Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Đặng Thị Hường

Hoạt động 2: Tìm hiểu Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. (20 phút)

? Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

HS: suy nghĩ trả lời.

? Năm 42, quân Hán tấn công ta như thế nào?

HS: dựa vào sgk trả lời:

? Nghĩa quân 2 Bà Trưng đã chống trả như thế nào?

HS: dựa vào sgk trả lời:

GV: trình bày lại toàn bộ cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng bằng lược đồ.

HS quan sát

? Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?

HS: quan sát hình Đền thờ Hai bà Trưng

?Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng khác nói lên diều gì?

GV tích hợp Giáo dục BVMT liên hệ – GD tư tưởng cho HS ý thức bảo vệ di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 05/01/2016
Tiết: 19 Ngày dạy: 07/01/2016 
Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nhận biết ghi nhớ những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi.
- Trình bày trên lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
2. Thái độ:
- Giáo dục HS tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
 3. Kĩ năng: 
- Đọc bản đồ lịch sử. 
- Bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ 
 1.Giáo viên: 
- Lược đồ “Kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42 – 43”
- Ảnh: đền thờ Hai bà Trưng.
 2.Học sinh:
- Vở ghi, SKG, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 6A1. Lớp 6A2.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Lồng ghép vào bài mới.
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) 
 Ngay sau khi giành được độc lập, nước ta lại bị nhà Hán tiếp tục xâm lược -> Nước ta phải kháng chiến chống quân xâm lược Hán trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, cuộc kháng chiến diễn ra gay go quyết liệt như thế nào => Bài mới. 
 4. Bài mới: (37 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập của Hai bà Trưng. (17 phút)
? Sau khi giành được độc lập Hai bà Trưng đã làm được những gì cho nhân dân?
 GVKL: đó là những việc làm thiết thực, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo ra sức mạnh
? Việc ND suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì? 
HS: Sự đồng lòng ủng hộ, tin tưởng của ND đối với Trưng Trắc. 
HS thảo luận nhóm 3 phút: Những việc làm của Trưng Trắc nói lên điều gì? 
+ “Biết lấy dân làm gốc” đó là kế giữ nước lâu bền của muôn đời.
+ Thổi bùng ngọn lửa yêu nước, tự tôn dân tộc 
? Vua Hán đã làm gì khi nghe tin Hai Bà khởi nghĩa? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. (20 phút)
? Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
HS: suy nghĩ trả lời.
? Năm 42, quân Hán tấn công ta như thế nào?
HS: dựa vào sgk trả lời:
? Nghĩa quân 2 Bà Trưng đã chống trả như thế nào?
HS: dựa vào sgk trả lời:
GV: trình bày lại toàn bộ cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng bằng lược đồ.
HS quan sát
? Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào? 
HS: quan sát hình Đền thờ Hai bà Trưng 
?Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng khác nói lên diều gì?
GV tích hợp Giáo dục BVMT liên hệ – GD tư tưởng cho HS ý thức bảo vệ di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng.
1. Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập. 
- Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công.
- Các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm liền cho dân.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. 
a. Diễn biến 
- Tháng 4/ 42, quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm.
- Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.
- Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh, rồi về Cấm Khê.
- Cuối tháng 3/43, Hai Bà Trưng hi sinh.
- Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
b. Ý nghĩa.
- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
5. Củng cố: (5 phút)
 - GV yêu cầu HS trình bày lại toàn bộ cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng bằng lược đồ.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) 
- Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới: Sau khi chiếm được nước ta, nhà Hán tiến hành chính sách bóc lột và đô hộ nước ta như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLS_6_Tuan_20_Tiet_19.doc