Giáo án Mĩ Thuật Lớp 3 (VNEN) - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

Bài 15: Tập nặn tạo dáng:

NẶN CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

- HS biết đặc điểm của con vật.

- Biết cách nặn và tạo dáng con vật theo ý thích.

- Yêu mến các con vật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đối với giáo viên:

- Tranh, ảnh các con vật.

- đất nặn.

- Một vài con vật do GV nặn.

2. Đối với học sinh:

- Vở tập vẽ 3.

- Đất nặn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*Khởi động

Hát tập thể

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Giới thiệu bài

- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học

- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học .

2. Quan sát nhận xét

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số con vật đã được nặn:

 + tên các con vật này là gì ?

 + Các con vật này có những bộ phận nào.

 + Có những đặc điểm nào để nhận biết từng con vật.

3. Cách nặn con vật

- Giáo viên dùng đất nặn.

- Cách nặn cũng giống như cách vẽ, ta nặn bộ phận nào trước.

- Ghép dính các bộ phận lại với nhau dùng que tăm.

- Có thể tạo dáng cho con vật như : đi, đứng, chạy.

- Có thể nặn một màu hoặc nhiều màu.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

- Nêu nhiệm vụ của từng nhóm.

- Gv quan sát giúp đỡ hs làm bài.

 ĐÁNH GIÁ

 Giáo viên thu bài của các nhóm yêu cầu lớp xem và nhận xét.

 - Bài nặn: Rõ đặc điểm, sinh động, ngộ nghĩnh.

 - Em nhận xét gì về các bài?

 - Em thích con vật nào nhất? Vì sao ?

* các em biết chăm sóc , thương yêu và bảo vệ loài vật

A. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

 - Em cho bố, mẹ xem bài nặn đã thực hành

 - Tập xé dán thêm một số con vật khác.

 - Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ.

 Giáo viên nhận xét chung.

 

