nhóm.
Gợi ý thêm với từng nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành: thảo luận, chọn chủ đề, phân công các thành viên làm việc.
5’
- HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Tổ chức nhận xét.
- Tổ chức đánh giá kết quả. Động viên HS .
- Trưng bày, giới thiệu.
- Nhận xét và bình chọn nhóm sản phẩm đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá, xếp loại.
2’
- Kết luận
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi cá nhân và nhóm hoạt động hiệu quả.
- Hướng dẫn HS cách tự vẽ màu vào hình trang 20 Vở tập vẽ ở nhà.
- Biểu dương nhóm có sản phẩm tốt nhất.
- Nhớ: chọn ít màu, vẽ cho hình ảnh chính nổi rõ.
	LUYỆN MĨ THUẬT
LUYỆN VẼ TRANG TRÍ: vẽ màu vào hình có sẵn
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: HS biết thêm về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.
 2- Kỹ năng: Chọn và vẽ được màu có đậm nhạt vào hình vẽ phỏng theo tranh Đấu vật in trong Vở tập vẽ trang 21.
 3- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam, thêm yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II. Đồ dùng dạy- học:
*GV:-Phóng to hình trang 21 Vở tập vẽ lên giấy A4
* HS: - Màu vẽ, ngồi theo nhóm 4 người.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
- Giới thiệu bài
-Cha ông ta đã biết vẽ tranh từ rất xưa.Có nhiều làng tranh nổi tiếng.
5’
- HĐ1: Giới thiệu tranh dân gian
- Gợi ý HS so sánh sự khác nhau giữa tranh dân gian với tranh hiện đại (gắn 2 tranh lên bảng).
- Gợi ý HS phân tích hình ảnh, màu sắc trong 2 tranh dân gian gắn trên bảng.
- Cho HS biết ý nghĩa, vẻ đẹp độc đáo của tranh dân gian.
- Nhận ra: tranh dân gian do các nghệ nhân xưa vẽ, không có tên tác giả, màu thiên nhiên, đề tài gần gũi với người lao động...
- Tranh dân gian có hình ảnh mộc mạc, màu sắc theo từng mảng rõ ràng.
- Biết: tranh dân gian tồn tại lâu bền trong nhân dân vì đề tài của nó rất gần gũi với người dân.
4’
- HĐ2: Cách vẽ màu
* Để lại tranh Đấu vật trên bảng. 
- Gợi ý HS nhận xét.
- Hướng dẫn HS cách chọn và vẽ màu vào các hình ảnh hợp lí.
- Nhận ra: các màu trong tranh, màu cho các hình ảnh, màu nền.
- Theo dõi.
19’
- HĐ3: Thực hành
- Phát bài thực hành cho các nhóm. Nêu yêu cầu : vẽ màu đều, gọn và kín tranh, có đậm nhạt.
- Quan sát và gợi ý thêm cho từng nhóm
- Các nhóm trưởng điều hành.
- Thi đua giữa các nhóm.
5’
- HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức trưng bày bài vẽ màu.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi và khích lệ HS .
- Gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, bình chọn bài đẹp nhất.
 Dặndò
*Tự vẽ bài trong Vở tập vẽ ở nhà.
Tuần 17. Thứ tư, ngày 18tháng 12năm 2013
 bài 17 - vẽ tranh
tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS biết thêm về hình ảnh cô chú bộ đội; biết chọn nội dung và cách vẽ tranh về bộ đội.
- Kỹ năng: Vẽ được tranh đúng đề tà, phù hợp với khả năng.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ về quân đội và biết biểu lộ tình cảm quý trọng các cô chú bộ đội.
II. Chuẩn bị.
* GV: - 4 tranh về bộ đội (chân dung, bộ đội chiến đấu, sản xuất, cứu giúp dân ).
	 - 2 bài vẽ của HS.
* HS: - Giấy vẽ 15cm x 20cm, chì, màu; Vở tập vẽ (để xem tranh).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
- Giới thiệu bài (2 phút)
- Bắt nhịp bài hát Chiến sĩ tí hon.
- Hát, vỗ tay theo nhịp.
- HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét 4 tranh gắn trên bảng và tranh in trong Vở tập vẽ trang 22.
