Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài 22: Đươngg Trường Sơn - Nguyễn Thị Ngọc Oanh

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Tuần trước, các con đã cứu chú chim đang khát nước. Hôm nay, chúng ta cùng cứu chú cá voi đang bị mắc cạn được trở về biển sâu. Cô mời các con cùng tham gia trò chơi “ Giải cứu cá voi”.

- GV mời 1 HS đọc thể lệ trò chơi: mỗi đáp án đúng sẽ giúp trời mưa và làm cho mực nước biển dâng cao. Đến một mực nước nhất định chú cá voi mắc cạn có thể trở về biển sâu.

 Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội diễn ra trong thời gian nào?

 Nước nào đã giúp nước ta xây dựng nhà máy Cơ Khí Hà Nội?

 Một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất là gì?

 Quy mô của nhà máy vào loại nào?

 Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

- Qua trò chơi vừa rồi, cô đã kiểm tra bài cũ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Cám ơn các con đã giải cứu chú cá voi mắc cạn. Việc làm này có ý nghĩa trong việc tôn trọng bảo vệ động vật và yêu môi trường của chúng ta.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài 22: Đươngg Trường Sơn - Nguyễn Thị Ngọc Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO SINH: TRẦN THỊ KIM HẠNH 
GVHD: CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC OANH
LỚP NĂM1 TRƯỜNG TRẦN VĂN ĐANG
Lịch sử Lớp 5
Bài 22: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Giúp HS hiểu: Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
Kỹ năng:
Trình bày những nét chính về đường Trường Sơn
Tìm kiếm những tư liệu lịch sử cơ bản có liên quan đến bài học
Xem lược đồ lịch sử, giúp HS phát triển kĩ năng nói và làm việc theo nhóm.
Thái độ:
Lòng yêu nước, niềm tự hào lịch sử dân tộc Việt Nam 
Biết ơn những người đã hi sinh vì dân tộc
Yêu thích phân môn Lịch sử
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên:
Giáo án điện tử, máy tính, màn chiếu.
Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn)
Video tư liệu về đường Trường Sơn
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng hoá, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn
6 bảng nhóm, 6 bút viết bảng
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở, bút, bảng con, đồ dùng học tập,
Sưu tầm tranh ảnh về 10 cô gái Đồng Lộc và nghĩa trang Trường Sơn, hoặc tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA 
HỌC SINH
PHƯƠNG PHÁP
ỔN ĐỊNH LỚP
1p
Các em hát bài “Chú bộ đội ”. 
Các em cùng hát.
KIỂM TRA BÀI CŨ 
5p
Tuần trước, các con đã cứu chú chim đang khát nước. Hôm nay, chúng ta cùng cứu chú cá voi đang bị mắc cạn được trở về biển sâu. Cô mời các con cùng tham gia trò chơi “ Giải cứu cá voi”.
GV mời 1 HS đọc thể lệ trò chơi: mỗi đáp án đúng sẽ giúp trời mưa và làm cho mực nước biển dâng cao. Đến một mực nước nhất định chú cá voi mắc cạn có thể trở về biển sâu.
Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội diễn ra trong thời gian nào?
Nước nào đã giúp nước ta xây dựng nhà máy Cơ Khí Hà Nội?
Một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất là gì?
Quy mô của nhà máy vào loại nào?
Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
Qua trò chơi vừa rồi, cô đã kiểm tra bài cũ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Cám ơn các con đã giải cứu chú cá voi mắc cạn. Việc làm này có ý nghĩa trong việc tôn trọng bảo vệ động vật và yêu môi trường của chúng ta.
GV nhận xét, đánh giá.
HS tham gia trò chơi
HS đọc
Đáp án: 4/ 1958
Đáp án: Liên Xô
Đáp án: Máy phay, máy tiện, máy khoan
Quy mô vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đáp án: góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
Hỏi đáp
BÀI MỚI
1p
10p
10p
7p
A. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Các con thân mến, đất nước ta đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Để làm được điều đó, có rất nhiều người đã hy sinh gian khổ, trong đó có những người từ hậu phương miền Bắc đã chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường miền Nam. Những con người anh dũng đó đã vận chuyển hàng hóa trên con đường nổi tiếng là con đường nào?
 Vậy chúng ta sẽ cùng khám phá bài mới: Đường Trường Sơn.
Học sinh lắng nghe.
HS trả lời: đường Trường Sơn
Trình bày
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Tìm hiểu về đường Trường Sơn.