doc69 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 3 (VNEN) - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung.
****************************************
Tuần 12:
Thứ tư ngày 11 đến thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
Bài 12: Vẽ tranh: 
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
Hs biết tìm và chọn nội dung đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
Vẽ được tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
Yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ: 
Đối với giáo viên:
Tranh vẽ về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. 
Một số bài hs vẽ năm trước.
Đối với học sinh:
Vở tập vẽ 3
Bút chì, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
Lớp hát một bài
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học . Bài 12. Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
2. Tìm chọn nội dung đề tài
Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh đã chuẩn bị và yêu cầu học sinh trả lời:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Hình ảnh chính là gì ? Hình ảnh phụ là gì ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Em hãy kể những hoạt động khác trong ngày nhà giáo Việt nam.
*Gv kết luận: Có rất nhiều cách vẽ tranh về ngày 20-11. Em hãy chọn một chủ đề để vẽ. Tranh phải thể hiện không khí ngày lễ,cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của hs và gv, màu sắc rực rỡthể hiện tình cảm yêu quý của hs đối vói thầy cô giáo.
Cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
Muốn vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam em cần lưu ý:
- Chọn nội dung tranh.
- Vẽ hình ảnh chín trước, tả dáng người cho sinh động (tay, chân).
- Vẽ hình ảnh phụ sau, sao cho phù hợp với nội dung tranh.
- Vẽ màu theo ý thích.
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Học sinh thực hành cá nhân.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 + Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp
ĐÁNH GIÁ
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 - Nội dung: Đúng với đề tài.
 - Hình vẽ: Sinh động, sáng tạo.
 - Màu sắc: Tươi sáng, rõ nội dung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em cho bố, mẹ, ông, bà xem bài đã tô màu ở lớp
- Quan sát các con vật quen thuộc.
 Giáo viên nhận xét chung.
 - Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nên người các em phải cố gắng học giỏi chăm ngoan để không phụ công ơn của thầy cô.
*******************************************
Tuần 13:
Thứ tư ngày 18 đến thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2015
Bài 13: Vẽ trang trí: 
TRANG TRÍ CÁI BÁT
I. MỤC TIÊU:
HS biết trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích.
Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II. CHUẨN BỊ: 
Đối với giáo viên:
Một vài cái bát có trang trí hình dáng khác nhau. 
Một cái bát không tranh trí.
Một số bài hs vẽ năm trước.
Đối với học sinh: 
Vở tập vẽ 3
Bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
 Hát tập thể
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học . Bài 13: Trang trí cái bát.
2. Quan sát nhận xét. 
Học sinh cho học sinh quan sát cái bát và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cái bát có những bộ phận nào ?
+ Các loại bát này được trang trí như thế nào?
- Màu sắc như thế nào ?
3. Cách trang trí cái bát
Giáo viên hướng dẫn HS cách vẽ màu.
- Quan sát kĩ hình dáng , đặc điểm cái bát định trang trí.
- Chọn hoạ tiết để trang trí.
- Sắp xếp hoạ tiết để trang trí.
- Vẽ màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Học sinh thực hành cá nhân.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. 
ĐÁNH GIÁ
Giáo viên nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên cứ:
 -Vẽ màu: Đúng, tươi sáng, sạch đẹp
 -Bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em cho bố, mẹ, ông, bà xem bài đã tô màu ở lớp
- Quan sát các con vật quen thuộc.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
 **********************************************
Tuần 14:
Thứ tư ngày 25 đến thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015
Bài 14: Vẽ tranh: 
VẼ CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU:
HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật
Yêu mến các con vật 
II. CHUẨN BỊ: 
Đối với giáo viên:
Tranh, ảnh các con vật( chó, mèo, gà..) quen thuộc 
Một số bài hs vẽ năm trước.
Đối với học sinh: 	 	
Vở tập vẽ 3
Bút chì, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
Lớp hát một bài
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học
 -Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học.
2. Tìm chọn nội dung đề tài
Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh đã chuẩn bị và yêu cầu học sinh trả lời:
+ Tranh vẽ con vật gì ?
+ Hình dáng con vât như thế nào ?
+ Màu sắc như thế nào?
- Em còn biết con vật nào khác nữa?
Cách vẽ tranh con vật quen thuộc
Muốn vẽ tranh cần lưu ý:
- Nhớ lại hình ảnh con vật muốn vẽ
+ Vẽ các bộ phận chính trước: Đầu, mình.
+ Vẽ tai, chân, đuôi sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
- Học sinh thực hành cá nhân vẽ
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
+ Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp
ĐÁNH GIÁ
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
- Nội dung: Đúng với đề tài.
- Hình vẽ: Sinh động, sáng tạo.
- Màu sắc: Tươi sáng, rõ nội dung.
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
+ Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em giới thiệu bài vẽ đẹp cho gia đình cùng xem
- Quan sát các con vật và tiết sau đem theo đất nặn
 Giáo viên nhận xét chung.
- Các con vật mang lại cho con người nhiều điều có ích các em phải biết chăm sóc, thương yêu và bảo vệ loài vật.
*******************************************
Tuần 15: 
Thứ tư ngày 02 đến thứ năm ngày 03 tháng 12 năm 2015
Bài 15: Tập nặn tạo dáng: 
NẶN CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
HS biết đặc điểm của con vật. 
Biết cách nặn và tạo dáng con vật theo ý thích.
Yêu mến các con vật.	
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Tranh, ảnh các con vật.	 
đất nặn. 
Một vài con vật do GV nặn.
Đối với học sinh:
Vở tập vẽ 3.
Đất nặn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
Hát tập thể 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học . 
2. Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số con vật đã được nặn:
 + tên các con vật này là gì ?
 + Các con vật này có những bộ phận nào.
 + Có những đặc điểm nào để nhận biết từng con vật.
3. Cách nặn con vật
- Giáo viên dùng đất nặn.
- Cách nặn cũng giống như cách vẽ, ta nặn bộ phận nào trước.
- Ghép dính các bộ phận lại với nhau dùng que tăm.
- Có thể tạo dáng cho con vật như : đi, đứng, chạy..
- Có thể nặn một màu hoặc nhiều màu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
- Nêu nhiệm vụ của từng nhóm.
- Gv quan sát giúp đỡ hs làm bài.
ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của các nhóm yêu cầu lớp xem và nhận xét.
 - Bài nặn: Rõ đặc điểm, sinh động, ngộ nghĩnh.
 - Em nhận xét gì về các bài?
 - Em thích con vật nào nhất? Vì sao ?
* các em biết chăm sóc , thương yêu và bảo vệ loài vật
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em cho bố, mẹ xem bài nặn đã thực hành
 - Tập xé dán thêm một số con vật khác.
 - Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ.
 Giáo viên nhận xét chung.
***************************************
Bài 16: 
Thứ tư ngày 09 đến thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
Bài 16: Vẽ trang trí: 
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẮN
( Đấu vật – phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ )
I. MỤC TIÊU: 
Hs hiểu biết hơn về tranh dân gian việt Nam và vẻ đẹp của nó.
Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt.
Hs yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Sưu tầm tranh dân gian có đề tài khác nhau . 
Một vài bài của hs vẽ
Đối với học sinh:	 	
Vở tập vẽ 3.
Bút chì, màu vẽ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động:
-Lớp hát một bài 
HOẠT DỘNG CƠ BẢN:
 1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học . Bài 16: Vẽ màu vào hình có sẵn
 2. Tìm hiểu một số tranh dân gian Việt Nam
Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số tranh dân gian đã chuẩn bị:
- Em có biết tranh Đông Hồ này do ai sáng tác?
- Em có biết tranh Đông Hồ vẽ những đề tài nào?
+ Giáo viên tóm lại: Tranh dân gian có nhiều đề tài: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, tranh thờ, tranh trang tríTrong đó tranh đấu vật cũng là tranh dân gian.
3. Cách vẽ màu vào hình có sẵn
Giáo viên treo tranh Đấu vật phóng to để học sinh nhận ra các dáng người trong tranh:
+ Tranh vẽ gì
+ Hình dáng của mỗi người như thế nào?
+ Đâu là hình ảnh chính phụ?
+ Em vẽ màu theo ý thích, có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở các hình người hoặc ngược lại.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
- Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Trước khi thực hành giáo viên cho học sinh chọn màu trước để vẽ.
 - Học sinh thực hành cá nhân.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. 
ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét theo các căn cứ sau.
 - Vẽ họa tiết: Đều, đẹp
 - Vẽ màu: Đúng, tươi sáng, sạch đẹp
 - Em thích bài nào nhất? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em hãy cho gia đình xem bài trang trí mà mình đã hoàn thành ngày hôm nay.
 - Quan sát các mẫu trang trí hình vuông.
Giáo viên nhận xét chung tiết
*****************************************
Bài 17: 
Thứ tư ngày 16 đến thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
Bài 17: Vẽ trang trí: 
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG ( bài 19 )
I. MỤC TIÊU:
Hs hiểu được cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông
Hs biết cách trang trí hình vuông
Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Một số đồ vật hình vuông có trang trí như : khăn vuông, khăn bàn, thảm....
Vở tập vẽ 3
Đối với giáo viên:
Bút chì, màu vẽ
Một vài bài của hs vẽ
Một số bài hình vuông có trang trí
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động:
-Lớp hát một bài 
A.HOẠT DỘNG CƠ BẢN:
 1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu, ghi tiêu đề bài học