- Liên hệ thực tế.
- Nhận biết: 
 + quân đội có nhiều binh chủng ;
 + có nhiều nội dung để thể hiện đề tài chú bộ đội; 
 + hình ảnh chính là cô (chú) bộ đội; ...
- Nêu những việc làm của bộ đội các em được thấy.
- HĐ2: Cách vẽ tranh
(5 phút)
- Giảng và minh hoạ cho HS nhận thấy trình tự các bước vẽ tranh.
- Giới thiệu 2 bài vẽ của HS cũ
* Nắm được 4 bước tiến hành:
- Chọn nội dung, chọn hình ảnh và cách sắp xếp các hình ảnh;
- Vẽ cô (chú) bộ đội trước;
- Vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp.
- Vẽ màu.
* Quan sát, củng cố niềm tin.
- HĐ3: Thực hành
(18 phút)
- Tổ chức HS vẽ theo nhóm nhỏ từ 2 - 3 em.
-Gợi ý thêm cho HS còn lúng túng.
- Vẽ theo các bước được hướng dẫn.
- HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức HS trưng bày bài vẽ.
- Gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi, khích lệ HS .
- Gắn bài vẽ xong lên bảng.
- Tham gia nhận xét, bình chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương nhóm hoạt động hiệu quả và bài vẽ khá.
- Dặn dò
(1 phút)
- Tự vẽ bài khác vào Vở tập vẽ.
- Quan sát các loại lọ hoa.
Tuần 18.	 Thứ tư, ngày 25 tháng 12năm 2013
	Tiết 6	Luyện Mĩ thuật
Luyện vẽ theo mẫu:
Vẽ lọ hoa
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm một số lọ hoa; Biết cách vẽ lọ hoa.
- Kỹ năng: Vẽ được hình lọ hoa theo mẫu và trang trí theo ý thích.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của các kiểu dáng lọ hoa.
II. Chuẩn bị.
* GV: - Mẫu vẽ = lọ hoa + vải nền.
 	 - ảnh chụp một số lọ hoa.
	 - Minh hoạ.
* HS: - Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 phút
- Giới thiệu bài
- Liên hệ việc bày lọ hoa trong gia đình, nơi làm việc, góc học tập.
- Biết được vai trò ứng dụng của lọ cắm hoa.
5 phút
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý HS nhận xét về lọ hoa qua ảnh chụp.
- Bày mẫu. Gợi ý nhận xét mẫu vẽ.
- Nhận xét các hình lọ hoa in trong Vở tập vẽ trang 24.
- Nhận biết lọ hoa:
 + có nhiều kiểu dáng phong phú;
 + nhiều cách trang trí;
 + dùng từ nhiều chất liệu; ...
- Nhận xét về : hình dáng, tỉ lệ chiều cao với chiều ngang, các bộ phận,...
- So sánh về hình dáng, cáct trang trí, màu sắc.
4 phút
- HĐ2: Cách vẽ
- Minh hoạ.
* Nắm được cách tiến hành:
 + Phác khung hình chung;
 + Tìm vị trí, kích thước các bộ phận;
 + Vẽ chi tiết;
 + Trang tí và vẽ màu.
9phút
- HĐ3: Thực hành
- Hướng dẫn thêm với HS yếu.
- Vẽ cá nhân. 
5 phút
- HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn 6 bài đại diện, gắn lên bảng gợi ý HS nhận xét.
-Nhận xét bổ sung,tổ chức đánh giá.
- Xếp loại bài vẽ cho cả lớp.
- Nhận xétgiờ học. Động viên, khích lệ HS .
- Trọng tâm nhận xét:
 + Sắp xếp bố cục;
 + Đặc điểm , hình dáng so với mẫu; Cách trang trí;
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân có bài vẽ đẹp
	Luyện Mĩ thuật
 Luyện vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
I. Mục tiêu.
 1- Kiến thức: HS biết cách sắp xếp mảng hình và màu sắc trong bài trang trí hình vuông; nắm được các bước trang trí hình vuông.
 2 - Kỹ năng: Trang trí được hình vuông phù hợp với khả năng và vẽ màu theo ý thích.
 3 - Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài trang trí hình cơ bản.
