Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 28: Ôn tập

4. Năng lực:

- Ghi nhớ sự kiện lịch sử.

- Chuẩn bị bài và hoạt động nhóm.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử.

- Phương pháp thảo luận.

- Phương pháp vấn đáp.

2. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: SGK Lịch sử 6, giáo án, tranh ảnh về lịch sử 6.

- Học sinh: SGK Lịch sử 6, các mẫu chuyện về nhân vật lịch sử từ nguồn gốc đến thế kỉ X.

 

doc11 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 28: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2016
Ngày dạy:11/01/2016
Bài 28: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có được:
Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X:
 + Những giai đoạn lớn của lịch sử nước nhà giai đoạn này.
 + Những cuộc khởi nghĩa chống bắc thuộc tiêu biểu, những anh hùng dân tộc trong giai đoạn trên.
 + Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức.
- Kỹ năng đánh giá nhân vật lịch sử.
- Kỹ năng mô tả công trình nghệ thuật.
Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và giữ gìn tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền dân tộc, ý thức xây dựng quê hương đất nước.
Năng lực:
- Ghi nhớ sự kiện lịch sử.
- Chuẩn bị bài và hoạt động nhóm.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp vấn đáp.
Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: SGK Lịch sử 6, giáo án, tranh ảnh về lịch sử 6.
- Học sinh: SGK Lịch sử 6, các mẫu chuyện về nhân vật lịch sử từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
III. Tiến trình giảng dạy:
Giới thiệu bài:
Những bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Đó là một quá trình lâu dài đánh dấu những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó chứa đựng ý chí quyết tâm kiên cường bền bỉ chống bọn xâm lược phương Bắc đô hộ. Chứa đựng tâm huyết của cha ông ta qua từng triều đại, từng công trình văn hóa nghệ thuật. Cũng từ đó ta biết đến những anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách bao lần giành lại chủ quyền dân tộc từ tay kẻ thù hùng mạnh. Đó cũng là nội dung mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay, bài 28: Ôn tập.
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến thế kỉ X chứa đưng rất nhiều thăng trầm và biến động, đánh dấu sự thay đổi và phát triển từ quan hệ sản xuất đến thể chế chính trị...
GV: Em hãy nêu những giai đoạn lớn của lịch sử giai đoạn trên?
GV: Em hãy cho biết thời dựng nước đầu tiên của nước ta diễn ra vào lúc nào?
Tên nước ta lúc bấy giờ là gì?
Vị vua đầu tiên của nước ta là ai?
GV: Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho đời sau những gì?
Giảng: Trong buổi đầu dựng nước cha ông ta đã để lại những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng to lớn cho thế hệ sau. Từ lao động tạo nên nền văn minh lúa nước đến các nghề thủ công. Những nền văn hóa Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn với những hiện vật lịch sử vô giá. Cũng từ lao động, cùng sát cánh chống kẻ thù nhân dân ta đã hình thành một tình cảm dân tộc, tình cảm công đồng thân thiết gắn bó.
GV: Dựa vào sự chuẩn bị trước ở nhà cho học sinh thảo luận nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận câu hỏi trong vòng 3 phút và hoàn thành phiếu học tập: 
Em hãy cho biết trong thời kỳ Bắc thuộc ta đã có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa trên?
GV: Thời dựng nước đầu tiên để lại những sự kiện lịch sử hào hùng của nhân dân ta trong công cuộc chống phong kiến phương Bắc.
Vậy các em hãy cho cô biết sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?
GV: Mỗi một chiến thắng vĩ đại đều ghi dấu một nhà lãnh đạo tài ba, mỗi lần kháng chiến luôn có sự hi sinh của những anh hùng dân tộc. Em hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho dân tộc?
GV: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh về trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa (Phụ lục 2). Cho học sinh chuẩn bị 3 phút, sau đó gọi 2 nhóm nhanh nhất lên mô tả hai công trình nghệ thuật trên (mỗi nhóm một công trình)
Đây là hai công trình nghệ thuật nổi tiếng nước ta thời cổ đại. 
Em hãy mô tả trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa.
HS: - Giai đoạn nguyên thủy.
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước .
- Giai đoạn Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
HS: Thời dựng nước đầu tiên của nước ta diễn ra vào thế kỷ VII TCN.
Tên nước ta là Văn Lang.
Vị vua đầu tiên là Hùng Vương.
HS: Nền nông nghiệp và các nghề thủ công truyền thống. Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng thạp, tình cảm dân tộc sâu sắc.
HS: (Phụ lục 1)
HS: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. Chiến thắng này đã đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, chấm dứt ách đô hộ tồn tại hơn một ngàn năm của phong kiến phương Bắc.
HS: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. 
HS: Nhóm thứ nhất: mô tả thành Cổ Loa: “Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
Nhóm thứ 2: mô tả trống đồng Ngọc Lũ:
Trống cao 0,63m, đường kính mặt trống là 0,80m chia làm 3 phần: mặt trống, tang trống và thân trống. Mặt trống không chờm quá tang trống, phần thân và tang trống loe ra tạo dáng cho trống đẹp và tăng sức cộng hưởng cho âm thanh.
Tang trống phình rộng, khắc những mũi thuyền cong trang trí đầu chim, trên thuyền có những người đội mũ lông chim cầm cung tên, giáo mác đứng trên chòi canh như đang trong tư thế chiến đấu.
Thân trống thắt lại hình trụ tròn. Chân trống choải ra theo hình nón cụt, giữa thân và tang trống gắn 2 đôi quai, tết vặn thừng dùng để khiêng trống.
Mặt trống hình tròn, được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, thể hiện sinh động đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
*Từ nguồn gốc đến thế kỉ X nước ta đã trải qua 3 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn nguyên thủy.
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước .
- Giai đoạn Bắc thuộc và đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
(Phụ lục 1)
2. Củng cố
- Để nắm vững những kiến thức đã học các em về nhà làm bài tập: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến năm 938 theo mẫu có sẳn.
Phụ lục 1:
Thời gian (năm)
Tên cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến
Ý nghĩa
 40
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu.
Thể hiện quyết tâm giành độc lập dân tộc, chủ quyền cho đất nước
248
Bà Triệu
Bà Triệu
Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu.
542 - 602
Lý Bí
Lý Bí
- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
- Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên.
- Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.
- Triệu Quang Phục chống quân Lương (548 - 602)
722
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông kết hợp nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa chiếm được thành Tống Bình.
776 - 791
Phùng Hưng
Phùng Hưng Phùng Hải
Khỏang 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Tống Bình.
905
 Khúc Thừa Dụ
Khúc Thừa Dụ
Xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ  đất nước đã giành được quyền tự chủ
Bước đầu thể hiện chủ quyền dân tộc
931
Đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất
Dương Đình Nghệ
Dương Đình  Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất
Tiếp tục xây dựng chủ quyền dân tộc
938
Chiến thắng Bạch Đằng
Ngô Quyền
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng  ,mở đầu  thời kỳ  độc lập lâu dài của dân tộc
Đè bẹp âm mưu của quân xâm lượt.
Mở đầu  thời kỳ  độc lập lâu dài của dân tộc
Phụ lục 2:
Sơ đồ khu di tích Cổ Loa (Nguồn btlsqsvn.org.vn)
Trống đồng Ngọc Lũ
(Nguồn diendantheky.net)

File đính kèm:

  • docBai_28_On_tap.doc