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu bài học . Bài 17: Trang trí hình vuông
 2.Quan sát nhận xét
Học sinh quan sát 1 bài vẽ trang trí và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các họa tiết trang trí hình vuông?
+ Cách sắp xếp học tiết.
+ Màu sắc được vẽ ra sao?
+Giáo viên tóm lại: Sắp xếp hoạ tiết lớn với hoạ tiết nhỏ , màu đậm vói màu nhạt sẽ làm bài phong phú hơn.
3.Cách trang trí hình vuông
Giáo viên cho học sinh quan sát các bước vẽ trên bộ ĐDDH
- Vẽ hình vuông, kẻ trục
- Tìm các mảng chính, phụ
- Tìm và vẽ họa tiết
- Vẽ màu
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Học sinh thực hành cá nhân.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. 
*ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét theo các căn cứ sau.
 - Vẽ họa tiết: Đều, đẹp
 - Vẽ màu: Đúng, tươi sáng, sạch đẹp
 - Bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em hãy cho gia đình xem bài trang trí mà mình đã hoàn thành ngày hôm nay.
 - Quan sát các loại lọ hoa.
Giáo viên nhận xét chung tiết
****************************************
Bài 18: 
Thứ tư ngày 23 đến thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015
Tiết 18: Vẽ theo mẫu:
VẼ LỌ HOA
I. MỤC TIÊU:
Hs nhận biết được về hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng
Hs biết cách vẽ lọ hoa
Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích 
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Sưu tầm tranh, ảnh một số lọ hoa với hình dáng, chất liệu khác nhau . 
Vở tập vẽ 3
Đối với học sinh:
Bút chì, màu vẽ
Một vài bài của hs vẽ
Một số lọ hoa 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
-Lớp hát một bài 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh đọc tiêu đề, mục tiêu bài 18
2. Quan sát nhận xét
Giáo viên cho học sinh xem một số lọ hoa có hình dáng và chất liệu khác nhau để học sinh thảo luận: 
+ Hình dáng, đặc điểm của lọ hoa?
+ Cách cách trang trí lọ hoa?
+ Lọ hoa thường làm bằng chất liệu gì?
3. Cách vẽ lọ hoa
Giáo viên treo hình vẽ các bước vẽ lọ hoa:
+ Phác khung hình lọ hoa.
+ Phác nét tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ hoa.
+ Vẽ màu tự do.
Lưu ý: Vẽ hình vừa với khung hình 
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Học sinh thực hành vẽ theo nhóm.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện.
ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét:
 - Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của lọ hoa
 - Màu sắc: Tươi sáng, sạch đẹp
 - Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 - Bài học hôm nay lớp mình vẽ bài gì?
 - Bài vẽ cho em biết điều gì?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em giới thiệu bài vẽ lọ hoa cho gia đình xem.
 - Sưu tầm tranh chân dung.
Giáo viên nhận xét chung.
*************************************
HỌC KÌ II
Tuần 1:
Thứ tư ngày 06 đến thứ năm ngày 07 tháng 01 năm 2016
Tiết 19: Vẽ tranh:
ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI ( Bài 17 )
I. MỤC TIÊU:
Hs hiểu về hình ảnh chú bộ đội
Vẽ được tranh về đề tài Chú ( Cô) bộ đội
Hs yêu quý cô, chú bộ đội 
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Sưu tầm tranh về đề tài bộ đội 
Hình gợi ý cách vẽ tranh 
Một vài bài của hs vẽ
Đối với học sinh:	 	
Vở tập vẽ 3
Bút chì, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
- Lớp hát một bài 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh đọc tiêu đề, mục tiêu bài 19
2. Tìm, chọn nội dung đề tài.
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh khác nhau về chú bộ đội để học sinh thảo luận: 
+ Tranh vẽ gì ?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Hình ảnh chú bộ đội được vẽ như thế nào ?
 + Ngoài ra còn có những gì ?
 + Chú bộ đội mặc quàn áo màu gì?
 + Màu sắc như thế nào ?
 + Hãy kể một số công việc mà cô ( chú ) bộ đội đang làm ?
3. Cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội.
Giáo viên treo hình vẽ các bước vẽ tranh đề tài:
- Nhớ lại hình ảnh cô ( chú) bộ đội: quân phục, trang thiết bị..
- Chọn đề tài
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động
- Vẽ màu.
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Học sinh thực hành vẽ cá nhân
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện.
ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét:
 - Nội dung, hình ảnh
 - Màu sắc: Tươi sáng, sạch đẹp
 - Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 - Bài học hôm nay lớp mình vẽ bài gì?
 - Bài vẽ cho em biết điều gì?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em giới thiệu bài vẽ tranh về chú bộ đội cho gia đình xem.
 - Chuẩn bị bài sau
 Giáo viên nhận xét chung.
*************************************
Chủ điểm: LỄ HỘI DÂN GIAN
Tuần 2:
Thứ tư ngày 13 đến thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2016
Tiết 1 Bài 20: Vẽ tranh:
VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU:
Hs biết tìm và chọn nội dung về đề tài ngày tết và lễ hội của quê hương, của dân tộc.
Vẽ được tranh ngày tết hay lễ hội ở quê hương
Hs thêm yêu quê hương, đất nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên:
Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày tết và lễ hội 
Một vài bài của hs vẽ