II. Chuẩn bị.
 * GV: - Đồ vật dạng hình vuông được tranh trí đẹp: khăn tay, thảm hoa, khay trà.
	 - 2 bài trang trí hình vuông và 3 bài vẽ của HS năm trước.
 * HS: - Màu vẽ, thước, compa, chì.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
- Giới thiệu bài 
- Gợi ý HS nhận xét cách trang trí trên các đồ vật.
- Nhận ra: vị trí trang trí, các mảng hình, hoạ tiết và màu sắc.
4’
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý HS nhận xét cách trang trí ở 2 bài mẫu; so sánh cách vẽ giữa 3 bài của HS cũ.
- Nhận thấy: các bài vẽ đều có mảng chính ở giữa, mảng phụ ở 4 góc hình vuông; các hoạ tiết vẽ giôngs, đều nhau và cùng màu sắc,...
5’
- HĐ2: Cách vẽ
- Đặt câu hỏi để HS nêu trình tự tiến hành bài vẽ kết hợp minh hoạ trên bảng.
* Nêu được:
- Kẻ hình vuông và các đường trục.
- Chia các mảng trang trí.
-Vẽ hoạ tiết phù hợp với các mảng.
- Chọn màu và vẽ màu.
18’
- HĐ3: Thực hành
- Chia nhóm 4 người theo cùng sở thích; quy định thời gian.
Theo dõi và gợi ý thêm cho các nhóm thực hành.
- Chọn bạn lập nhóm; Thảo luận và phân công thực hiện bài vẽ.
5’
- HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức trưng bày bài vẽ.
- Tổ chức nhận xét.
- Bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Gắn bài lên bảng.
- Nhận xét về: cách chia mảng/ vẽ hoạ tiết/ vẽ màu trong các bài vẽ; Chọn ra bài tốt nhất.
- Tham gia đánh giá , xếp loại.
- Biểu dương nhóm, cá nhân tích cực.
1’
- Dặn dò
- Yêu cầu HS tự vẽ bài vào Vở tập vẽ ở nhà.
- Chuẩn bị thêm giấy vẽ tranh 
(15cm x 21cm )
Tuần 20.	Thứ tư, ngày 15 tháng 01năm 2014
 Tiết 6 Luyện Mĩ thuật
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI
I. Mục tiêu.
 - HS biết tìm, chọn nội dung và biết cách vẽ tranh đúng đề tài.
 - Vẽ được tranh rõ nội dung, phù hợp với khả năng.
 - Cảm nhận được không khí ngày Tết, mùa xuân trên quê hương qua hoạt động vẽ tranh.
II. Chuẩn bị.
 * GV: tranh về ngày Tết và các lễ hội mùa xuân của Lạng Sơn.
	 - 2 bài vẽ của HS về đề tài mùa xuân.
	 * HS: màu, giấy vẽ .
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 phút
- Giới thiệu bài 
- Bắt nhịp bài hát "Sắp đến Têt rồi"
- Hát và múa tập thể.
5 phút
- HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- Gợi ý HS nêu các hoạt động em nhớ nhất trong dịp Tết và mùa xuân.
- Gợi ý HS nhận xét các tranh và ảnh chụp về đề tài mùa xuân.
- Liên hệ được: tên hoạt động, thời gian địa điểm, thành phần tham gia, trò vui em nhớ nhất,...
- Nhận xét về : Các hình ảnh, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu.
4 phút
- HĐ2: Cách vẽ tranh
- Yêu cầu HS nêu trình tự vẽ tranh.
- Kết hợp minh hoạ một tranh.
- Nêu được: chọn nội dung và cách sắp xếp hình ảnh -> vẽ hình ảnh chính -> vẽ thêm hình ảnh khác cho phù hợp -> chọn và vẽ màu.
18 phút
- HĐ3: Thực hành
- Tổ chức HS vẽ cá nhân.
Theo dõi và gợi ý thêm với HS còn lúng túng.
- Suy nghĩ và thể hiện.
5 phút
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn 8 bài đại diện gắn lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.
- Bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Dừng vẽ, trưng bày kết quả, xếp bài ra đầu bàn.
- Tham gia nhận xét: nội dung/ cách vẽ hình ảnh chính - phụ/ cách vẽ màu/ chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia xếp loại bài vẽ.
