Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta

Hoạt động của thầy

-Sử dụng bản đồ giới thiệu bài học

-Nước ta xưa kia là vùng đất như thế nào?

- Những dấu vết của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta khi nào? gồm có những gì ? được tìm thấy ở đâu ?

- Người tối cổ là những người như thế nào ?

- Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta?

 Hoạt động của trò

-Đọc một đoạn trong SGK từ : “Thời xa xưa đến con người”

- là vùng rừng rậm.khí hậu có 2 mùa nóng lạnh.

-Những chiếc răng, nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ

-Khi đi ngã về phía trước, tay dài quá gối, ngón tay còn vụng. Sống theo bầy, biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng lửa.

-Vì họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

-Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta . Nội dung ghi bảng

1.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?

-Thời gian: cách đây 40-30 vạn năm.

-Địa điểm: Thẩm khuyên, Thẩm hai, Thanh Hoá, Đồng Nai - Công cụ đá, ghè đẽo thô sơ

 Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 /10/2015 Tuần :8
Tiết thứ :8
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
 Chương I: 	 BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8 :THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I –/Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Trên đất nước ta, từ thời xa xưa đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển thành người tối cổ đến Người tinh khôn.
- Giúp HS phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách quan sát và bước đầu biết so sánh
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng cho HS ý thức về:
- Lịch sử lâu đời của đất nước ta.
- Về lao động xây dựng xã hội.
II / Chuẩn bị :
-Thầy : Bản đồ Việt Nam.Tranh ảnh, một vài chế bản công cụ.
-Trò :sgk,xem bài 8 .
III /Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét và sửa các bài tập lịch sử.
3Nội dung bài mới:
-Hoạt động 1: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
Hoạt động của thầy
-Sử dụng bản đồ giới thiệu bài học
-Nước ta xưa kia là vùng đất như thế nào?
- Những dấu vết của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta khi nào? gồm có những gì ? được tìm thấy ở đâu ?
- Người tối cổ là những người như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta?
Hoạt động của trò
-Đọc một đoạn trong SGK từ : “Thời xa xưa  đến con người”
- là vùng rừng rậm.....khí hậu có 2 mùa nóng lạnh....
-Những chiếc răng, nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ
-Khi đi ngã về phía trước, tay dài quá gối, ngón tay còn vụng. Sống theo bầy, biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng lửa.
-Vì họ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
-Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta .
Nội dung ghi bảng
1.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
-Thời gian: cách đây 40-30 vạn năm.
-Địa điểm: Thẩm khuyên, Thẩm hai, Thanh Hoá, Đồng Nai - Công cụ đá, ghè đẽo thô sơ
à Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta.
-Hoạt động 2: Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào? 
- Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn dựa trên cơ sở nào?
- Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn vào thời gian nào?
- Người tối cổ đã mở rộng địa bàn sinh sống ở những nơi nào ?
- Dấu vết của Người tinh khôn đầu tiên được tìm thấy ở đâu?
- Công cụ lao động chủ yếu cảu Người tinh khôn là gì?công cụ đó có đặc điểm như thế nào?
-Em hãy so sánh công cụ ở hình 19 và 20?(về hình dáng, xuất xứ)
- Người tối cổ đã làm gì để nâng cao thu hoạch, nâng cao cuộc sống?
-Dựa trên lao động sản xuất.
-Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây
-Địa bàn sinh sống: Thẩm Ồm(Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn)
.-Được tìm thấy: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An
-Công cụ bằng đá được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng.
->hình dáng: 19 xù xì chưa có hình thù rỏ ràng. H20 nhẵn rỏ,làm bằng đá cuội..Xuất xứ: ven sông. Tự ghè(19)
-Họ cải tiến dần việc chế tạo công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn.
2.Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào? 
- Xuất hiện 3 - 2 vạn năm trước 
- Địa điểm: Thái nguyên, Phú thọ....
-Công cụ chủ yếu là rìu đá: được ghè đẽo và hình thù rõ ràng.
->c/s ổn định hơn.
-Hoạt động 3: Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới ?
- Người tinh khôn phát triển xuất hiện vào khoảng thời gian nào ?
- Khi chuyển hoá thành Người tinh khôn, công cụ rìu đá đặc sắc hơn ở điểm nào ?
- So sánh công cụ ở hình 20 với các công cụ ở hình 21,22,23 ?
- Theo em, ở giai đoạn này có thêm những điểm gì mới ?
-Người tinh khôn à Người tinh khôn phát triển vào khoảng từ 12.000 đến 4.000 năm.
-Biết mài ở lưỡi cho săc.
-Hình thù rõ ràng hơn, lưỡi rìu sắc hơn, có hiệu quả hơn.
-Sống định cư lâu dài, xuất hiện các loại hình công cụ mới, đặc biệt là đồ gốm.
3.Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới ?
-Công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc.
-Biết làm đồ gốm.
-Sống định cư lâu dài.
4. Củng cố:
- Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ ở đất nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ.
- Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và tự học bài mới ở nhà
- Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài “Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta”
IV/Rút kinh nghiệm :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 8
Ngày 5 tháng 10 năm 2015
Tổ trưởng
 Lê Thị Gái

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 6 TUAN 8.doc
Giáo án liên quan