2. Đối với học sinh:
Vở tập vẽ 3 
Bút chì, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
-Lớp hát một bài 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh đọc tiêu đề, mục tiêu bài 20
2. Quan sát nhận xét
Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ về đề tài ngày tết và lễ hội để học sinh thảo luận: 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Hình ảnh các bạn này như thế nào ?
 + Ngoài ra còn có gì ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Gv treo tranh 2:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
 + Em thấy quang cảnh chung của ngày tết và lễ hội như thế nào ?
 + Ngoài ra em còn biết những hoạt động lễ hội nào khác ?
3. Cách vẽ tranh về ngày tết và lễ hội
Giáo viên treo hình vẽ các bước vẽ tranh đề tài
- Chọn nội dung đề tài để vẽ.
- Phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Vẽ chi tiết
- Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp như: sân đình, đường làng, công viên 
- Vẽ màu theo ý thích
Lưu ý: Vẽ hình vừa với khung hình 
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Học sinh thực hành vẽ theo nhóm.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện.
ĐÁNH GIÁ
 Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét:
 - Hình vẽ: Cân đối, rõ đặc điểm của lọ hoa
 - Màu sắc: Tươi sáng, sạch đẹp
 - Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 - Bài học hôm nay lớp mình vẽ bài gì?
 - Bài vẽ cho em biết điều gì?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em giới thiệu bài vẽ tranh cho gia đình xem.
 - Chuẩn bị tiết học sau.
 Giáo viên nhận xét chung.
*************************************
Tuần 3:
Thứ tư ngày 20 đến thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2016
Tiết 2: Bài 21: Vẽ tranh:
VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO
I. MỤC TIÊU:
Hs làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do
Vẽ được tranh theo ý thích
Có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Một vài tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh , tranh con vật 
Hình gợi ý cách vẽ 
Một vài bài của hs vẽ 
2. Đối với học sinh:
Vở tập vẽ 3 
Bút chì, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
-Lớp hát một bài 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh đọc tiêu đề, mục tiêu bài 21
2. Quan sát nhận xét
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh đề tài khác nhau để học sinh thảo luận: 
+ Tranh vẽ về đè tài gì ?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Gv treo tranh :
 + Tranh vẽ gì ?
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều nội dung đề tài để vẽ tranh , các em hãy tự chọn đề tài cho mình.
 - Vậy thế nào là vẽ tự do ? 
- Có những loại tranh về đề tài nào mà em biết ?
3. Cách vẽ tranh đề tài tự do
- Trước hết chúng ta phải làm gì ?
 + Mỗi hs phải tự chọn cho mình đề tài mà mình thích
- Các bước tiến hành cách vẽ như thế nào ?
- Tìm các hình dáng cho tranh sinh động
- Vẽ màu có đậm có nhạt, màu kín cả tranh.
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 
 - Học sinh thực hành vẽ theo nhóm
 - Giáo viên theo dõi, gợi ý giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện.
ĐÁNH GIÁ
 Ban học tập yêu cầu các nhóm thảo luận chọn bài đẹp bình chọn và nhận xét:
 - nội dung: Thể hiện rõ nội dung tranh về đề tài mùa hè
 - Màu sắc: Tươi sáng, sạch đẹp
 - Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 - Bài học hôm nay lớp mình vẽ bài gì?
 - Bài vẽ cho em biết điều gì?
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Em giới thiệu bài vẽ tranh đề tài tự do cho cả gia đình xem.
 - Chuẩn bị bài sau.
 Giáo viên nhận xét chung.
*************************************
Tuần 4:
Thứ tư ngày 27 đến thứ năm ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tiết 3: Bài 22: Vẽ tranh:
VẼ TRANH ĐỀ TÀI MÙA HÈ
I. MỤC TIÊU:
HS hiểu được nội dung đề tài
Biết cách sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung 
Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích
II. CHUẨN BỊ:
Đối với giáo viên:
Một vài tranh vẽ về đề tài mùa hè
Hình gợi ý cách vẽ 
Một vài bài của hS
2. Đối với học sinh:
Vở tập vẽ 3 
Bút chì, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
-Lớp hát một bài 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tiêu đề bài học, học sinh đọc tiêu đề, mục tiêu bài 22
2. Tìm, chọn nội dung đề tài.
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh đề tài mùa hè để học sinh thảo luận: 
+ Tranh vẽ gì?
 + Tiết trời mùa hè như thế nào ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào ?
 + Ngoài ra trong tranh còn có gì ?
 + Con vật nào báo hiệu mùa hè ?
 + Cây hoa nào nở vào mùa hè ?
 + Trong những ngày hè em hay chơi trò chơi gì
 3. Cách vẽ tranh đề tài mùa hè.
- Nhớ lại hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ
- Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to nêu bật nội dung
- Vẽ hình ảnh phụ sau( phù hợp với nội dung)
- Vẽ màu nổi bật hình ảnh chính.
- Màu có đậm, có nhạt.
- Vẽ cả màu nền của tranh
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
B. HOẠT ĐỘNG T

File đính kèm:

  • docgiao_duc_my_thuat_lop_3_vnen.doc
Giáo án liên quan