- Biếu dương các nhân tích cực nhất và có bài vẽ đẹp nhất.
1 phút
- Dặn dò
- Yêu cầu HS vẽ chậm tự hoàn thành bài ở nhà.
- Sưu tầm tượng nhỏ và nhận xét về: chất liệu, màu sắc,... (ở nhà).
	Tiết 6	Luyện Mĩ thuật
ôn thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS tập làm quen với tượng tròn.
- Kỹ năng: nhận xét được tên tác phẩm, tác giả, chất liệu,...
- Thái độ: cảm nhận được vẻ đẹp đạc trưng của tượng tròn; thêm yêu thích tập nặn.
II. Chuẩn bị.
* GV: - Các tượng nhỏ bằng đất nung, thạch cao, nhựa tổng hợp, gỗ.
	 - Phiếu thảo luận cho các nhóm.
* HS: - Vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Giáo viên
Học sinh
 8 phút
- Giới thiệu bài
- Gợi ý HS nhận xét sơ lược về tượng em đã thấy.
- Nêu tên tượng, so sánh với tranh ảnh (nhìn thấy tượng cả mặt sau, tượng không nhiều màu như tranh, tượng thường đặt độc lập, không gắn được lên giá hoặc tường,...)
15 phút
- HĐ1: Tìm hiểu về tượng
- Gợi ý HS nhận xét tượng lớn qua các ảnh chụp và hình in trong Vở tập vẽ.
- Chia nhóm, phát tượng nhỏ và phiếu thảo luận để các nhóm nhận xét.
- Nhận xét được: 
 + Tượng về thần thánh, lãnh tụ, anh hùng dân tộc,...
 + Vị trí đặt tượng;
 + Chất liệu;
 + Cảm nhận về tượng đài.
- Cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận theo gợi ý trong phiếu:
 + Tên nhân vật được miêu tả.
 + Chất liệu làm tượng.
 + Đề tài phản ánh.
 + Màu sắc.
 + Nêu cảm nhận ( thích hay không thích pho tượng, vì sao?)
10 phút
- HĐ2: Đánh giá
- Tổ chức các nhóm nêu kết quả thảo luận và các cá nhân khác nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và kết luận .
- Nhận xét hoạt động của các nhóm, khen ngợi, động viên học sinh.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận. Các cá nhân trong lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, đối chiếu với ý kiến nhận xét của GV.
- Tham gia đánh giá, biểu dương tập thể, cá nhân tích cực nhất.
2 phút
củng cố- Dặn dò
- Sưu tầm, tập nhận xét các tượng khác.
- Chuẩn bị đủ màu cho bài vẽ màu vào dòng chữ 
	Tiết 5	Luyện Mĩ thuật
Luyện vẽ trang trí
Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I. Mục tiêu.
 - Kiến thức: HS làm quen với kiểu chữ nét đều; biết cách vẽ màu vào dòng chữ có sẵn.
 - Kỹ năng: Vẽ được màu tương đối đều, kín hình, dùng không quá 3 màu vào khẩu hiệu "học giỏi".
 - Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của dòng chữ được tô màu hợp lý. Thêm yêu thích trang trí góc học tập, sách vở và lớp học.
II. Đồ dùng dạy- học: 
* GV: - Minh hoạ cách vẽ màu vào chữ cái.
	 - Phóng to bài thực hành lên giấy A4 đủ cho các nhóm vẽ (4 - 6 nhóm/lớp).
* HS: - màu vẽ, Vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Tg
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4 phút
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý HS nhận xét dòng chữ nét đều qua 3 đầu báo và Vở tập vẽ.
- Nhận ra: các chữ cùng dòng viết giống nhau, bằng nhau và tô cùng một màu; màu tô trong các con chữ rất đều và kín con chữ,...
7 phút
- HĐ2: Cách vẽ màu vào dòng chữ
- Cho HS biết nội dung thực hành
- Minh hoạ cách vẽ màu vào chữ "học".
- Biết yêu cầu thưc hành.
- Theo dõi.
18 phút
- HĐ3: Thực hành
- Chia nhóm, giao bài thực hành, quy định thời gian.
- Theo dõi và gợi ý, giúp HS sửa lỗi khi vẽ màu.
