Giáo án môn Mĩ thuật Khối 5 - Chủ đề 1: Chân dung tự họa - Phan Thế Luân

1/ Ổn định tổ chức

 - Khởi động: trò chơi “ đoán tâm trạng thể hiện trên khuôn mặt ”

 - Tuỳ điều kiện lớp học chia nhóm

 - Kiểm tra đồ dùng

2/ Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về chân dung

 Hướng dẫn HS quan sát hình 1.1 thảo luận tìm hiểu về tranh chân dung tự họa và cách vẽ chân dung tự họa qua các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Em hiểu thế nào là tranh chân dung?

- Tranh CDTH thể hiện đặc điểm khuôn mặt, nũa người hay cả người?

- Tranh cdth thường vẽ theo những hình thức nào? ( quan sát, trí nhớ )

- Bố cục, màu sắc ntn?

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật Khối 5 - Chủ đề 1: Chân dung tự họa - Phan Thế Luân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA 
Số tiết dạy: 2 tiết. Tuần dạy: 1, 2
I/ Mục tiêu: 
 	HS nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
 	HS hiểu và thể hiện được chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau. 
 	HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
GDHS: biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, nhận ra mọi người đều có vẽ đẹp riêng.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: 
+ Gợi ý
+ Trực quan
+ Thực hành, luyện tập.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị: 
GV: : - Tranh chân dung khác nhau.
 - Giấy vẽ, các vật liệu sưu tầm...
 	HS: - Giấy vẽ A4, đồ dùng học vẽ: Bút màu, gương soi, các vật liệu sưu tầm...
IV/Tiến trình dạy-học: 
TIẾT 1
Ngày 20 tháng 8 năm 2019
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức
 - Khởi động: trò chơi “ đoán tâm trạng thể hiện trên khuôn mặt ”
 - Tuỳ điều kiện lớp học chia nhóm
 - Kiểm tra đồ dùng
2/ Bài mới: 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về chân dung
 Hướng dẫn HS quan sát hình 1.1 thảo luận tìm hiểu về tranh chân dung tự họa và cách vẽ chân dung tự họa qua các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Em hiểu thế nào là tranh chân dung?
- Tranh CDTH thể hiện đặc điểm khuôn mặt, nũa người hay cả người?
- Tranh cdth thường vẽ theo những hình thức nào? ( quan sát, trí nhớ)
- Bố cục, màu sắc ntn?
- Những bộ phận nào trên khuôn mặt đối xứng với nhau qua trục dọc? Nhận xét các bộ phận đó. ( bằng nhau, giống nhau)
*GV tóm tắt sgk.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
 - YC HS thảo luận tìm ra cách thể hiện tranh cdth phù hợp.
+ E sẽ thể hiện cdth theo hình thức nào?
+ E dùng chất liệu gì thể hiện?
- YC HS quan sát hinh 1.2 tìm hiểu cách vẽ tranh cd.
- GV minh họa cách vẽ:
+ Vẽ phác hình khuôn mặt ( tròn, vuông, trái xoan...)
+ Vẽ các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tóc...
+ Vẽ màu hoàn thiện
* Với hình thức xé, cắt dán tương tự.
- YC HS quan sát hinh 1.3 tìm hiểu ý tưởng tạo hình vẽ tranh cd.
*GV tóm tắt sgk.
- Cho HS xem một số bức tranh vẽ chân dung biểu cảm của hoạ sĩ.
- Quan sát, lấy cảm hứng
* Nhận xét - Dặn dò: (5’) 
- Đánh giá giờ học, tuyên dương, động viên, khuyến khích học sinh tích cực trong học tập.
- Chuẩn bị DCHT tiết sau ./.
- Học sinh ổn định: Mỗi HS tự thể hiện tâm trạng, cảm xúc Hs # nêu tên biểu cảm
- Học sinh khởi động.
- Học sinh chia nhóm
- Ban học tập kiểm tra phát đồ dùng
- Học sinh quan sát, thảo luận cặp đôi.
- Chân dung toàn thân, nữa người,..
 + Khuôn mặt dạng hình tròn, trái xoan....
 + Bộ phận: Mắt, mũi, miệng,.. 
 + Chất liệu: Vẽ, xé dán, đất nặn...
- Đại diện nhóm trả lời, cùng hội ý với nhau về chân dung.
- Học sinh nêu lại nội dung phần ghi nhớ
- Quan sát, trí nhớ
- Học sinh nêu lại nội dung phần ghi nhớ
- Nêu cách thể hiện.
+ Quan sát qua gương hoặc nhớ lại.
+ Xác định bố cục chân dung trên giấy.
+ Thể hiện đặc điểm từ nét cơ bản đến chi tiết .
+ Hoàn thiện hình bằng các vật liệu theo ý thích.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM:
 TIẾT 2
Ngày 27 tháng 9 năm 2019
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức
 - Khởi động: trò chơi “ đoán tâm trạng thể hiện trên khuôn mặt ”
 - Tuỳ điều kiện lớp học chia nhóm
 - Kiểm tra đồ dùng
2/ Bài mới: 
* Hoạt động 3: Thực hành
- Hoạt động cá nhân
- YC HS quan sát hinh 1.3 tìm hiểu ý tưởng tạo hình vẽ tranh cd. 
- Cho HS xem một số bài tham khảo về chân dung
- Yêu cầu HS vẽ, xé dán hoặc nặn, ghép hình bằng vật liệu có sẵn theo ý thích. 
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm đẹp
- Thêm ý tưởng trang trí sản phẩm theo ý thích.
- Gợi ý HS thêm các hình ảnh sinh động, phong phú hơn.
- Tổ chức HS thực hành.	
- GV theo dõi, hổ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
- Quan sát giúp đỡ học sinh, nhắc nhở học sinh.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày và thuyết trình về bức tranh
- Cho HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 3 mức độ: 
+ Hoàn thành tốt
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá bài của từng nhóm theo mức độ
- Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
*Tổng kết-Dặn dò: (5’) 
 Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích các hs chưa hoàn thành bài.
 GDHS: biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, nhận ra mọi người đều có vẽ đẹp riêng.
* Vận dụng sáng tạo: 
Tự họa chân dung người thân bằng các vật liệu khác nhau treo vào góc học tập của em.
* Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài sự liên kết thú vị của các hình khối. Đem đầy đủ DCHT./.
- Học sinh ổn định
- Học sinh khởi động.
- Học sinh chia nhóm
- Ban học tập kiểm tra phát đồ dùng
-Tham khảo
- Thực hành cá nhân thể hiện ý tưởng
- Trưng bày nhiều sản phẩm khác nhau 
- Nhiều ý kiến nhận xét, cảm nhận và thảo luận, bình chọn khác nhau
- HS ghi lời nhận xét.	
- Lắng nghe
- Lắng nghe
 RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_mi_thuat_khoi_5_chu_de_1_chan_dung_tu_hoa_phan_t.docx