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ, khám phá mục đích mở đường Trường Sơn.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giới thiệu và nêu yêu cầu 
GV giới thiệu về đường Trường Sơn: Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
GV cho HS quan sát lược đồ.
GV hỏi: Bạn nào có thể chỉ cho cô và cả lớp vị trí của dãy núi, tuyến đường Trường Sơn trên lược đồ không?
GV cho HS xem 1 đoạn video tư liệu về Đường Trường Sơn và đặt câu hỏi:
+ Đường Trường Sơn được mở vào ngày nào?
+ Mục đích Trung Ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn để làm gì?
+ Đoàn nào được giao nhiệm vụ tổ chức tuyến đường này?
GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 SGK trang 47. GV yêu cầu HS tìm hiểu cách cá nhân: 
 + Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì? 
+ Tại sao ta chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
Bước 2: HS trả lời câu hỏi trước lớp
GV gọi các em HS trả lời trước lớp.
+ Mục đích Trung Ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn để làm gì?
+ Đường Trường Sơn được mở vào ngày nào?
+ Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì? 
+ Tại sao ta chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
GV cho HS tự nhận xét và GV hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Trung Ương Đảng quyết định mở Đường Trường Sơn vào ngày 19-5-1959, là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù. Đây là tuyến đường huyết mạch của đất nước ta thời đó. Đường Trường Sơn còn được gọi là đường Hồ Chí Minh ( hay đường mòn Hồ Chí Minh).
HS quan sát, lắng nghe
HS chỉ vị trí của đường Trường Sơn trên bản đồ.
HS xem video và trả lời câu hỏi
+ Ngày 19 -5 -1959
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam
+ Đoàn 559 gồm 500 cán bộ chiến sĩ do thượng tá Võ Bẫm chỉ huy.
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ Đường Trường Sơn còn được gọi là đường Hồ Chí Minh ( hay đường mòn Hồ Chí Minh) .
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Quan sát lược đồ
Trực quan
Hỏi đáp
Truyền đạt
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG 
 NHÓM ĐÔI
Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn.
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
Cách tiến hành: 
Bước 1: GV giới thiệu và nêu yêu cầu 
GV yêu cầu HS đọc đoạn “Tính đến ngày đất nước thống nhấtthì thầm.”
GV yêu cầu cả lớp cùng làm việc theo nhóm đôi:
+ Các em hãy tìm hiểu anh Nguyễn Viết Sinh là ai? 
+ Anh Nguyễn Viết Sinh kể lại như thế nào?
+ Để tránh sự rình rập và kiểm soát của địch, đoàn người làm thế nào để vượt qua đường cái?
Bước 2: HS hội ý theo nhóm đôi
GV tổ chức cho HS hội ý theo nhóm đôi.
GV quan sát, hướng dẫn các nhóm cần thiết.
Bước 3: HS trình bày kết quả thảo luận
GV mời các nhóm lên trình bày kết quả hội ý. 
GV mời HS nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
 Chốt ý: Anh Nguyễn Viết Sinh là một trong những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn. Anh và biết bao người đã trải qua nhiều hy sinh gian khổ để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam. 
GV cho HS xem video về anh Nguyễn Viết Sinh để mở rộng thêm.
Mở rộng: Trong phần chuẩn bị, cô có yêu cầu các con tìm hiểu thêm về 10 cô gái Đồng Lộc và nghĩa trang Trường Sơn. Cô mời một số bạn mang theo hình ảnh và giới thiệu cho các bạn biết thông tin mà mình tìm được.
Ví dụ:
10 cô gái Đồng Lộc. 
Tiểu đội nữ thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng có 10 cô tuổi từ 17 đến 22, được giao nhiệm vụ sửa đường cho xe qua.
 Ngày 24/7/1968 sau nhiều trận bom cày nát đoạn đường, các cô vẫn không rời vị trí. Vừa dứt tiếng bom, các cô lại lao ra dùng cuốc, xẻng san lấp hố bom, vá đường, thông xe. Ðến 16 giờ 30 phút, trận bom hủy diệt lại dội xuống Ðồng Lộc và cả 10 cô gái đã anh dũng hy sinh. 
Giới thiệu Nghĩa Trang Trường Sơn
Để tưởng niệm những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ấy, nhà nước ta đã xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn (tại Quảng Trị). Nơi đây có hơn 1000 ngôi mộ liệt sĩ đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn. 
Kết luận: trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra những chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong. Hòa bình chúng ta có hôm nay là do công lao, mồ hôi, xương máu của những người đi trước. Do đó chúng ta cần có lòng biết ơn và sống sao cho xứng đáng.
HS đọc SGK
HS thực hiện