- Thảo luận và phân công vẽ màu.
- Thi đua giữa các nhóm.
5 phút
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và tổ chức đánh giá kết quả.
- Nhận xét giờ học.
- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Nhận xét về: 
 + Cách chọn màu, sắp xếp màu trong bài vẽ ( mấy màu, màu cho chữ và cho nền ra sao).
 + Cách vẽ màu cho các con chữ (có đều, gọn, kín hình hay không)
- Tham gia đánh giá; chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương cá nhân, nhón hoạt động tốt.
1 phút
- Dặn dò
- Yêu cầu vẽ thêm bài trong Vở tập vẽ ở nhà.
- Quan sát bình đựng nước 
( hình dáng, chất liệu, màu sắc,...)
	Tiết 5	Luyện Mĩ thuật
Luyện vẽ theo mẫu
Vẽ cái bình đựng nước
I. Mục tiêu.
 - Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc và cách trang trí của các dạng bình đựng nước.
 - Kỹ năng: Bài vẽ có bố cục tương đối hợp lý, tả được đặc điểm chính phù hợp với khả năng và tự trang trí theo ý thích.
 - Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của các bình đựng nước; có ý thức giữ gìn vệ sinh các đồ vật đựng nước sinh hoạt.
II. Đồ dùng dạy- học:
 *GV: - 2 mẫu vẽ (bình nước nhựa màu có nắp , vải nền, đặt dưới tầm mắt).
	* HS: - Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T gian
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 phút
- Giới thiệu bài 
- Bày mẫu. Gợi ý HS liên hệ bình nước ở gia đình các em.
- Tả sơ lược cái bình đựng nước ở nhà ( hình dáng, chất liệu, màu,...)
4 phút
- HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gợi ý nhận xét các kiểu dáng bình đựng nước qua quan sát ảnh chụp.
- Gợi ý nhận xét mẫu vẽ.
- Nhận biết có nhiều kiểu dáng bình đựng nước. Bình nào cũng có thân, đáy, miệng, nắp và quai.
- Nhận ra đặc điểm của mẫu: hình trụ, thân thẳng, có quai , không có nắp,...
5 phút
- HĐ2: Cách vẽ
- Gợi ý HS nêu trình tự vẽ hình kết hợp minh hoạ trên bảng.
- Phác khung hình -> phác vị trí miệng, đáy, quai -> vẽ chi tiết -> vẽ đậm nhạt.
18 phút
- HĐ3: Thực hành
- Theo dõi và gợi ý thêm cho hS còn lúng túng; lập bố cục cho các em còn yếu.
- Vẽ cá nhân, vẽ theo mẫu của nhóm đã bày.
5 phút
- HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn 8 bài vẽ hoàn thành, đại diện các mức độ tốt, đạt và chưa đạt để gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Tham gia trưng bày theo nhóm vẽ và nhận xét về:
 + Sắp xếp hình vẽ trong phần giấy.
 + Diến tả đặc điểm của mẫu bày.
 + Cách trang trí, vẽ đậm nhạt của bài vẽ. Bình chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân tích cực, bài vẽ khá.
1 phút
- Dặn dò
- Tự quan sát và vẽ lại cái bình đựng nước của nhà em.
	Tiết 5	Luyện Mĩ thuật
Luyện vẽ tranh
Tập vẽ tranh đề tài tự do
I. Mục tiêu.
 - Kiến thức: HS biết tự chọn đề tài để vẽ tranh.
 - Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung.
 - Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của các tranh về nhiều đề tài khác nhau.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * GV: - 4 tranh thuộc các đề tài lao động, học tập, vui chơi và ước mơ do thiếu nhi vẽ,
 * HS: - giấy A4, màu vẽ (chuẩn bị theo nhóm).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Thời gian
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
- HĐ1. Tìm, chọn nội dung đề tài
- Gợi ý HS nhận xét, so sánh nội dung của các bức tranh giới thiệu trên bảng.
- Gợi ý các em liên hệ, tìm những nội dung phù hợp để vẽ.
- Nhận ra mỗi tranh thuộ

File đính kèm:

  • docGa_mi_thuat_3_3_cot.doc
Giáo án liên quan