+ Anh Nguyễn Viết Sinh là một trong những anh hùng Trường Sơn, người đã 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng quanh trái đất.
+ Anh kể “ Cùng với đoàn xe ngày đêm nối đuôi nhau chở hàng hướng về phía nam là đoàn người gùi gạo và xăng trên lưng luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu. Có những dốc cao leo đến tức ngực. Nếu đi không khéo, chân người trước giẫm lên tóc người sau. Vậy mà người nào cũng gùi 40 -50 kg.
+ Có những lúc đoàn người phải chui qua cống, hoặc trải ni lông trên mặt đường rồi vượt qua, không để lại dấu vết gì. Muốn trao đổi với nhau, mọi người phải nói thì thầm.
HS trình bày
HS nhận xét
HS đem tranh gắn lên bảng và trình bày.
HS lắng nghe bạn trình bày
HS lắng nghe
Thảo luận
Truyền đạt
Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG 
 NHÓM LỚN
Thảo luận về tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
Mục tiêu: giúp HS nhận biết được tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu yêu cầu
GV chia lớp thành 6 nhóm.
GV yêu cầu HS đọc đoạn:”Ròng rã 16 nămthống nhất đất nước.”
GV đặt câu hỏi: Đường Trường Sơn có tầm quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
Các em có nhận xét gì về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử?
Những con người đi ngang qua con đường Trường Sơn thường nhớ đến điều gì?
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Các nhóm thảo luận các câu hỏi trong vòng 5 phút và viết vào bảng nhóm.
GV quan sát và giúp các nhóm cần thiết.
Bước 3: HS trình bày kết quả thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác sẽ nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời và nêu kết luận.
GV kết luận: Đường Trường Sơn là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải,cho chiến trường, góp phần vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
Là con đường giao thông quan trọng nối hai miền Nam - Bắc, là một trong những con đường góp phần đưa đất nước ta đi lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ngày nay, đường đã được mở rộng vươn dài về phía Nam, nối liền đất nước.
HS đọc
+ Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải,cho chiến trường, góp phần vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
+ Là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Trong thời chiến, là con đường bị dội mưa bom, bão đạn của quân thù, khó khăn để di chuyển.
+ Ngày nay, đường đã được mở rộng vươn dài về phía Nam, nối liền đất nước.
+ Đường Trường Sơn là con đường giao thông quan trọng nối hai miền Nam - Bắc, là một trong những con đường góp phần đưa đất nước ta đi lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
+ Nhớ tới con đường nổi tiếng và những người đã quên mình vì con đường thống nhất đất nước.
Thảo luận
Truyền đạt
4. CỦNG CỐ: 
5p
Ghi nhớ: Ngày 19 - 5 -1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. 
Cô mời cả lớp chơi một trò chơi, trò chơi có tên là Cắm cờ chiến thắng trên đường Trường Sơn. Chúng ta sẽ đi qua bốn trạm, muốn cắm cờ ở mỗi trạm phải trả lời đúng 1 câu hỏi. Đội nào cắm được nhiều cờ hơn sẽ là đội chiến thắng. 
Em hãy chọn câu trả lời đúng:
1.Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn vào ngày tháng năm nào?
 A. 19-5-1959
 B. 20-5-1959
 C. 19-5-1958
2. Đường Trường Sơn còn có tên gọi là:
A. Đường Hồ Chí Minh
B. Đường mòn Hồ Chí Minh
C. Câu A và B đều đúng
3. Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
A. Đây là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, sức của cho chiến trường.
B. Góp phần to lớn vào thắng lợi của cách 
 mạng miền Nam.
C. Câu A và B đều đúng.
4. Tính đến ngày thống nhất đất nước, đường Trường Sơn đã tồn tại:
A. 5000 ngày đêm
B. Gần 6000 ngày đêm.
C. Cả câu A và B đều sai
HS đọc
Đáp án: A
Đáp án: C
Đáp án: C
Đáp án: B
Trò chơi học tập
5. DẶN DÒ, GIAO BÀI
1p
GV nhận xét tiết học.
GV dặn dò
Các con nhớ về nhà học bài. 
Để chuẩn bị cho bài học lần sau, các con hãy đọc trước bài 23 “Sấm sét đêm giao thừa.”
Học sinh lắng nghe.
Truyền đạt
RÚT KINH NGHIỆM
TIÊU CHÍ
ƯU ĐIỂM
KHUYẾT ĐIỂM
KHẮC PHỤC
Truyền đạt kiến thức
Việc chuẩn bị lên tiết
Làm và khai thác ĐDHT
Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Tác phong lên lớp
Nhận xét theo Thông Tư 30 và 22
CÁC Ý KIẾN KHÁC
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
.....

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_5_bai_22_duongg_truong_son_nguyen_th.docx